Monday 21 November 2011

Đạo Đức, Tài Năng


Đạo Đức & Tài năng

·        Bài của Thái Tấn Truyền

Nói đến qúi trọng là nói đến Đạo Đức con người, nói đến ngưỡng mộ là nói đến Tài Năng con người, nói đến sự ngưỡng mộ và qúi trọng một người nào là nói đến Tài Năng và Đạo Đức của người đó, nói đến lòng qúi trọng và sự ngưỡng mộ của người khác đối với mình là phải coi xem mình có Đạo Đức, có Tài Năng hay không. Với những cá nhân, với những người không có Tài Năng, không có Đạo Đức, thì chúng ta không cần pải bàn tới những chuyện qúi trọng, hay ngưỡng mộ; còn với chính bản thân của mình, thì nếu như mình không có hai thứ tối ư cần thiết: Đạo Đức & Tài Năng, thì mình không thể có, không thể mong, không thể cầu, không thể muốn, vân vân, có được lòng qúi trọng, sự ngưỡng mộ của người khác.

Nói một cách khác, muốn người ta ngưỡng mộ, kính mến, qúi trọng mình, vân vân, thì chẳng những là mình phải có hai yếu tố thật căn bản và rất quan trọng, mà mình còn phải có thật đầy đủ, và thật tòan vẹn là: Đạo Đức và Tài Năng. Trong hai yếu tố nầy thì yếu tố tài năng còn có thể châm chế, chước giảm, nghĩa là có thể thiếu, kém, nhưng mà yếu tố Đạo Đức thì không thể châm chế, không thể chứơc giảm, không thể sai sót, không thể thiếu kém…

Nói đến Đạo Đức là nói đến cái Tâm của con người với những nghiã bóng, nghĩa rộng của nó, tức là những đức tính tốt đẹp, thiện lương, nhân nghĩa, đạo đức, vân vân. Chúng ta không bàn cải, không thảo luận những chuyện đúng sai, thật giả của những quan niệm tâm linh, đạo đức, tình cảm, vân vân, nầy, chúng ta chỉ cần bàn về những yếu tố hình thành những tính chất tốt đẹp của Tâm, để có thể rút ra những lợi ích, và những thực dụng, công dụng của nó trong đời sống con người, đời sống thực tế, thực tại của chúng ta.

Nói đến Tài Năng con người là nói đến Trí Tuệ và Tâm Linh con người, những phần vô hình gọi chung gọn là Hồn, nếu như Tâm chủ trì Đạo Đức con người thì Hồn định hình Tài Năng của con người, Tài Năng con người ra sao tùy thuộc ở phần “linh hồn siêu hình” , còn thể xác hữu hình thực ra chỉ là phương tiện vật chất của Hồn để xây dựng và phát triển tài năng con người.

Qua những phương tiện vật chất, thể xác như: óc, não, tay, chân, mắt, mũi, đầu mình, vân vân, cá nhân con người có thể có được một số tài năng, một số khả năng nào đó, đó là những tài năng thông thường, có thể tạm gọi là những tài năng nhân tạo, gần như là những khả năng vật chất, máy móc, con người có thể tập luyện, có thể học hỏi mà có được, nhưng còn tài năng thực sự của con người, những tài năng không cần học hỏi, khôngcần tập luyện gì cả, có thể gọi là những tài năng Thiên phú, những tài năng Tiên Thiên, thì nó không do phần vật chất hữu hình, mà là do phần Hồn, phần tâm linh siêu hình của con người tạo ra. Cho nên có những con người thật đặc biệt, họ không cần học hỏi với ai, không cần học hỏi ở đâu, không cần phải học hỏi ở trường lớp nào, sách vở gì, tài liệu gì, không cần phải học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, tìm hiều điều gì, việc gì, thậm chí họ không cần một người Thầy dạy nào theo như ý nghĩa của câu tục ngữ thông thường là “không Thầy đố mầy làm nên”.

Đây là trường hợp hoàn tòan đặc biệt, trường hợp không có Thầy, không có người dạy, không có người hướng dẫn, không có sách vở, tài liệu gì cả, nhưng mà họ cũng có thể có được những tài năng phi thường, họ có được những khả năng phi thường, có những hiểu biết, những tri thức, kiến thức rất kỳ lạ, kỳ bí, thần kỳ, bí ẩn, vân vân, có khi là những điều chưa một con người trần thế, trần gian nào hiểu biết được, tri thức được.

