Thursday 24 November 2011

Tình Yêu trong Tiểu Thuyết Kim Dung


Tình yêu trong Tiểu thuyết Kiếm Hiệp Kim Dung

·       Bài của Thái Nam Trân

Tiểu thuyết Kiếm Hiệp nào cũng đầy rẩy những trận đấu đánh, những cuộc tranh phong, tranh chấp, những đao kiếm, võ công, những ân oán, tình thù, vân vân; bởi vì nếu như không có đao kiếm, nếu như không có cung tên, nếu như không có võ công gì cả, thì làm sao có thể gọi là truyện kiếm hiệp. Nhưng mà, yếu tố lôi cuốn, hấp dẫn nhất của tiểu thuyết kiếm hiệp lại là những chuyện tình cảm, những chuyện tình yêu, những chuyện tình tự, vân vân, chớ không phải là những chuyện võ công, đao kiếm, cung tên, những thắng bại, hơn thua, những tranh chấp, tranh hùng, vân vân.

Tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung lôi cuốn, hấp dẫn người đọc nhiều nhất là nhờ có những yếu tố tình tự, những tâm tư, những tình cảm, những tâm lý, những tâm sự, vân vân, của nhân vật, của người nầy, của người kia, của người nam, của người nữ, của người thiện, của người ác, của người sang, của người nghèo, của con người; nhờ có những câu chuyện tình yêu, nhờ những câu chuyện tình nhiều dạng, nhiều hình, nhiều màu, nhiều sắc, nhiều trường hợp, nhiều hoàn cảnh, nhiều tâm lý, nhiều tâm tình, vân vân, giăng mắc và giăng giăng, đầy rẩy và rẩy đầy, trong bất cứ tác phẩm tiểu thuyết kiếm hiệp nào của nhà văn Kim Dung.

Tiểu thuyết kiếm hiệp nào, của bất cứ tác giả nào, của bất cứ nhà văn nào, cũng có những câu chuyện tình cảm, những mẫu chuyện tình yêu, của những nhân vật chánh, và cả những nhân vật phụ của truyện, không có những câu chuyện tình yêu, không có những câu chuyện tình cảm, không có những câu chuyện tình tự, không có những ân oán, những tình thù, những hờn giận, những ghen tuông, vân vân, thì có lẽ là, thì có lẽ sẽ, không có mấy ai, không có mấy người, muốn đọc truyện kiếm hiệp, có lẽ sẽ không có mấy ai muốn xem phim truyện kiếm hiệp giang hồ, thực tế không có mấy người thực sự thích coi những màn đánh đấm, những trận đao kiếm, những cuộc đấu đánh võ công, vân vân, dù trong sách vở hay là trên phim ảnh, cá nhân tôi rất ghét những màn đánh đấm, võ công, đao kiếm tranh phong.

Những câu chuyện tình yêu, tình tự trong những tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung thì có nhiều tính chất, nhiều phong vị, nhiều thú vị, nhiều phong nhã hơn những chuyện tình yêu trong những truyện kiếm hiệp khác, của những tác giả khác, của những nhà văn khác. Có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng, những yếu tố chánh yếu, chủ yếu, thiết yếu, đã tạo nên những thành công, những thành tựu, những lôi cuốn, những hấp dẫn, vân vân, của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.

Gần như là chưa có ai có thể diễn tả, gần như là không có một ai, gần như là không có một người nào, không có một nhà văn viết truyện tiểu thuyết  kiếm hiệp nào, có thể dàn dựng được nhiều tình tiết, nhiều tâm tình, nhiều tình tự, nhiều tâm lý, nhiều triết lý, nhiều màu sắc, vân vân, của những chuyện tình yêu nam nữ trong những tiểu thuyết kiếm hiệp đầy những hình ảnh đao thương, cung kiếm, đầy những chiêu thức võ nghệ, võ công, vân vân, như tác giả nhà văn tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.

Có thể nói là tiểu thuyết kiếm hiệp nào của Kim Dung cũng có những chuyện tình yêu giăng mắc, cũng có những tình cảm giăng giăng, những tình tự đan kết, những tâm tình nối kết nhau, ràng buộc nhau, nhưng tác phẩm trường thiên tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ, hay Lục Mạch Thần Kiếm, hay Nhất Dương Chỉ, có lẽ là bộ truyện có nhiều chuyện tình yêu nhất, và nhiều chuyện tình yêu giăng mắc, nhiều chuyện tình tự giăng giăng kỳ lạ nhất, ly kỳ nhất, bất chợt nhất, bất ngờ nhất, hấp dẫn nhất.

