Thursday, 24 November 2011

Giác Ngộ - Từ Bi

Giác Ngộ & Từ Bi

Giác ngộ là những cảnh giới cao nhất của người tu học, bất cứ là tu học theo Đạo Giáo nào, Tôn Giáo nào, đặc biệt là Phật Giáo, bởi vì Phật có nghĩa là Giác Ngộ, ông Phật có nghĩa là Người Giác Ngộ, là Đấng Giác Ngộ. Thành Phật có nghĩa là thành người Giác Ngộ, vậy thôi, ngòai ý nghĩa nầy ra, thực tế thành Phật không có nghĩa gì khác, không có nghĩa là thành Thần Thánh, thành Đấng Thiêng Liêng, thành Thượng Đế, Thượng Thiên, vân vân, như quan niệm của nhiều người.

Tuy rằng thành Phật không có nghĩa là thành Thần Thánh, Thượng Đế, Thượng Thiên, vân vân, tuy nói rằng thành Phật chỉ là thành người Giác Ngộ vậy thôi, không phải là thành người có quyền lực, quyền phép gì cả, nhưng để thành người Giác Ngộ, thì cũng không đơn giản, không dễ dàng, mà trái lại, muốn thành người Giác Ngộ rất khó khăn, vô cùng khó khăn, rất ít người làm được.

Từ khi Đức Phật Tổ Thích Ca thành Phật, và truyền bá Đạo Phật cho con người, trần gian, chúng sinh, Đệ tử, Phật tử, vân vân, cho tới nay, thời gian, lịch sử đã dài lâu trên 2500 năm, trải rộng trên nhiều lãnh thổ, qúôc gia, dân tộc, sách vở Phật Giáo đã ghi chép tên tuổi của nhiều vị Phật, những vị Sư Tăng đã được xưng tụng, xưng danh là đã tu hành đắc đạo, đã thành chánh đẳng, chánh giác, đã đạt được Giác Ngộ.

Thực tế, không ai dám chắc vị nào là vị Phật, vị nào đã tu thành chánh qủa, vị nào đã đạt được Giác Ngộ, và ngay cả trường hợp của những Vị đã được coi là đã đắc đạo, đã  đạt  cảnh giới tu hành cao siêu nhất của nhà Phật là Giác Ngộ, thực ra vẫn còn rất nhiều vấn đề, sự việc, cần phải nhận định, nhận xét, về những mức độ, tính chất, phạm vi, đối tượng, mục đích, vân vân, của Giác Ngộ. Khi nói Giác Ngộ, hay học hỏi, tu hành, hành Đạo, vân vân, thực ra chúng ta còn cần phải xem coi, nhận định, nhận xét, rất nhiều thứ, nhiều việc, nhiều điều về Giác Ngộ như là: Giác Ngộ điều gì, Giác Ngộ ra sao, Giác Ngộ thế nào, Giác Ngộ bao nhiêu, Giác Ngộ tới đâu, vân vân.

Giác Ngộ, nói chung, tổng quát, có nhiều tính chất, phạm vi, vấn nạn, vấn đề, riêng phạm vi Phật Giáo, Giác Ngộ cũng đã mang nhiều ý nghĩa, tính chất, mục tiêu, vân vân, về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, đạo giáo, triết học, tâm linh, vân vân. Bởi vì, Phật Tổ Thích Ca là một người thuộc xứ sở, địa phương Ấn Độ, cho nên sự Giác Ngộ của Đức Phật Thích Ca nói riêng, của Phật Giáo nói chung, chịu nhiều ảnh hưởng của phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, vân vân, của xã hội, con người, đất nứơc Ấn Độ, tức là những sự Giác Ngộ nầy vẫn còn có những yếu tố, phạm vi hạn chế, giới hạn, chi phối, vân vân, về thời gian, không gian, xã hội, đất nứơc, con người, vân vân.

Những cái gọi là Giác Ngộ của Phật Giáo, của Phật Tổ Thích Ca, thường được nói đến nhất, trong tất cả những tài liệu, sách vở, kinh văn Phật Giáo là những Giác Ngộ về cái “khổ” của con người, với nhận định chung của ông Phật Thích Ca, và những đệ tử của Phật Giáo: “sống là khổ”, “sự sống là sự khổ”,  “cảnh sống là cảnh khổ”, “đời sống, cuộc sống con người là bể khổ”, vân vân. Nói chung, nhà Phật cho rằng: tất cả mọi con người sống trên trần thế, nhân gian nầy đều khổ, muôn ngàn thứ khổ, “sanh lão, bệnh tử” là bốn cái khổ lớn nhất, và tiêu biểu nhất trong bể khổ của con người.

Ông Phật Thích Ca là người biết thương xót những cảnh khổ nhân gian, thương xót con người nhân gian phải trải qua những cảnh khổ cuộc đời, Ngài có tấm lòng Từ Bi, đó là lòng thương xót những cảnh khổ, những người khổ, vân vân, và bởi vì lòng Từ bi thương xót những cảnh khổ của con người trần gian nầy, mà Ngài, Thái Tử Siddatha đã đi tu, tức là đã đi tìm kiếm những phương thức, những phương pháp, cách thức để giải thóat những khổ đau của con người.