Đó là những người mà chúng ta thường gọi là những Thiên tài, tức là những tài năng Thiên phú, không phải là những tài năng do con người trực tiếp ban cho, không phải là do những sự học tập, do rèn luyện, do huấn luyện, do đào tạo, vân vân. Thiên tài là những tài năng của phần Hồn phách, phần tâm linh vô hình, siêu hình, đó là những cái không tùy thuộc những sự học hỏi, hiểu biết của thể xác vật chất của con người, mà tùy thuộc sự học hỏi, hiểu biết của linh hồn, sự minh triết, giác ngộ của tâm linh, từ những sự giúp đỡ của những lực lượng tâm linh huyền bí siêu hình: Thần Thánh, Thượng Đế, Thượng Thiên, Các Đấng Thiêng Liêng Cao Cả, vân vân.

Nói về ý muốn có được lòng qúi trọng và ngưỡng mộ của người khác đối với mình, thì trước nhất chúng ta hãy nói về lòng ham muốn của con người: Các nhà Đạo Giáo Á Đông, các triết lý Phật Giáo, Lão Giáo vân vân, thường coi những ham muốn, những dục vọng của con người là những thứ xấu, những thứ tiêu cực, tai hại, vân vân, là căn nguyên của những nỗi phiền lụy khổ đau trên đời, cho nên họ cho rằng: con người cần phải hạn chế, tiết giảm, tránh xa, hoặc loại trừ triệt để mọi thứ ham muốn, dục vọng.

Tuy nhiên, ham muốn không hẵn là chỉ có những tính chất tiêu cực, xấu xa, tai hại, vân vân, mà nó vẫn có thể có những tính chất tích cực, những sự, những việc, những điều ích lợi. Thực ra, chúng ta vẫn có những thứ ham muốn cần thiết cho cuộc sống con người, cho tiến hoá, văn minh, phát triển, vân vân. Trên thực tế, hễ phàm là con người thế gian, trần gian thì chúng ta không thể nào loại trừ, lọai bỏ tất cả mọi điều dục vọng, ham muốn; nói cách khác là ham muốn, dục vọng con người, cùng lúc có cả hai mặt tốt và xấu, tích cực và tiêu cực của nó, không phải là chỉ có một mặt xấu, mặt tiêu cực duy nhất cần nên lọai bỏ, lọai trừ.

Ước muốn có được sự qúi trọng và lòng ngưỡng mộ của người khác đối với mình, là một ước muốn, không tuyệt đối là ước muốn xấu, mà còn tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh, ở một tầm mức nào đó, một phạm vi nào đó, một giới hạn nào đó, chúng ta vẫn có thể coi nó là trong sạch, có thể coi nó là chính đáng, hoặc là có thể coi nó là cần thiết, ích lợi, vân vân. Chỉ trong những trường hợp chúng ta phát triển lòng ham muốn dục vọng nầy qúa đáng, cực đoan, phi lý, quá độ, vân vân, thì nó sẽ có thể trở thành xấu, có thể trở thành ác, có thể trở thành hại người, hại mình, vân vân.

Thông thường, chúng ta chỉ có thể qúi trọng và ngưỡng mộ những cái gì tốt đẹp, thanh cao, thiện lương, trong sáng, vân vân, và khi nói về một con người, một cá nhân thì chúng ta phải nói đến hai thứ rất quan trọng là cái Tâm và cái Hồn của con người. Nói một cách vắn tắt ngắn gọn nhất là muốn được sự qúi mến và lòng qúi trọng của người khác, thì cái Tâm và cái Hồn của chúng ta phải có những tính chất thích hợp, tương ứng: thanh cao, trong sạch, nhân nghĩa, đạo đức, thiện lương, bác ái, từ bi, vân vân.

