Wednesday 18 January 2012

Du Ngoạn Mount Gambier

Mount Gambier là một Thị Trấn thuộc Tiểu bang Nam Úc, South Australia, nhưng rất gần biên giới Tiểu bang Victoria, Thị Trấn vùng núi nhưng rất gần biển, có nhiều phong cảnh thiên nhiên, có nhiều hồ núi lửa rất đặc thù, cho nên Mount Bambier, bất kể mùa nào Xuân Hạ Thu Đông, lúc nào Mount Gambier cũng thu hút nhiều du khách, của cả hai Tiểu Bang Nam Úc, South Australia và Victoria, và cả những Tiểu Bang khác của Úc.

Từ Melbourne đi Mount Gambier có nhiều tuyến đường đi, ngắn gọn an toàn là tuyền đường nội địa, nhưng lần đi nầy chúng tôi chọn tuyến đường ven biển Great Ocean Road, tuy là tuyến đường dài, có nhiều đoạn đường quanh co, nguy hiểm, nhưng là tuyến đường có nhiều phong cảnh biển rất đẹp, tuyến đường được đánh giá là tuyến đường đẹp nhất nước Úc! Có người còn cho là tuyến đường du lịch đẹp nhất thế giới! vậy thì tại sao chúng tôi lại không chọn đi con đường nầy?!

Không phải chỉ có đẹp, mà con đường The Great Ocean Road nầy còn có những ý nghiã thật đặc biệt, rất đáng để chúng tôi phải đi qua, con đường nầy được xây dựng sau thế chiến thứ nhất, vừa để tạo công ăn việc làm cho những người cựu chiến binh Úc đã may mắn được sống sót từ mặt trận mới trở về quê hương, nhưng không có công ăn việc làm, chan1h phủ Úc và chính phủ Tiểu Bang Victoria cần phải tạo ra công ăn việc làm cho những người cựu chiến binh Úc còn sống sót, và chánh phủ Úc cũng muốn làm con đường nầy để tưởng niệm những chiến binh Úc đã hy sinh trong cuộc chiến thế giới 1.

Trạm nghỉ chân đầu tiên có tên là Torquay, một thành phố biển thật xinh đẹp, thơ mộng, có công viên rộng rải, có cảnh biển tuyệt vời! Nơi rất thích hợp cho những ai thích nhìn ngắm biển, nhất là cho những cặp tình nhân! Có lẽ đó là lý do chúng ta thường thấy những truyện phim, cảnh phim cho những cặp tình nhân yêu nhau, hẹn hò...thường là những cảnh biển! Cảnh biển thật xinh đẹp, nhưng mà con đường đi ven biển thật quanh co, khúc khủyu, một bên là vách núi, một bên là vực biển!

Xe bus lớn và dài cho nên mỗi lần xe qua một khúc quanh thì thật là nguy hiểm, trên xe đã có nhiều người bị chóng mặt, nhiều người bị ói mửa! Chúng tôi lần lượt đi qua những địa danh du lịch như: Anglesae, Aireys Inlet, Lorne, Apollo Bay... Trước khi đến được vùng biển có tên là Port Campbell, để xem những thắng cảnh du lịch vùng biển nổi tiếng của Vcitoria như là: The twelve Apostles, The London Bridge..., chúng tôi phải băng qua một vùng rừng núi có tên là Lavers Hill.

Rời Portland, chúng tôi đã không còn thấy biển nữa, và bây giờ thì chúng tôi thấy rừng, đó là những rừng thông, nhưng đây là những rừng thông nhân tạo, thông ở đây do người ta trồng cho nên thông cùng một lứa, ngay hàng thẳng lối, có những khu rừng cây đã lớn, có những khu rừng cây còn nhỏ, có những khu rừng mới bắt đầu ủi đất, ươm cây... tương lai nơi nầy sẽ là khu nong lâm, kỹ nghệ gỗ thông dùng để làm những vật liệu xây dựng, và rất nhiều thứ vật liệu gia dụng như bàn, tủ, ghế, giường..., và những thứ kỹ nghệ từ gỗ thông. Những rừng thông nhân tạo nầy chẳng những sẽ góp phần kinh tế, thịnh vượng cho nước úc mà nó còn làm cho môi trường ở nơi đây được trở nên trong sạch, tốt lành hơn, vì thông có khả năng thanh lọc không khí rất tốt.