Đức Phật Thích Ca là một người Từ Bi, cái đó là sự thật, không ai có thể chối cải lòng Từ Bi của ông Phật Thích Ca, lòng thương xót những cảnh khổ nhân gian của ông Phật Thích Ca, không ai nghi ngờ lòng thương xót những con người đau khổ trên đời của ông Phật Thích Ca. Cho nên, chúng ta ca ngợi lòng Từ Bi của ông Phật Thích Ca là điều đúng, học hỏi lòng Từ bi của ông Phật Thích Ca là điều tốt, nhưng Từ Bi không phải là một vấn đề đơn giản, Từ Bi cũng có rất nhiều vấn đề, đối tượng, mục tiêu, phạm vi, lãnh vực, cần nghiên cứu, học hỏi, thực hiện thực hành, vân vân.

Từ Bi có những phạm vi, lãnh vực cần nghiên cứu, học hỏi, có những ảnh hưởng rộng lớn đối với con người, có những tác động con người sâu xa, đến nỗi chúng ta có thể coi Từ Bi như là một thứ Tôn Giáo, tức là một thứ thế lực có tính cách tâm linh siêu hình chi phối đời sống con người; chúng ta có thể nói đến một thứ tôn giáo có tên là “Tôn Giáo Từ Bi”, và thậm chí chúng ta còn có thể dùng hai chữ Từ Bi để chỉ gọi tên của Phật Giáo, thậm chí chúng ta có thể gọi Đạo Phật là Đạo Từ Bi. Từ Bi còn có những tính chất của văn hóa, rộng lớn, sâu đậm, bàng bạc, lâu dài, phổ biến, thấm nhuần, vân vân, thậm chí chúng ta có thể gọi một số nền văn hóa Á Đông mang nặng những tính chất Từ Bi là những nền Văn Hóa Từ Bi, thí dụ như nền Văn hóa Phật Giáo trên nhiều lãnh thổ, qúôc gia: Trung Hoa, Nhật Bản, triều Tiên, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Miến Điện, Tích Lan, Cam Bốt, vân vân.

Vì lòng Từ Bi, Thái Tử Siddatha đã từ bỏ địa vị Thái Tử của mình, từ bỏ những ưu tiên ưu đãi của gai cấp qúy tộc, Triều đình, xã hội, Hòang Gia đã dành cho cá nhân của Thái Tử, để can đảm và cương quyết dấn thân trên những con đường gian khổ tầm Đạo, cương quyết và kiên nhẫn tìm kiếm những phương thức, phương cách giải trừ những cảnh khổ của nhân gian. Những con đường, và những phương cách tìm kiếm những giải pháp cho những vấn nạn khổ đau con người của Đức Phật Thích Ca là những con đường dài, rất dài, rất gian nan, rất nhiều thử thách, rất nhiều trở ngại, khó khăn, vân vân.

Trải qua rất nhiều thời kỳ, sự việc, thời gian, nhưng chỉ có thời gian sau cùng, 49 ngày đêm Ngài Thái Tử Siddahtha ngồi thiền định dưới gốc Bồ Đề là thời gian quan trọng nhất trên đường tầm Đạo, và đắc Đạo của Đức Phật Thích Ca, bởi vì đó là thời gian Đức Phật Thích Ca đã tìm ra những đáp án cho vấn nạn giải trừ khổ đau của con người, đó là thời gian Đức Phật Thích Ca đắc Đạo, thành Đạo, thời gian Đức Phật Thích Ca Giác ngộ.

Sau nhiều gian truân, thử thách, nhiều học hỏi, kinh nghiệm, từng trải, vân vân, sau khi học hỏi, tu tập theo nhiều phương pháp tu hành khác nhau, theo nhiều tôn giáo khác nhau của nước Ấn Độ thời bấy giờ, trải qua rất nhiều Đạo giáo khác nhau, rất nhiều phương pháp tu học khác nhau, nhưng Hòang Thái tử Siddatha vẫn không tìm thấy những đáp án cho câu hỏi làm thế nào giải trừ sự khổ của nhân gian, của con người.

Sau cùng, Đức Phật Thích Ca đã từ bỏ hết những đạo giáo, tôn giáo, vân vân, mà ông đã từng theo, đã từng học, đã từng tu hành nhiều năm tháng, công phu,, Đức Phật Thích Ca đã từ bỏ hết tất cả những phương cách ông đã từng tu tập,  tu hành, đây là điều quan trọng nhất trên đường tu hành thành Phật của Đức Phật Thích Ca, điều vô cùng quan trọng của việc Giác Ngộ và thành Phật của Đức Phật Thích Ca, nhưng lại ít có người Phật tử nào lưu tâm, chú ý đến.

Đầu tiên là Đức Phật từ bỏ Ấn Giáo hay Đạo Bà La Môn, tôn giáo của gia đình, xã hội, quốc gia, kế đó là Ngài từ bỏ nhiều thứ tôn giáo khác ở Ấn Độ thời bấy giờ, nơi có nhiều thứ tôn giáo nhất trên thế giới, kể cả những Đạo Giáo tu hành khổ hạnh, hành xác nổi tiếng của người Ấn Độ, những phương cách tu hành, khổ hạnh kinh khiếp, đến tận ngày nay, vẫn còn có người theo ở Ấn Độ.