Câu trả lời có thể là rất ngắn, rất gọn, thậm chí là rất rõ ràng, rất dễ hiểu “muốn có được sự qúi trọng, và lòng ngưỡng mộ của người khác đối với mình, thì tất nhiên, thì tất yếu, thì nhất thiết mình phải là một người có Tâm và có Hồn, nói chung gọn lại là chúng ta phải là người có Tâm Hồn”. Nhưng điều quan trọng là phần nội dung của câu trả lời nầy, làm sao để Tâm và Hồn chúng ta có được những nội dung tốt đẹp đòi hỏi là: nhân nghĩa, đạo đức, thiện lương, bác ái, từ bi, nhân ái, vân vân? Đây lại là những điều rất khó, những việc vô cùng khó, mà trên thực tế rất ít ngưòi có thể thực hiện được, những điều kiện, những yêu cầu, mới nghe qua dường như rất đơn giản, rất dễ dàng, nhưng thực hiện nó thì vô cùng khó khăn.

Tâm thiện lương đã là một điều kiện rất khó, nhưng mà nó cũng mới chỉ là yêu cầu căn bản hàng đầu của một người tốt, một người hiền, nó vẫn còn một khoảng cách rất xa để chúng ta có được sự qúi trọng và ngưỡng mộ của người khác. Mặc dù nhà đạo đức Nho gia Á Đông nổi tiếng, Thầy Mạnh Tử có nói câu “nhân chi sơ tánh bản thiện”, nhưng thực tế, trong tâm của mỗi một con người, luôn luôn có những trường trận chiến đấu, những cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt, và thường trực của hai lực lượng đối nghịch là tốt và xấu; hai lực lượng thiện và ác, luôn luôn hiện diện, luôn luôn kình chống, luôn luôn xung đột nhau, luôn luôn giằng co nhau, luôn luôn tranh chấp nhau, trong lòng của mỗi cá nhân, mỗi con ngừơi.

Nói một cách khác, một cách thực tế, thì trong lòng của mỗi một con người trần thế, trần gian, trong lòng của mỗi chúng ta, đều không phải chỉ có duy nhất một bản tánh thiện lương thuần hậu duy nhất như Nho Gia Mạnh Tử nói, mà trong lòng của mỗi chúng ta, luôn luôn có hai bản tánh thiện và ác song song, song hành, cùng hiện diện và cùng tác động. Cái khó và cái giá trị con người, không phải là công việc lọai trừ lòng ham muốn của con người, mà là diệt đi những cái ham muốn, dục vọng có những tính chất xấu xa, tiêu cực: những cái ma đạo, những cái ma chướng, những cái xấu, những cái ác, những cái tâm sân si, những lòng ganh tị, chất hận thù, vân vân, trong lòng mình.

Trên thực tế, thì đây là một trận chiến tranh có tính cách sinh tử, tồn vong của mỗi cá nhân, của mỗi con người nhân loại chúng ta, là trận chiến tranh thiện ác rất ác liệt và rất trường kỳ, cuộc chiến tranh không bao giờ ngừng, không bao giờ dứt, không có giờ hưu chiến; không bao giờ có cuộc đình chiến những trận chiến tranh sinh tử giữa những lực lượng đối nghịch thiện ác trong lòng mình, để định thành, để hình thành những con người thiện, ác, tốt, xấu, ngay, gian, vân vân, trong gia đình, ngoài xã hội, chốn trần thế, nhân gian.

Rất có thể là không có ai biết đến những cái ác, những xấu, những cái sai, những cái trật, vân vân, trong lòng mình, mình có thể dối gạt mọi người, nhưng bản thân mình thì luôn luôn mình có thể biết rõ nó, trước, trong hay sau từng sự việc, từng ý nghĩ, từng tâm tư, từng hành động của mình, vân vân. Vấn đề là sau mỗi một sự việc xảy ra cho mình, cho người, thái độ và hành động của mình đối với chính bản thân mình ra sao, nếu như mình làm sai và mình biết rõ là mình làm sai, vấn đề là mình tiếp tục dối mình, gạt người hay mình hối lỗi, ăn năn, sữa đổi lỗi lầm.

Mình có thể có được sự qúi trọng hay ngưỡng mộ của người khác, trong khi thực ra mình không đáng được qúi trọng, không đáng được tôn kính, không đáng được ngưỡng mộ, vân vân, là bởi vì người khác có thể chỉ thấy được những cái hay, những cái tốt của mình, mà không thấy, không thể thấy, hay là khó thể thấy, biết, hiểu được những cái sai, những cái xấu của mình, trong lòng mình, trong tâm mình, trong trí mình, trong tư tưởng của mình.