Dù đã phải rút ngắn chương trinh, phải bỏ qua nhiều danh lam thắng cảnh trên đường, chúng tôi cũng đã tới Mount Gambier muộn hơn giờ dự tính đến 2 tiếng đồng hồ! Khách Sạn chúng tôi ở có tên là “Red Carpet Motors Inn”, vị trí khách sạn ở ngay trung tâm thành phố Mount Gambier, cho nên chúng tôi cũng khá dễ dàng tìm ra những nhà hàng cho bữa ăn tối đầu tiên tại Mount Gambier. Quán ăn gần khách sạn nhất là quan Chinese Restaurant, có kiến trúc bên trong lẫn bên ngoài rất đúng với tên gọi của quán ăn, nghiã là nó mang nhiều đặc tính, dáng vẻ rất Trung Hoa, chủ nhân và đầu bếp đều là người Hồng Kông, cho nên những món ăn cũng gần như thuần túy hương vị Hồng Kông, ở Mount Gambier không có quan ăn Việt Nam, cho nên chúng tôi đã không có lựa chọn nào khác, và may mắn là bữa ăn tối đầu tiên ở đây cũng ngon miệng, giá lại rẻ!

Sau khi ăn uống xong, lên xe về lại khách sạn thì đồng hồ đã là 11 giờ đêm, nhưng đây là giờ của Nam Úc, Adelaide, tức là trễ hơn giờ của Victoria, Melbourne ½ giờ, nghiã là giờ nầy ở Thành Phố Melbourne thì đã là 11:30 pm! Một số đông vội vàng lo tắm rửa, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chương trinh du ngoạn rất bận rộn trọn ngày hôm sau! Tuy vậy, vẫn còn có một số ít qúi bà vẫn còn có thể tụ họp để đánh xệp, đánh tứ sắc! 

Một vài qúi ông vẫn còn chuyện trò, một vài vị vẫn còn có thể nhậu nhẹt! Phần tôi, không thể nhậu, tôi lo tắm rửa xong, vào giuờng ngay và cố dỗ giấc ngủ! Nhưng có lẽ vì ăn tối trễ qúa cho nên dù đã phải trải qua một ngày đường dài mệt nhọc, mà giấc ngủ cũng rất khó đến! Theo đún gphép vệ sinh thì mình cần nên ăn chiều vào buổi chiều, không nên ăn chiều vào buổi tối, không nên ăn chiều sau 6 giờ chiều! Rất tiếc là nhiều khi chúng ta ăn chiều trễ quá, như là buổi ăn dinner hôm nay!

Sáng ra, chỉ mới có 6 giờ sáng mà đã nghe nhiều tiếng nói râm ran, ồn ào của đồng bào ta! một số qúi vị đã ra sân để tập thể dục, coi lại thì sao lại thấy toàn là qúi Bà! Sao không thấy có qúi ông nào ra sân tập thể dục cả! Phải chăng là chính vì lý do nầy, mà tuổi thọ của qúi bà thường cao hơn là qúi ông! Nếu vậy thì xin hoan nghênh thể dục! Và xin qúi ông cũng phải siêng năng tập thể dục để cùng sống thọ, sống lâu với qúi bà! Qúi bà tập thể dục thì được, thì rất tốt cho sức khỏe, nhưng mà vì nhiều bà cùng tập thể dục qúa, mà qúi bà thì không chỉ có tập thể dục tay, thể dục chân, mà qúi bà còn tập thể dục cả cái miệng, cho nên nhiều vị khách người tây họ complaint là không hiểu tại sao mà qúi bà lại họp chợ tại khách sạn nầy!