Sự từ bỏ những Đạo Giáo cũ nầy, nhất là sự từ bỏ những Đạo Giáo lớn, ảnh hưởng nhiều ở Ấn Độ lúc bấy giờ như Ấn Độ Giáo, Bà La Môn, vân vân, rất khó khăn, bởi vì việc bỏ Đạo nhất là những đạo giáo cực đoan sẽ bị coi là một trọng tội. Từ bỏ các Đạo Giáo cũ, Đức Phật Thích Ca cũng sẽ bị kết tội, bị kết án là phản đạo, sẽ bị một số hình thức trừng phạt của Đạo Giáo và của cả người đời, kể cả những đệ tử thân cận nhất của Ngài, những người đã từng theo Ngài, phục vụ, sùng bái Ngài cũng quay lại phản đối Ngài, kết tội Ngài, từ bỏ Ngài.

Dù vậy, Đức Phật Thích Ca đã can đảm và cương quyết từ bỏ hết những Đạo Giáo Ngài đã từng theo, từng học, từng tu tập, sự can đảm nầy thật đáng khâm phục và đáng học hỏi, Đạo Phật thường nói đến cái “Đại Hùng, Đại Lực”, nhưng không mấy người nói đến cái can đảm từ bỏ những Đạo Giáo Ấn Độ của Đức Phật Thích Ca, cái nầy mới là cái “Đại Hùng Đại Lực” của nhà Phật, cái người Phật Tử rất cầnnên nghiên cứu học hỏi, thự chiện thực hành. Từ bỏ những Đạo Giáo cũ, Ngài Thái Tử Siddahtha không theo một phương thức tu hành nào đã có từ trước, mà tự mình tìm ra những phương pháp, những phương cách tu hành mới, những giải pháp mới cho ý muốn tìm kiếm sự giải thóat những khổ ải của nhân sinh. Lý do Đức Phật Thích Ca đã từ bỏ hết tất cả các Đạo Giáo và các phương pháp tu hành cũ mà Ngài đã từng theo, là vì Đức Phật Thích Ca đã không tìm thấy giải pháp nào, khống thấy phương pháp tu hành cũ nào hữu hiệu, hữu dụng, lợi ích, vân vân, cho lý tưởng của Ngài, lý tưởng, và ý muốn của Ngài là tìm kiếm những phương thức lọai trừ cảnh khổ nhân gian, nỗi khổ của con người: lý tưởng diệt khổ.

Lý do, nguyên nhân, hành động, vân vân, Đức Phật Thích Ca từ bỏ những Đạo Giáo cũ, từ chối những phương thức tu hành cũ, chối bỏ hết những cái cũ mà Đức Phật đã từng theo, từng học, từng tu hành, vân vân, để đi tìm những cái mới, tìm kiếm những giải pháp mới, tìm kiếm những phương thức mới, khai phá những con đường mới, những cách thức tu hành mới, vân vân, của ông Phật, là những điều rất quan trọng, rất cần quan tâm, rất cần chú ý, rất cần suy tư, nhận định, nhận xét, nghiên cứu, học hỏi, thực hiện thực hành của Phật Giáo, của mọi người đệ tử Phật.

Rất tiếc là thực tế, sau hơn 2500 năm, rất tiếc là hầu như không có mấy ai quan tâm tới, hoặc là không có ai quan tâm đầy đủ về những điều rất quan trọng nầy, quan tâm tới những ý nghĩa và những hành động có tính cách Giác ngộ về Tôn Giáo nầy của Đức Phật Thích Ca. Giác Ngộ có ý nghĩa trước nhứt là phải biết từ bỏ những cái cũ, nếu mình biết rằng, hoặc là mình nghĩ rằng đó là những cái sai, những cái không đúng, những cái không có lợi, những cái không đáp ứng những nhu cầu, những khát vọng, những mục tiêu, những mục đích của mình.

Nhận ra cái đúng là Giác Ngộ, trên thực tế, chúng ta thường quan tâm tới lọai Giác Ngộ nầy, khi nói đến Đạo Phật, hay nói đến ông Phật Thích Ca, chúng ta cũng hay nói tới lọai Giác Ngộ nầy, chỉ quan tâm và chỉ biết đến lọai Giác Ngộ nầy, mà không biết đến, không quan tâm đến những lọai Giác Ngộ khác. Không phải chỉ có biết được những cái đúng mới là Giác Ngộ, mà nhận ra, hiểu biết cái sai cũng là Giác Ngộ, thực tế bao giờ chúng ta cũng phải cùng lúc, đồng bộ nhận ra cái đúng, và nhận ra cái sai, nhận ra cái hay, và nhận ra cái dở, nhận ra cái tốt, và nhận ra cái xấu, vân vân, chỉ nhận biết mặt nầy mà không nhận biết mặt khác là phiếm diện, thiếu sót, không đầy đủ, không chính xác.