Người khác có thể không biết được mình, không biết được những tư tưởng, những tình cảm giấu kín trong lòng dạ, trong tâm trí của mình, vân vân, nhưng mà, mình thì nhất định là có thể biết rõ mình thế nào: hay dở, tốt xấu ra sao, lành dữ thế nào, vân vân. Cho nên, điều quan trọng là mình có thể qúi trọng được chính mình hay không, mình có thể ngưỡng mộ được chính mình hay không, chớ không phải là điều người khác có qúi trọng mình hay không, không phải là việc người khác có ngưỡng mộ mình hay không, bởi vì sự qúi trọng của người khác đối với mình có thể là không chính xác, không đúng thực.

Ngay cả trường hợp mình tự hào là mình có đạo đức, có tài tài năng, mình xứng đáng được người ta kính phục, ngưỡng mộ, vân vân, thực ra điều nầy cũng chỉ là tương đối, bởi vì có nhiều khi, có nhiều việc chính mình cũng không hiểu rõ mình, mình không biết rõ mình, có khi chính mình cũng không phân biệt được rõ ràng những chuyện phải trái, trắng đen, tốt xấu, hay dở, vân vân. Thói thường nhất là mình thường hay thiên vị mình, như câu tục ngữ “việc người thì sáng, việc mình thì quáng”, tức là mình chỉ thấy toàn những hay, cái tốt của mình, mà không thấy cái hay, cái tốt của người khác, và ngược lại thì mình chỉ thấy tòan những cái sai, cái xấu của người khác, mà không thấy cái sai, cái xấu của chính bản thân mình.

Thực tế rất là bi kịch, bi đát, thực tế thường là như vậy, thực tế chúng ta vẫn thường lầm lẫn hay lầm lỗi mà không hề hay biết, thực tế chúng ta thường đi từ cái sai lầm nầy đến cái sai lầm khác, từ ngộ nhận nầy đến ngộ nhận khác, từ cái lỗi lầm nầy đến cái lỗi lầm khác, mà mình không hề hay biết, nhất là khi mình không minh triết, khi mình không giác ngộ, thì mình sẽ càng không có khả năng để phán đoán, nhận định sự vật, sự việc một cách chính xác được, không minh triết giác ngộ thì mình sẽ rất dễ dàng nhận định, nhận xét, phán đóan sai lầm mọi việc, mọi thứ, mọi điều.

Cho dù chúng ta có qua được yêu cầu thứ nhất của sự qúi trọng của con người là lòng đạo đức, nhân nghĩa, thiện lương, bác ái, từ bi, vân vân, thì cũng thường chỉ mới là những điều tương đối mà thôi, những điều rất tương đối, thực ra, chúng ta cũng còn phải qua nhiều chặng đường thử thách khác, nhiều đòi hỏi khác, nhiều điều kiện khác, vân vân, để có được sự qúi trọng và lòng ngưỡng mộ của người đời. Bởi vì, không phải là chỉ có sự thiện lương là đủ, mà còn phải xem coi, còn phải xem  xét là thiện lương như thế nào, thiện lương bao nhiêu, thiện lương bao lâu, thiện lương nơi chốn nào, hoàn cảnh nào, trường hợp nào, vân vân.

Đi vào chi tiết, chỉ cần trong phạm vi của hai chữ thiện lương nầy thôi, chúng ta cũng đã có bao nhiêu ngõ ngách rối mù, khó phân thiệt giả, khó biết đúng sai, không rõ tốt xấu, vân vân, cái thật với người nầy có thể vẫn là cái giả đối với người khác, cái tốt với người nầy vẫn có thể là cái xấu đối với ngưòi khác, cái đúng với người nầy vẫn có thể là cái sai đối với người khác, cái hay đối với người nầy vẫn có thể là cái dở đối với người khác, vân vân.