Breakfast của Khách sạn được ghi là 7 am, nhưng đến 7:30 phòng ăn khách sạn mới thấy mở cửa. Đây chỉ là một khách sạn hạng trung ở một thành phố tương đối nhỏ, cho nên phòng ăn chỉ tương đối, trung bình, sức chứa không hơn 100 người, nhìn quanh chỉ thấy có duy nhất đoàn du ngoạn 50 người Việt, đồng bào ta! thế là chúng ta lại biến cái phòng ăn khách sạn Red Carpet nầy thành ngay một cái chợ Việt Nam đông vui, rôm rả, đủ thứ mọi thứ chuyện trên trời, dưới đất, ngoài cửa, trong nhà..., và hình như đây cũng là một trong những tiết mục hấp dẫn nhất của những đoàn du lịch Việt Nam, không có tiết mục họp chợ Việt Nam, và những những tiết mục “tâm tình Ngọc Hân” thì cuộc du ngoạn đó sẽ không hấp dẫn!

Ăn sang xong, chúng tôi lên xe đi thăm những thắng cảnh của Mount Gambier, thắng cảnh chánh của Mount Gambier, mà gần như khiông một nơi nào có là xem hồ nước Xanh “The Blue Lake”, hồ nước nầy được hình thành từ một miệng núi lửa đã tắt cách đây khoảng 5.000 năm, một thời gian không phải là lâu lắm! một con số làm chúng ta phải nhớ đến lịch sử 4.000 năm lập quốc của tổ tiên Việt, Tổ Phụ Lạc Long Quân và Các vị Vua Hùng, trong khi thông thường khi nghe nói đến những di tích của núi lửa thì thường cũng phải là hàng triệu năm, hay là nhiều triệu năm, hay ít nữa cũng phải là mấy trăm ngàn năm!.

Hồ Blue Lake có độ nước sâu 70 mét, nhưng trong vòng 25 năm qua thì hồ đã cạn đi 2 mét! Tổng số nước trong hồ hiện nay là 36.000 triệu lít nước, mỗi năm thành phố Mount Gambier tiêu dung 3.600 triệu lít nước, tức là 1/10 hay là 10% số nước của hồ Blue Lake, nhưng số nước được tiêu dùng nầy thì gần như lại được lập tức được bù trừ lại từ những mạch nước ngầm bên dưới đáy hồ! Cho nên dân chúng của Thành Phố Mount Gambier thì cứ việc tiếp tục xài nước của hồ nước Blue Lake, nhưng mà nước của hồ Blue Lake thì sẽ không bao giờ cạn! Tuy nước hồ Blue Lake không bao giờ cạn, nhưng mà maù sắc của nước hồ Blue Lake thì luôn thay đổi tùy theo mùa, than1g, năm..., nó sẽ có màu Grey vào than1g 3, có màu Vivid Blue vào tháng 11. 

Dù cho có màu sắc gì thì nước của hồ Blue Lake cũng vẫn là nước ngọt, và đây là nguồn nước uống của toàn thể cư dân thành phố Mount Gambier, kể cả những người du khách như đoàn du ngoạn của chúng tôi!
Sở dĩ nước hồ ở đây có màu sắc làvì nguồn nước ngầm dưới đáy hồ đã chảy ngang qua những vùng đất đá vôi trầm tích dưới lòng núi Mount Gambier, những lớp đá vôi có chứa những hợp chất màu xanh cho nên nước có màu xanh, có khi nước hồ chảy qua những vùng đá mang màu sắc khác thì nó sẽ có màu sắc khác. 

Chính vì điều nầy cho nên, cho nên ngoai hồ Blue Lake chúng ta còn thấy bên cạnh đó là những hồ nước khác, cũng do núi lửa hình thành, tuy là có cùng một không gian, một thời gian, nhưng lại có những màu nước khác nhau, như nước của hồ Brown Lake mang màu nâu, còn nước của hồ Valley Lake thì lại mang màu sắc bình thường! Quần thể những hồ nước mang những màu nước khác biệt nhau, nhưng lại nằm kề cận bên nhau, với những phong cảnh hữu tình, thích hợp cho những cuộc du ngoạn, ngắm cảnh, cắm trại, tiệc tùng, BBQ... đã làm nên nơi du lịch nổi tiếng Mount Gambier!