Chúng ta đã ca tụng sự Giác Ngộ của Đức Phật, chúng ta sẵn sàng học hỏi những cái mới của Đức Phật tìm kiếm được, nhưng không ai học hỏi cái nền tảng Giác Ngộ của Đức Phật, cái rất quan trọng của sự việc Đức Phật Giác Ngộ, đó là sự nhận thức của Đức Phật về những cái cũ, những Tôn Giáo Tín ngưỡng từ nghìn xưa mà mọi người đều theo, đều tín ngưỡng, đều sùng bái, vân vân, nhưng mà vấn đề là những cái cũ đó, những tôn giáo, tín ngưỡng đó thế nào, đúng sai hay dở ra sao, thế nào.

Không phải chỉ vì Tôn Giáo nầy có nhiều người tin tưởng, sùng bái, tán tụng, vân vân, mà chúng ta cho là đúng, không phải vì Tôn Giáo nầy có nhiều người tin nghe mà chúng ta cho là hay, không phải vì Tôn Giáo kia có người chống đối, chê bai, phản đối, vân vân, mà chúng ta cho là sai, là xấu, vân vân. Vấn đề là chúng ta phải có những nhận xét, những phê phán, những nhận định, thẩm định minh bạch, rõ ràng, vân vân, nghĩa là chúng ta phải có sự Minh Triết, Giác Ngộ, tương tự như sự Minh Triết Giác Ngộ của Đức Phật đã có khi Ngài nhận thức về những tôn giáo, đạo giáo, những pháp tu tập, tu hành, vân vân, mà Ngài đã theo, đã tu, vân vân.

Chúng ta muốn học Phật, hay theo Phật thì chúng ta rất cần phải học hỏi, nghiên cứu, ứng dụng, áp dụng những nhận thức Giác Ngộ nầy của Đức Phật Thích Ca, nhận thức về những hành động, việc làm của chính bản thân Đức Phật, nhận thức về những con đường lầm lẫn Đức Phật đã đi. Đức Phật đã nhận thức được những ý tưởng sai lầm mà Đức Phật đã từng có, đã nhận thức được những bất lực của những Đạo Giáo mà Đức Phật đã từng theo, nhận thức về những sai trái, lỗi lầm của chính bản thân Đức Phật, đã từng mắc phải, vân vân.

Nhận thức những sai trái, những lỗi lầm của chính bản thân mình, là nền tảng lớn nhất của sự Giác ngộ, những đòi hỏi, yêu cầu căn bản nhất của sự Giác Ngộ, những ai không nhận thức, hoặc là không dám nhận thức, không chịu nhìn nhận, và nhất là không chịu sữa đổi, từ bỏ những sai sót, những lỗi lầm, những khuyết điểm, vân vân, của chính mình, những ai bám víu vào những sai lầm, những khuyết điểm, vân vân, bất cứ là vì những nguyên nhân, lý do gì, đều không thể tìm kiếm Giác Ngộ, không thể học hỏi Giác Ngộ, không thể tu hành Giác Ngộ.

Cho nên, cái rất quan trọng mà chúng ta cần nghiên cứu, cần học hỏi ở Phật Giáo, ở Đức Phật Thích Ca, chính là những thái độ, những hành động dám từ bỏ những cái mà Đức Phật đã nhận thức là sai lầm nầy, dám từ bỏ những Đạo Giáo, những Tôn Giáo, Tín Ngưỡng, vân vân, mà Đức Phật đã theo, từ bỏ những cách thức tu tập mà Đức Phật đã làm, từ bỏ những ý tưởng, những quan niệm mà Đức Phật đã từng học hỏi qua, nhưng sự Giác Ngộ đã cho Đức Phật thấy những con đường mới, những phương cách mới, khác biệt với những phương cách cũ, những con đường cũ.

Từ bỏ những con đường cũ, những phương cách cũ, những phương pháp cũ, vân vân, là điều kiện căn bản để chúng ta đi tìm cái mới, phương pháp mới, phương cách mới, con đường mới, vân vân, sự tiến hóa, tiến bộ, văn minh, vân vân, của con người, xã hội, quốc gia, cũng dựa trên những nền tảng, nguyên tắc căn bản nầy, nguyên tắc dám từ bỏ những cái cũ để đi tìm cái mới, nhận ra cái sai, và đi tìm cái đúng, thấy cái dở, và đi tìm cái hay, biết cái xấu và đi tìm cái đẹp, hiểu cái ác và đi tìm cái thiện, vân vân.

Phải thấy những cái sai trái, lẩm lẫn, tai hại, vân vân, của những cái cũ, thì mới có thể có được những ý muốn từ bỏ nó, không có cái ý niệm sai trái của những cái cũ thì không có những ý niệm, những ý muốn từ bỏ nó, muốn thay thế nó. Nhưng từ cái thấy, biết, hiểu, nghĩ, vân vân, cái cũ là sai trái, tới cái ý thức từ bỏ nó, từ bỏ những cái sai trái mà chúng ta đã từng có, từng theo, từng làm, từng sống, từng nghĩ, vân vân, còn có những rào cản, những trở ngại, những khó khăn phải vượt qua, mà cái khó khăn nhất để vượt qua là sự can đảm, không có sự can đảm thì không thể có những hành động từ bỏ những cái cũ, cho dù là mình bíêt rằng nó sai trái.