Thí dụ như là đối với một người tu hành, một người khoác áo nhà tu, vốn thường được người đời rất qúi trọng, người đời tôn kính, có khi rất được người đời ngưỡng mộ, tôn vinh, vân vân. Nhưng mà thực ra thì chúng ta không thể dám chắc điều gì cả, về người nầy, tục ngữ có câu nói “chiếc áo không làm nên nhà tu”, nhưng thực tế chúng ta chỉ có, và chỉ thấy chiếc áo của nhà tu, nhưng chúng ta không làm sao thấy được những tư tưởng, những tình cảm, những đạo đức, vân vân, trong lòng của bất cứ nhà tu nào, chúng ta không biết được gì hết bên trong chiếc áo của nhà tu.

Thực tế, không ai có thể biết rõ những điều thiện ác trong lòng người, bất kể người đó là ai, một người tu hành hay một người không tu hành, một người có tên tuổi, địa vị, tiếng tăm, hay là một người không tên tuổi, không địa vị, không tiếng tăm, không ai dám chắc người nào thiện lương, người nào không thiện lương, người nào đạo đức, ngừơi nào không đạo đức.

Thiện lương, trong sạch, thanh cao đã là qúa nhiều điều kiện vô cùng khó khăn để chúng ta có được những sự kính trọng, qúi mến, ngưỡng mộ của người khác, nhưng mà thực ra thì bao nhiêu điều kiện đó vẫn còn là chưa đủ, chúng ta còn cần thiết phải có sự minh triết giác ngộ nữa thì mới được, thì chúng ta mới có thể bảo đảm được những phẩm chất của những cái mà chúng ta gọi là: trong sạch, thanh cao, nhân nghĩa, đạo đức, thiện lương, vân vân.

Nếu không minh triết, nếu không giác ngộ, chúng ta có thể nhầm lẫn mọi thứ, chúng ta có thể nhầm lẫn mọi điều, có thể nhầm lẫn mọi việc, có thể nhầm lẫn mọi người, vân vân; thực tế bi thảm, là chúng ta thường là như vậy, chúng ta thường nhầm lẫn, thường sai phạm, thường lỗi lầm, vân vân, nhưng bi thảm là chúng ta vẫn không hề biết, tệ hơn nữa không khi nào chúng ta chịu nhận lỗi lầm của mình, bi thảm hơn nữa là chúng ta còn đem lòng thù hận những ai dám chỉ trích những cái sai trái, sai lầm của chúng ta.

Hậu qủa của sự không minh triết, không giác ngộ, là chúng ta có thể dối mình, có thể gạt người, vân vân, chúng ta có thể sống trong những ảo tưởng, những ảo giác, những ảo ảnh, những hào quang, những danh vọng, những danh vị, những danh tiếng, vân vân, của những cái mà chúng ta có thể gọi, hay thường gọi là: thanh cao, trong sạch, nhân nghĩa, đạo đức, thiện lương, vân vân.

Thực tế là chúng ta thường trực rơi vào những sự đánh giá, nhận định nhầm lẫn tai hại nầy, lịch sử, xã hội đầy rẩy những thí dụ điển hình về những sự đánh giá sai lầm của người đời về những điều: thiện ác, lành dữ, hay dở, đúng sai, phải trái, tốt xấu, vân vân. Lịch sử đã từng cho chúng ta thấy, có những cá nhân, có những con người đã từng được biết bao người đời, hay sách sử: ca tụng, sùng bái, tung hô, ngưỡng mộ, tôn kính, tôn thờ, vân vân.

Nhưng rồi đến một lúc nào đó, lịch sử thay đổi, thời đại thay đổi, quan điểm, quan niệm thay đổi, thì chúng ta thấy mọi sự việc đều thay đổi, mọi đánh giá đều thay đổi; sự thật hôm nay có thể không phải là sự thật của ngày mai, và ngược lại, và thông thường là như vậy, nhưng rồi chúng ta vẫn không chừa bỏ, chúng ta vẫn không học hỏi, không kinh nghiệm, chúng ta lại tiếp tục phạm phải những sai lầm mới, cũng giống như những sai lầm cũ.

Lịch sử là những bài học rõ ràng nhất, cụ thể nhất, có những cá nhân, có những con người mới vừa hôm qua, mới vừa hôm kia, vẫn còn được mọi người ca tụng, tán dương, tung hô, xưng tụng, vân vân, là thần thánh, là thần linh, là cứu tinh, là lãnh tụ, là anh hùng, vân vân, nhưng hôn nay, thì họ đã bị lật đổ, bị thanh trừng, bị xoá tên, bị bôi lọ, bị lên án, bị kết tội, bị ô danh, vân vân.