Sauk hi du ngoạn những hồ nước, chúng tôi đi thăm bến cảng Port Mac-Donnell, một bến cảng không xa thành phố Mount Gambier, đây là nơi chăn nuôi, đánh bắt Tôm Hùm nổi tiếng của nước Úc, cung cấp sản phẩm Tôm Hùm tươi ngon cho toàn nước Úc, và cả nguồn hàng hải sản xuất cảng quan trọng của nước Úc! Ở bến cảng nầy, từ sáng đến chiều luôn có những con tàu đánh bắt tôm hùm rời bến hay cặp bến, nhưng chúng ta không thể mua tôm hùm trực tiếp từ những tàu đánh bắt tôm hùm nầy, họ chỉ bán tôm hùm với giá sĩ cho các hảng xưởng thu mua tôm hùm theo những hợp đồng đã được đôi bên ký kết. 

Chúng ta có thể mua tôm hùm tại những hảng xưởng ở bến cảng Port Mac Donnell, nhưng giá cả cũng không rẻ vì hai giá sĩ và lẻ khác nhau, chúng ta chỉ có thể mua tôm hùm ở đây với giá lẻ như ở shop, cho nên nó vẫn mắc, nhưng có cái bảo đảm là tôm hùm ở đây là tôm hùm sống, tươi, tôm mới vừa đánh bắt lên hàng ngày, cho nên thịt tôm chắc, tươi, ngon ngọt... và đặc biệt là chúng ta có thể nhờ họ luộc chín dùm để chúng ta có thể ăn tôm hùm tươi ngay tại chỗ, bảo đảm là ăn rất ngon!

Ngoài thắng cảnh là những hồ nước màu xanh, màu vàng, màu nâu... đến Mount Gambier, chúng ta còn có thể đi xem những động thạch nhủ, hai động Thạch nhủ gần Mount Gambier nhất, động thạch nhủ ở hướng Tây là động Tantanoola Caves, động thạch nhủ hướng đông là động thạch nhủ Princess Margaret Rose Caves bên cạnh con sông Glenelg River. Chúng tôi đã chọn thăm động thạch nhủ Princess Margarett Rose Cave, động thạch nhủ nầy tuy có vị trí gần Mount Gambier, nhưng nó lại thuộc điạ dư của Tiểu bang Victoria. Cho tới khi xe bus đã dừng lại ở cửa động thạch nhủ rồi, mà cả đoàn chúng tôi không ai thấy động thạch nhủ ở đâu, chỉ sau khi đã vào cửa rồi, đã trả tiền tham quan rồi, giá tiền vào cửa của mỗi người lớn là 4 dollars, trẻ em và người cao niên 2.30 dollars, chúng tôi mới được đi vào cửa động thạch nhủ!

Ở bên trên chúng ta không thấy gì hết, là tại vì động thạch nhủ nầy nằm sâu dưới lòng đất, muốn vào động phải lần lượt đi hết 68 bậc thang quanh co, khúc khủyu, đường đi có tay vịn bằng sắt, đường rất hẹp cho nên phải đi vào từng người một, người hướng dẫn cầm đèn đi trước, mỗi khúc quanh đều có ổ điện, đèn chỉ được mở khi có người vào tham quan, những điểm tham quan căn bản đều được người hưóng dẫn chỉ dẫn và giải thích tường tận, rõ ràng, người khách có quyền nêu ra những câu hỏi, thắc mắc, người hướng dẫn sẽ giải thích, những điểu giải thích chánh là: Các khối đá vân thạch có 3 màu sắc chánh là trắng, xám và nâu, là các màu của đá vôi nguyên thủy, và màu của đá vôi trộn với những tro bụi hay cây lá...

Đây chỉ là một hang động thạch nhủ loại rất nhỏ, chiều sâu chỗ chúng tôi vào tính từ mặt đất chỉ có 15 mét, nhưng để cho một giọt nước từ trên bề mặt chảy xuống tới đáy động tạo nên những khối thạch nhủ chúng tôi nhìn thấy ở đây thì thời gian phải mất khoảng thời gian tối thiểu là 6 tháng! Và thời gian để cho từng giọt nước rơi xuống đủ để hình thành cái hang động thạch nhủ nhỏ bé Princess Margaret Rose Cave nầy thì phải mất tất cả là 500.000 triệu năm! Một hang động thạch nhủ, dù chỉ là một hnag động thạch nhủ rất nhỏ bé như hnag động Princess Margaret Rose Cave nầy cũng có biết bao nhiêu điều kỳ lạ, thú vị, hữu ích, cần nên nhìn ngắm, tham quan, học hỏi...!