Chúng ta nói đến sự can đảm, nhưng phải là sự can đảm của Đạo Đức, tức là chúng ta dám dấn thân, nhưng phải là dấn thân để phục vụ cho cái đúng, cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái thiện, vân vân, và chúng ta dám chấp nhận hết tất cả những cái khó khăn, cản trở, những trở ngại, những gian nguy, những thiệt hại, những thiệt thòi, vân vân, thì cái can đảm nầy mới có thể gọi là cái can đảm của Đạo Đức, cái can đảm của Đức Phật Thích Ca, cái Đại Hùng, Đại Lực của nhà Phật.

Chúng ta có thể trở lại cái can đảm của Đức Phật Thích Ca khi Ngài dám từ bỏ những Tôn Giáo, Đạo Giáo mà Ngài đã từng theo, từng học, từng tu, vân vân, bất chấp những hậu qủa tai hại của việc từ bỏ Đạo nầy. Ngày nay, chúng ta cũng theo Phật, cũng tu hành Phật pháp, Phật môn, nhưng không có mấy ai có cái can đảm nầy, chúng ta không dám từ bỏ những cái mình nhận thức là sai lầm, phần đông, thực tế, chúng ta không có cái can đảm dám từ bỏ nầy, thực tế, phần đông chúng ta không dám từ bỏ những cái sai lầm của chúng ta, những cái sai lầm chúng ta biết hoặc không biết là sai lầm, nguyên nhân chỉ vì chúng ta không có cái can đảm của Đức Phật.

Không thấy biết cái gì là sai trái, cái đúng sai, tốt xấu, vân vân, là Vô Minh, con người rất dễ Vô Minh, ai ai cũng có thể là người Vô Minh, từng phút từng giây chúng ta đều có thể là người Vô Minh. Thấy biết được những cái gì là sai trái, đúng sai, phải quấy, hay dở, tốt xấu, vân vân, là Giác Ngộ, không dễ gì đạt được sự Giác Ngộ, thực tế nhân gian, con người phần lớn đều mắc phải những lỗi lầm vô minh, mà rất khó đạt được sự Giác Ngộ. Cho dù là đã đạt được sự Giác Ngộ rồi, nhưng từ sự Giác Ngộ tới những hành động Giác Ngộ, tức hành động chịu từ bỏ, dám từ bỏ những cái cũ sai trái tới, tới những hành động tìm kiếm, tu học những cái mới mà mình cho là hay, đúng, tốt đẹp, vân vân, cũng còn là những con đường gian truân, vất vả, những thử thách khó khăn, vân vân.

Giác Ngộ có nghĩa là Khám Phá, và Khám Phá thì không hề có nghĩa là dừng lại, khi nào chúng ta dừng lại, dù là dừng lại ở bất cứ địa điểm nào, thời gian nào, không gian nào, nó đều không còn có ý nghĩa khám phá, nghĩa là nó không còn có ý nghĩa là Giác Ngộ nữa. Giác Ngộ là một tiến trình đi tới, không bao giờ được dừng lại, ngay cả những vật thể hình tròn, xoay chuyển theo hình vòng tròn, như là Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời, vân vân, nhưng nó vẫn xoay chuyển, di động về phía trước, về những không gian mới, thời gian mới, chân trời mới, sự việc mới, vân vân, không bao giờ chúng ta có thời gian cũ, không gian cũ, sự việc cũ, vân vân.

Giác Ngộ luôn luôn bao gồm hai sự việc cùng một lúc là khám phá, tìm kiếm cái mới, và sữa đổi, thay thế cái cũ, chỉ có một sự việc cũng chưa đầy đủ ý nghĩa của Giác Ngộ, không có sự việc, yếu tố nào trong hai sự việc yếu tố nầy, lại càng không phải là Giác Ngộ. Muốn học hỏi Đạo Giác Ngộ, chúng ta không bao giờ được dừng lại, dù dừng lại ở đâu, hay dừng lại lúc nào, khi chúng ta dừng lại ở đâu hay dừng lại lúc nào, thì ở đó, lúc đó, chúng ta không còn Giác Ngộ nữa, Đức Phật dạy chúng ta Giác Ngộ là dạy chúng ta đi tới, không dạy chúng ta dừng lại bao giờ, Đức Phật dạy chúng ta không bao giờ dừng lại trên con đường tu hành Giác Ngộ, không bao giờ ngừng tìm kiếm, suy tư.

Với những ý nghĩa nầy của sự Giác Ngộ, Giác Ngộ là tìm kiếm những giải pháp, những phương thức thích ứng, thích hợp, thích nghi, vân vân, nhằm giải quyết những khổ đau của con người, xã hội, nhân sinh, vân vân, bất cứ là xã hội nào, bất cứ là nhân sinh nào, bất cứ thời kỳ nào, thời đại nào, vân vân, và nếu chúng ta thực hiện, thực hành đúng những ý nghĩa nầy của sự Giác Ngộ, thì Đạo Phật sẽ có những tính chất rất văn minh, rất tiến bộ, thích hợp, thích ứng với mọi xã hội, đất nước, con người, thời đại, thời gian, vân vân, Đạo Phật sẽ có những phạm vi rộng lớn, rất rộng và rất lớn cho tòan thể nhân lọai, con ngừoi, không còn bị giới hạn trong một phạm vi đất nước, con người, xã hội, quốc gia nào.