Cho nên chẳng những là chúng ta nói đến những điều thiện lương, trong sạch, những điều đạo đức, nhân nghĩa, thanh cao, vân vân, mà nhất thiết chúng ta còn cần phải kèm theo những điều kiện minh triết, giác ngộ, nguyên nhân, lý do là vì vậy, là vì chúng ta cần phải có cái thiện lương chân thật, cái thanh cao chân thật, cái trong sáng chân thật, cái đạo đức, nhân nghĩa chân thật.

Chẳng những là những điều gọi là thiện lương, nhân nghĩa, đạo đức, vân vân, của chúng ta phải là những thiện lương, nhân nghĩa, đạo đức thật, mà chúng ta còn phải có những tính chất khác nữa của những thứ gọi là thiện lương, nhân nghĩa, đạo đức, những điều gọi là trong sạch, thanh cao, những điều kiện như là:  phải nhiều, phải cao, phải dầy, phải sâu, phải bền, phải vững, vân vân, và phải được thử thách trong nhiều trường hợp khác nhau, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, trong mọi trường hợp, trong mọi hòan cảnh, nghĩa là trong mọi nghịch cảnh, mọi tình huống, trong mọi thử thách của đời sống thực tế của con người.

Biết qúi mến, biết ngưỡng mộ người khác là một trọng điểm để xây dựng bản thân mình thành người tốt đẹp, thiện lương, thanh cao, trong sạch, vân vân, theo gương những người thiện lương, trong sạch, thanh cao mà mình qúi mến, ngưỡng mộ, nhưng còn điều còn quan trọng hơn là mình phải qúi mến, ngưỡng mộ ngay chính bản thể, bản chất, căn cơ của những điều thiện lương, trong sạch, thanh cao.

Cái bản thể, cái bản chất, cái căn cơ của những cái gọi là thiện lương, nhân nghĩa, đạo đức, vân vân, nầy mới thật sự là những cái quan trọng, cái chúng ta có thể ngưỡng mộ, tôn thờ, vân vân, chớ không phải là cá nhân con người, bất kể là cá nhân con người nào, bất kể là tên tuổi nào, bất kể là danh tiếng nào, bất kể là địa vị nào, vân vân. Chúng ta nên tôn thờ sự thiện lương chớ không nên tôn thờ con người thiện lương, chúng ta tôn thờ chất đạo đức chớ không nên tôn thờ con người đạo đức, chúng ta tôn thờ việc nhân nghĩa chớ không nên tôn thờ con ngừơi nhân nghĩa.

Bởi vì, thực ra thì không có con người nào trên đời nầy, bất kể con người nào, thực sự là toàn vẹn, là toàn năng, toàn đức, toàn tài, vân vân; bởi vì con người, bất kể con người nào, có thể tốt ở mặt nầy, nhưng vẫn có thể xấu ở mặt khác, hay nhiều mặt khác, chúng ta rất dễ dàng lầm lẫn phẩm chất của con người, bất cứ là người nào, cho nên chúng ta nên qúi trọng chính bản chất của những sự vật đáng qúi trọng, mà không phải là qúi trọng cá nhân ngưòi nầy, cá nhân người kia.

Một con người thiện lương là đáng qúi trọng, qúi mến,  nhưng mà họ thiện lương nơi nầy, thiện lương lúc nầy, thiện lương việc nầy, vân vân, nhưng mà có thể họ chỉ thiện lương bây giờ, thiện lương hôm nay, còn ngày mai thì chưa chắc, ngày mốt thì chưa chắc, chỗ nầy, nơi nầy, hoàn cảnh nầy thì là thiện lương nhưng chỗ khác, nơi khác, hoàn cảnh khác, điều kiện khác, môi trừơng khác, vân vân, thì chưa chắc. Không ai có thể dám chắc chắn việc gì cả, không ai có thể dám bảo đảm điều gì cả về một cá nhân con ngừơi nào đó, chỉ có những kinh nghiệm, những thử thách, những kinh qua, kinh nghiệm, thực tế, vân vân, thì chúng ta mới có thể biết được sự thật, mà thông thường cũng chỉ mới là một phần nào của sự thật mà thôi, luôn luôn chỉ là phiếm diện mà thôi.