Một điều kỳ diệu là ở tận nơi hang sâu 15 mét đá nầy mà chúng ta lại có thể nhìn thấy những cái rễ cây! Chúng ta tự hỏi là làm sao những cái rễ cây nhỏ bé mong manh nầy lại có khả năng xuyên qua 15 mét đá để tìm xuống nơi nầy? Chúng tìm xuống nơi đây để làm gì, chúng tìm kiếm thứ gì trong lòng đá lạnh hoang vu nầy...! quả thật là có quá nhiều điều bí ẩn của thiên nhiên, mà ta sẽ không bao giờ hiểu biết hết được. Tuy nhiên, nếu muốn biết một số điều liên quan đến động thạch nhủ nầy, thì chúng ta có thể vào trong phòng trưng bày và thuyết trinh của động, ở đây chúng ta sẽ được xem nhiều tài liệu về điạ chất miễn phí, chúng ta có thể xem sách báo, tranh ảnh và cả xem phim tài liệu! kể cả việc trực tiếp nêu câu hỏi, và sẽ được các nhân viên phụ trách trả lời, giải đáp!

Xem động thạch nhủ xong thì đã 4 giờ chiều, chúng tôi lên xe về khách sạn, tắm rửa thay quần áo xong thì tới giờ ăn chiều, hôm nay mới là buổi ăn chiều đúng nghiã, chúng tôi ăn cơm chiều nay cũng tại nhà han2g Chinese Restaurant, nhưng vào lúc 6 giờ chiều, ăn cơm xong chúng tôi về khách sạn thì đã là 8 giờ tối giờ Adelaide, tức là đã 8:30 pm giờ Melbourne, một số nngười  lo nghỉ sớm để mai sớm trở về Melbourne, nhưng một số qúi ông thì lại bày tiệc nhậu, một số bà lại gầy bài tứ sắc!

Ngày thứ ba, sau khi ăn sang ở khách sạn Red Carpet Motors Inn, chúng tôi lên xe về lại Melbourne, lần nầy chúng tôi không đi theo tuyến đường ven biển, cho nên đường đi rất an toàn, trên đường về chúng tôi đã ghé thăm thành phố vàng Ballarat, thành phố 100 năm trước được hình thành từ những phong trào tìm vàng ở Úc. Bây giờ ở đây không còn vàng, nhưng vẫn còn những di tích tìm vàng, còn có một Bảo Tàng Viện Vàng cho những những du khách viếng thăm Ballarat, muốn thăm đầy đủ thành phố Ballarat phải cần ít nhất là 1 ngày, chúng tôi chỉ ghé qua đây như 1 trạm dừng chân, ăn uống nghỉ ngơi một chút thôi, rồi chúng tôi lại tiếp tục lên đường về Melbourne.

Chúng tôi đã về đến nơi xuất phát là Springvale như dự định, vào lúc 5 giờ chiều, chuyến đi, mặc dù  chỉ có 3 ngày ngắn ngủi, nhưng mà chúng tôi cũng đã thưởng ngoạn được nhiều phong cảnh của nước Úc, từ cảnh biển, đến cảnh rừng, từ cảnh núi, đến cảnh hồ, từ bến cảng Port, đến hang động thạch nhủ..., không chỉ có được nhìn ngắm phong cảnh, mà chúng tôi còn được nghe, thấy, biết, hiểu ...nhiều điều thú vị, nhiều việc lợi ích.... thật đúng như câu nói: “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Với 3 ngày đi xa, dù thực sự là không xa lắm, chỉ khoảng 500 km, nhưng mà chúng tôi cũng đã học được biết bao nhiêu điều! Dù là tuổi già, nhưng mà sự học hỏi vẫn còn là những điều cần thiết, dù là tuổi già nhưng mà chúng tôi thấy là mình vẫn rất cần đi, cần thấy, cần nghe, cần biết, cần học, và nhất là cần sống, sống lành mạnh, sống thú vị, sống ý nghiã, sống phong phú....!

THÁI NAM TRÂN

No comments:

Post a Comment