Nói một cách khác, với những ý nghĩa chính xác và đầy đủ của sự Giác Ngộ thì chúng ta sẽ không còn bị ràng buộc vào bất cứ một điều ràng buộc nào, một nguyên tắc, luật lệ nào, một lễ nghi, phong tục, tập quán nào, chúng ta không còn bị lệ thuộc vào bất cứ một danh xưng, danh từ, hình thức nào của việc tu hành Giác Ngộ. Tu hành Giác Ngộ là phải biết bỏ đi bất cứ cái gì mình nhận thức là không còn thích hợp, không còn thích đáng, không có hữu dụng, không có hữu ích, vân vân, không dám bỏ đi những cái sai thì không phải là Giác Ngộ, không tìm cái mới, cái đúng, cái tốt để theo, để học, để hành, vân vân, thì không phải là Giác Ngộ.

Chính Đức Phật Thích Ca cũng đã từng làm như vậy trên đường tu học Giác Ngộ Từ Bi của Ngài, Ngài cũng đã từng từ bỏ những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo mà Ngài đã theo, khi Ngài nghĩ rằng những cái đó không đúng, không thích hợp, không lợi ích, vân vân, để đi tìm những cái mới, những điều mới, mà Ngài cho là thích đáng hơn, thích hợp hơn. Cho nên dù cho bây giờ chúng ta có từ bỏ một cái gì đó, một hình thức gì đó, một luật lệ gì đó, vân vân, ngay cả những hình thức, luật lệ của Phật Giáo ngàn xưa, những cái người ta đã từng biết, từng nghe, từng theo, vân vân, để thay vào một cái gì khác, một cái gì mới, một cái gì hay, một cái gì đẹp, vân vân, thì cũng chỉ là chúng ta đang đi trên con đừơng Giác Ngộ của Đức Thích Ca, không phải là chúng ta đi con đừơng nào khác.

Dám từ bỏ những cái cũ mà chúng ta cho là không thích hợp, không thích đáng, không hữu dụng, không hữu ích, vân vân, thay thế những cái cũ sai trái bằng những cái mới mà chúng ta cho là thích hợp, thích đáng, hữu dụng, hữu ích, vân vân, là chúng ta đang đi trên con đường Giác Ngộ, đang tu hành theo Đạo Giác Ngộ. Đi trên những con đường mưu cầu hạnh phúc, giải trừ khổ đau cho nhân lọai, con người, cho dù là những con đường rất mới, rất lạ, hay rất khác biệt với những con đường rất quen thuộc từ ngàn xưa của những người khác đã đi, đang đi, hay sẽ đi, thì chúng ta cũng là đang đi trên con đường Giác Ngộ Từ Bi, đang hành Đạo Từ Bi Giác Ngộ của Đức Phật Thích Ca.

Phật không có nghĩa gì khác hơn là “Giác Ngộ”, và duy nhất là “Giác Ngộ” mà thôi, và đi tu, nhất là tu theo Phật Giáo, mục đích duy nhất của người đi tu hành, người xưng mình là Phật Tử, cũng chỉ là để thành “người Giác Ngộ” mà thôi, không thành cái gì khác, không phải là thành con người gì khác hơn là con người Giác Ngộ, không thành ông Tiên, ông Thánh gì cả, không thành người quyền phép cao cả, linh thiêng gì cả, không được cái gì khác hơn là Giác Ngộ, ngay cả việc thành Phật cũng chỉ là thành “người Giác Ngộ” mà thôi, không phải thành người quyền phép, thần thông, pháp thuật, hô phong hóan vũ, kêu gió, gọi mưa, gì cả.

Nếu người Phật Tử tu hành mà có được một cái gì khác hơn là Giác Ngộ, thì cái đó chỉ là Từ Bi, cho nên khi nói về Phật, Đạo Phật, Tu Phật, vân vân, thì chúng ta có thể nói đến cùng một lúc hai chữ: “Giác Ngộ và Từ Bi”. Ông Phật là người Giác Ngộ, Từ Bi, chúng sinh đệ tử của Phật, Phật Tử là những người theo học ông Phật cũng chỉ là theo học hai thứ Giác Ngộ, Từ Bi nầy, những ai cầu mong những cái gì khác hơn là Giác Ngộ và Từ bi, thì tốt nhất là đừng đi tu, đừng vào cửa Phật, đừng đi nhà Chùa, đừng cầu khẩn, van xin, ông Phật không có bất cứ cái gì khác hơn là hai thứ “Giác Ngộ- Từ Bi” nầy để cho.