Chính bản thân của mình cũng vậy, bản thân mình cũng như bản thân của bao nhiêu con người khác trên cõi trần gian nầy, mình cũng luôn luôn có cùng một lúc, trong chính bản thân của mình, những ưu và khuyết điểm, không phải là chỉ có một thứ riêng rẽ, duy nhất. Những cái mình cần yêu thương, qúi mến, trân trọng, bồi đắp, vân vân, là những cái tốt đẹp, những điều thiện lương, vân vân, ai cũng có thể có những cái ưu điểm, tinh hoa của con người nầy. Nhưng mặt khác thì ngay chính bản thân mình, bản thân của mỗi một con ngừơi trần gian, bất cứ giờ phút nào, cũng có thể có những khuyết điểm, những điều sai trái, những sự lỗi lầm, hoặc cố ý, hoặc không cố ý, hoặc cố tình, hoặc không cố tình, hoặc ý thức, hoặc không ý thức, vân vân.

Không cần thiết phải quan tâm đến chuyện người khác có ngưỡng mộ, qúi trọng mình hay không, thực tế rất khó có được lòng qúi mến, kính trọng của người khác đối với mình, càng rất khó đạt được lòng ngưỡng mộ của người khác đối với mình, cho nên những điều mong muốn nầy thực ra không quan trọng, không nên mong muốn. Điều thực sự quan trọng là mình có qúi trọng được chính mình hay không, mình có qúi trọng chính bản thân mình hay không, mình có qúi trọng được chính tâm hồn mình hay không: một bản thân trong sạch, một tâm địa hiền lương, một linh hồn thanh cao, một đạo đức trong sáng, vân vân, những điều nầy, thực tế thật vô cùng khó khăn, khó có, khó thể….

Thực tế rất bi thảm là một người ôm giữ sự qúi mến và ngưỡng mộ của người khác thường thường lại là một người rất tội nghiệp, một người rất đáng thương, bởi vì họ giống như một người đang ôm giữ một bảo vật trên tay, một bảo vật rất mong manh và rất dễ vở, như một bình ngọc sứ pha lê cực kỳ mong manh, nhưng cũng cực kỳ qúy giá. Chiếc lọ bình ngọc sứ pha lê bảo vật lòng ngưỡng mộ của người đời nầy càng lớn, thì họ càng phải bận tâm, càng phải khổ sở, và nhất là càng dễ dàng đánh rớt, dễ dàng đánh bể, nghĩa là họ rất dễ dàng đau khổ, đau buồn khi họ không còn giữ được chiếc bình sứ ngọc pha lê bảo vật là lòng ngưỡng mộ của người đời nầy.

Bi thảm là khi chiếc bình ngọc sứ pha lê ngưỡng mộ nầy bị bể tan rồi, thì họ lại không có cách chi để hàn gắn lại, bi thảm hơn nữa là cho dù họ không có tự mình đánh rơi, thì người khác cũng tìm cách, trăm phương ngàn cách, trăm phương ngàn kế, để giành giật hay là đánh bể, hủy họai.

Cho nên ôm giữ chiếc bình ngọc sứ pha lê lòng ngưỡng mộ của người đời, thực tế chỉ là công việc chuốc khổ vào thân, chuốc hoạ vào mình, là thật đáng thương, thật đáng tội nghiệp, vân vân. Bi thảm của cõi đời trần thế, nhân sinh chính là thân phận của một con người, vừa được ngừơi đời ngưỡng mộ, đồng thời cũng là một người đáng thương xót, một kẻ đáng tội nghiệp. Cho nên cách thức an thân, cách thức cầu tòan tốt nhất, có lẽ là cách chúng ta không tìm kiếm, không mưu cầu sự ngưỡng mộ của người khác, không cần sự tôn vinh của ai cả, để chúng ta không phải trở thành những kẻ đáng tội nghiệp, những ngừơi đáng thương.

Chúng ta không cần phải, không nên quan tâm đến, không nên lo tìm kiếm lòng ngưỡng mộ, tôn kính, tôn vinh, vân vân, của người khác đối với mình, bởi nhiều lý do, lý do quan trọng nhất là bởi lòng đố kỵ thường tình, thường trực của con người, rất ít có ai chịu ngưỡng mộ người khác, rất ít có ai chịu qúi trọng người khác. Mà trái lại, người đời rất dễ: hiềm khích, đố kỵ, chê bai, đả kích, vân vân, người khác; có một người ngưỡng mộ ta thì có rất nhiều ngưởi sẽ đả kích ta, chê bai ta, càng có nhiều người ca ngợi ta, thì sẽ càng có nhiều kẻ đố kỵ ta, ganh ghét ta, chê bai ta.

Thậm chí có những kẻ chỉ vì vậy, chỉ vì ta có được một tiếng khen, một danh vọng, một địa vị nào đó, mà họ có thể đâm ra thù ghét, thù hằn, hãm hại ta; bi kịch của con người là như vậy, danh vọng thường đi kèm với tai họa, tai ương, nói theo văn chương là “chữ tài liền với chữ tai một vần”.

Cho nên, thay vì đi tìm sự ngưỡng mộ của người khác đối với mình, thay vì đi tìm sự khen ngợi của người đời, thì phải đổi lại là chính chúng ta phải đi tìm những đối tượng trong sạch, thanh cao, thiện lương, đức độ, nhân từ, vân vân, và chúng ta cần nên biết rằng là những đối tượng đáng được ngưỡng mộ, trân qúi đó, không cần tìm kiếm đâu xa, bởi vì nó không ở đâu xa, bởi vì nó ở rất gần, và chúng ta chỉ cần tìm kiếm ở ngay trong chính tâm hồn của mình, trong tâm thức mình, tư tưởng mình, trong trái tim mình.

Bởi vì nhà Phật có câu nói “Phật tại Tâm”, chúng ta có thể tìm kiếm Phật, có nghiã là chúng ta có thể tìm kiếm những thứ tốt đẹp, thiện lương, trong sạch, thanh cao, vân vân, ngay trong chính tâm hồn của mình, những đối tượng mà chúng ta đã từng đề cập tới, không phải là bản thân của mình, không phải là con người của mình, không phải là thể xác của mình, mà là: những minh triết giác ngộ của tâm linh mình, những hướng dẫn, chỉ dạy của Thượng Đế, Thượng Thiên trong lòng mình, mà chúng ta vẫn thường gọi bằng một danh từ đơn giản là: Lương Tâm.

Tu hành có ý nghiã đích xác nhất là một cuộc hành trình gian khổ nhân gian, hành trình loại trừ những cái giả, những cái xấu những cái ác, vân vân, danh từ nhà phật gọi chung là NGHIỆP, tu hành là cuộc hành trình gian truân xây dựng, nuôi dưỡng, phát triển những cái tốt, những cái đẹp, những cái hay, những cái “chân thiện mỹ” trong tâm hồn của mình, danh từ nhà Phật gọi là cái HẠNH, hay là cái DUYÊN, hau là cái Phước Báu, hay là cái Bồ Đề Tâm.

Đây là những cuộc hành trình gian khổ, gian nan, thử thách, khó khăn, vân vân, không chỉ của riêng tư những người tu hành, mà là những cuộc hành trình cần thiết và bắt buộc của tất cả mọi người, của tất cả chúng ta, của mỗi con người chúng ta, để có thể xây dựng, phát triển một xã hội tốt đẹp, một thế giới tốt đẹp, một cuộc hành trình không thể đơn độc, nhưng rất khó tìm kiếm những người đồng Đạo, những bạn đồng hành thiện chí, thiện tâm, thiện lương, nhân ái….

Không thể cầu mong một Thiên Đường ở bất cứ nơi đâu, không thể cầu mong có được lòng qúi trọng và ngưỡng mộ của mọi người, nhiều lắm là của một vài người, nhưng chúng ta có thể có những nổ lực, những cố gắng của từng cá nhân, làm sao để có được những thiện lương trong lòng mình, làm sao có được những minh triết trong trí não mình, làm sao có được những giác ngộ trong tâm linh, làm sao để chúng ta có được một thế giới có nhân nghiã, một xã hội có tình người, để chúng ta có thể sống yên vui trong những đời kiếp nhân sinh ở nơi chốn trần gian mưa gió, ở nơi chốn cát bụi phàm trần!

·        Thái Tấn Truyền


No comments:

Post a Comment