Ai muốn những thứ nầy, muốn Giác Ngộ, Từ Bi, thì theo Phật, thì tu hành theo Đạo Phật, ai không muốn hai thứ nầy, không tìm Giác Ngộ Từ bi, thì không cần phải theo Phật, ông Phật không có thứ gì khác để cho người theo Đạo Phật cả, chữ Phật chỉ có nghĩa là Giác Ngộ, không có bất cứ một ý nghĩa gì khác, cho nên, thật là bi hài, khi muốn thành Phật mà không chịu Giác Ngộ, không có Từ bi. Ông Phật không có hứa hẹn ai điều gì cả, ông Phật cũng không có ép buộc ai, cũng không có dụ dỗ ai theo ông Phật cả, Ông Phật không có mưu cầu gì cho cá nhân ông Phật cả, ông Phật đã bỏ hết tất cả mọi thứ người đời ham muốn, mưu cầu như là: của cải, vật chất, tiền tài, vân vân, ông Phật cũng bỏ cả những thứ không phải vật chất mà con người ham muốn như là: danh vọng, địa vị, tên tuổi, chức tước, vân vân.

Cho nên việc tôn vinh ông Phật, ca tụng ông Phật, xưng danh ông Phật, xây tượng ông Phật, xây Chùa để thờ phượng ông Phật, vân vân, tất cả những cái nầy hòan tòan vô nghĩa đối với ông Phật, nếu có nghĩa lý gì, thì cũng chỉ là nghĩa lý đối với người đời mà thôi, không có nghĩa lý gì đối với ông Phật cả. Những hành động qùy lạy ông Phật, cúng kiếng ông Phật, chẳng những không có ích lợi gì cả, mà còn là  những điều ngược lại ý muốn của ông Phật, những cái nầy không phải là những ý muốn của ông Phật, không phải là những điều ông Phật muốn dạy dỗ con người.

Ông Phật không muốn Phật Tử qùy lạy ông Phật, mà ông Phật muốn Phật Tử đừng có qùy lạy ông Phật, cũng đừng có dâng cúng ông Phật một lễ vật gì cả, kể cả những bông hoa, những cái nầy không có ích lợi gì cho ông Phật cả, ông Phật cũng không muốn có một nghi thức thờ phượng ông Phật nào cả, Giác Ngộ là phải hiểu biết những cái nầy, không hiểu biết những cái nầy, những điều nầy, những sự việc cơ bản nầy, thì không phải là Giác Ngộ, mà không giác Ngộ là không phải tu hành, là không theo pháp tu của ông Phật, là không hiểu Phật, là không theo Phật, không phải là Phật Tử.

Muốn theo ông Phật thì phải hiểu biết nhiều thứ về ông Phật, phải biết ông Phật đã làm gì, ông Phật đi tu là ông Phật đi đâu, ông Phật làm gì để đắc Đạo, thành Đạo, hành Đạo, vân vân, lý do mục đích tu hành của ông Phật là những cái gì. Thật khó hiểu biết chính xác và đầy đủ về ông Phật, bởi vì có quá nhiều truyền thuyết, quá nhiều câu chuyện về ông Phật, rất nhiều chuyện bịa đặt, thêu dệt, rất nhiều chuyện, nhiều điều mâu thuẫn, kỳ quặc, phi lý, vô lý, vân vân.

Tuy nhiên, chúng ta có thể chắt lọc được một số điều căn bản, có thể tin, có thể hiểu được về ông Phật, cuộc đời, cuộc sống, công việc xuất gia, tu hành của ông Phật: Phật Tổ của Đạo Phật xuất thân là một vị Hòang Tử của một tiểu quốc Ấn Độ, nói là con của một ông Vua, một Tiểu Vuơng, trong số số rất nhiều Tiểu Vương của xứ Ấn Độ 2500 năm trứơc. Khi nói về những chi tiết tiểu quốc, tiểu vương của Hòang Tử Siddahtha, tiền thân Đức Phật, chúng ta không hề có ý hạ thấp thân thế của Đức Phật, chúng ta chỉ muốn nói chính xác một số sự kiện cần có sự chính xác để chúng ta nhận định chính xác, không sai lạc, không mơ hồ về những sự kiện Phật Giáo chúng ta muốn nghiên cứu.

Tuy chỉ là một Hoàng Tử của một Tiểu Vương, Tiểu Quốc của Ấn Độ, Hòang Thái tử Siddahtha cũng có được những quyền lợi, quyền hành, những ưu đãi, biệt đãi của một ngôi vị Thái Tử thời xưa của nước Ấn Độ phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu, đói nghèo, vân vân. Chúng ta cần phải biết rất rõ về tất cả những bối cảnh đất nước, xã hội, con người, tôn giáo, tín ngưỡng, đời sống, văn hóa, kinh tế, chính trị, vân vân, của tòan cảnh nước Ấn Độ thời ông Phật Thích Ca còn là Hoàng Tử Siddahtha, thì chúng ta mới có thể hiểu được phần nào những tư tưởng và hành động của vị Hoàng Tử Siddahtha, quyết định quan trọng nhất là việc từ bỏ cung vàng, điện ngọc để đi tu của vị Hoàng Tử trẻ tuổi nầy.

Thái Tử Siddatha rời bỏ cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con xinh, để đi tu, không phải là để trở thành một tu sĩ, không phải để trở thành một ông Phật, mà là vì lòng từ bi, lòng thương xót những nỗi khổ đau của con người, Thái Tử muốn tìm cách thức nào đó để cứu giúp con người khỏi khổ. Chính vì những lý do và mục đích nhân ái, từ bi nầy mà Thái Tử Siddatha đã từ bỏ những Đạo Giáo Ngài đã từng theo, chỉ vì Ngài thấy là những Đạo Giáo nầy không đáp ứng những nhu cầu, mục đích, mục tiêu tìm kiếm của Ngài: mục tiêu, mục đích cứu khổ chúng sinh.

Đức Phật Thích Ca đã thành Phật ở sự kiện và thời điểm Ngài đã tìm ra những phương thức, những giải pháp cứu khổ, cứu nạn chúng sinh, Ngài đã tìm ra những điều mà Ngài cho là những căn nguyên của những khổ đau của con người, những điều căn bản của Giáo lý Phật Giáo, là những căn duyên, nghiệp qủa của con người, những nghiệp lực, nghiệp qủa của con người, những nhân qủa tương tác, tương hợp, tương giao, vân vân. Giải pháp giải trừ khổ đau của nhân lọai, con người là phải giải trừ những căn nguyên khổ đau, giải trừ nghiệp lực, không tạo nhân duyên để tránh khỏi qủa báo, nghiệp lực, vân vân.

Ở đây, chúng ta sẽ không bàn luận gì về những thuyết lý, Giáo lý Phật Giáo nầy, bởi vì chúng ta có quá nhiều tông phái, hệ phái Phật Giáo khác nhau, với rất nhiều giáo lý Phật Giáo khác nhau, rất nhiều điều khác biệt, rất nhiều điều mâu thuẫn, trái ngược nhau, vân vân. Chúng ta không bàn luận những tính chất đúng sai hay dở của các Giáo lý Phật Giáo, bởi vì chúng ta không biết chính xác điều gì ông Phật Thích Ca đã Giác Ngộ, điều gì không phải, chúng ta không biết điều gì ông Phật Thích Ca đã dạy, điều gì không phải, điều gì được truyền lại đúng, điều gì đã truyền lại nhưng không đúng, điều gì người ta hiểu được, điều gì người ta không hiểu được, vân vân.

Vì nhiều lý do, ở đây chúng ta không bàn luận, không phê phán những giáo lý Phật Giáo, bất cứ Giáo lý nào của Phật giáo, nhưng khi nói về Phật Giáo, về Phật Tổ Thích Ca, chúng ta có thể đề cập đến hai điều căn bản và quan trọng là Giác Ngộ và Từ Bi, đây là những điều căn bản nhất của Phật Giáo và Phật Tổ Thích Ca, dù là hệ phái nào, giáo phái nào của nhà Phật, chúng ta cũng không thể lọai trừ hai yếu tố Giác Ngộ và Từ Bi.

Không có hai yếu tố Gíác Ngộ và Từ Bi thì không còn là Phật Giáo, không phải là Phật Giáo, trái lại, không cần biết mình có tu hành hay không tu hành, niệm Phật hay không niệm Phật, ăn chay hay không ăn chay, vân vân, chỉ cần mình Giác Ngộ và Từ Bi, thì mình đã là một Phật Tử, và là một Phật tử chân chánh, một Phật tử thuần thành, chánh Đạo, chánh Đẳng, chánh Giác.

Là Phật Tử hay không phải là Phật Tử, không phải là điều quan trọng, làm một con người nhân thế, trần gian, làm một con người bình thường, bình phàm, nhưng chỉ cần hiểu rõ hai điều Giác Ngộ, Từ Bi nầy, học hỏi, thực hiện, thực hành hai điều căn bản nầy của Phật Giáo và Phật Tổ Thích Ca, thì cũng đủ để chúng ta trở thành con ngừoi tốt đẹp, cao qúi, học được Từ Bi sẽ thành người Đạo Đức, học được Giác Ngộ sẽ thành người Minh Triết, học được cả hai điều Giác Ngộ, Từ Bi sẽ trở thành người Đạo Đức Minh Triết, không phải là thành Phật, thành Tiên, không phải thành người quyền lực, quyền phép gì hết, cũng không có chuyện trường sanh bất tử gì cả.

Làm một con người nhân thế, trần gian, chúng ta không cần mong mình thành Phật, thành Tiên gì cả, lý do đơn giản là vì điều nầy không thể được, không ai có thể làm được, chỉ cần được làm được một con người bình thường, một con người không phạm nhiều tội lỗi, không cố ý phạm tội, một con người mong muốn những điều thiện, ham làm việc những lành, không ham điều ác, lánh xa điều xấu, vân vân, thì cũng đã là một con người tốt đẹp, giá trị, tư cách, và xứng đáng, trọn vẹn sứ mạng trần gian.  

Ai cũng có thể tu hành, và ai cũng có những cơ hội để học hỏi những điều hay dở, đúng sai phải trái, vân vân, nhưng chọn lựa con đừơng tu hành nào là điều rất quan trọng, chọn lựa điều học hỏi nào là điều rất quan trọng, can đảm chọn lựa, và can đảm hành động cũng là những điều rất quan trọng, học hỏi, tu hành Giác Ngộ, Từ Bi là những công việc muôn ngàn thử thách khó khăn, nhưng chỉ có Giác Ngộ và Từ Bi, chúng ta mới có thể là “người Đạo Đức Minh Triết” và mới có thể là “người Minh Triết Đạo Đức”.

Thái Tấn Truyền

No comments:

Post a Comment