Dù văn hóa Trung Hoa không hề cấm đoán chuyện đa thê, không hề ngăn cản chuyện người đàn ông cùng lúc được quyền có nhiều vợ, đạo đức không ngăn cấm, mà luật pháp cũng không ngăn cấm. Những nhân vật lãnh tụ, những người lãnh đạo, những ông vua, những ông quan, những đạt nhân, những qúi nhân, vân vân, thì lại càng không có sự cấm cản, càng không có sự cấm đoán chuyện đa thê, chuyện nhiều vợ; một ông Vua không chỉ là có nhiều vợ, mà còn có qúa nhiều vợ, một vị Hoàng Đế có thể cùng lúc có tới hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn bà vợ, tam cung, lục viện, hoàng hậu, vương phi, vân vân.

Nhưng mà, nhà văn Kim Dung luôn luôn dàn dựng những nhân vật của mình, phần đông chỉ có một người vợ duy nhất, phần nhiều là người nam phải chọn lựa một trong nhiều người đàn bà xinh đẹp, đáng yêu để cưới làm vợ, mà sự lựa chọn thường là rất khó khăn, thường gây nên những sóng gió, nhiều khi là những bi kịch, có khi là những thảm kịch, có khi là những ân oán, có khi là những tình thù, vân vân. Giáo Chủ Minh Giáo Trương Vô Kỵ trong truyện Cô Gái Đồ Long chẳng hạn, Trương Vô Kỵ đã phải chọn lựa một trong bốn người con gái xinh đẹp cùng yêu thương chàng: Triệu Minh, Chu Chỉ Nhược, Hân Ly, Tiểu Siêu.

Người con gái nào trong số bốn người con gái nầy, cũng có những ưu điểm, cũng có những điểm đáng yêu, cho nên, sự lựa chọn nào của Vô Kỵ cũng khó khăn, lựa chọn gây cấn nhất, quyết liệt nhất là lựa chọn giữa Triệu Minh và Chu Chỉ Nhược. Lựa chọn Chu Chỉ Nhược thì không thể, thì không nên, bởi vì Chu Chỉ  Nhược đã phạm nhiều trọng tội đối với Trương Vô Kỵ, tội giết Hân Ly, tội bán đứng Tạ Tốn, nghiã phụ của Trương Vô Kỵ, tội đánh cắp Ỷ Thiên Kiếm, Đồ Long Đao, tội gian dối hại người và đổ oan cho Triệu Minh, vân vân.

Nhưng lựa chọn Triệu Minh thì cũng không hẵn đã là một lựa chọn ổn thỏa, và cũng chưa chắc là cuộc tình nầy sẽ có nhiều hạnh phúc trong hôn nhân, bởi vì giữa hai người có qúa nhiều sự khác biệt, có những mâu thuẫn sâu sắc: ân oán, sắc tộc, quốc gia, tông phái, bổn phận, trách nhiệm, vân vân.

Tiểu Siêu mới là một mẫu người nữ nhân êm ấm nhất, an toàn nhất, hạnh phúc nhất, ngọt ngào nhất, trong lòng của người nam nhân, trong lòng người nam tử, trong lòng của rất nhiều người đàn ông trên đời. Nhưng mà, không hiểu tại sao nhà văn Kim Dung lại thường cho những mẫu người nữ nhân rất lý tưởng cho tình yêu, cho hạnh phúc, cho hôn nhân như Tiểu Siêu, như A Châu, như Nghi Lâm, vân vân, những số phận thường là hẩm hiu, hoặc là bi thảm, hoặc là trắc trở, hoặc là đau buồn, vân vân.

Chúng ta nói là phần đông những nhân vật nam của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung chỉ cưới có một người vợ duy nhất, mà chúng ta không nói là tất cả, là bởi vì cũng có một tác phẩm, cũng có một nhân vật của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, trong đó nhân vật chánh, chẳng những là có nhiều vợ, mà cùng lúc đã có tới 6 người vợ. Nhưng đây là tác phẩm gần như duy nhất trong số 13 tác phẩm tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, và lại là tác phẩm, hình như là tác phẩm cuối cùng của Kim Dung, tác phẩm Lộc Đỉnh Ký và nhân vật chánh là Vi Tiểu Bảo.

Nhưng Vi Tiều Bảo thì lại không phải là một ông vua, không phải là một hoàng tử, không phải một phú ông, không phải một công tử, cũng không phải là một qúi nhân, qúi tộc gì cả; tuy là Vi Tiểu Bảo cũng từng được làm quan lớn trong triều đình nhà Thanh, từng giàu có muôn vạn, nhưng mà Vi Tiểu Baỏ là một nhân vật có lai lịch xuất thân thấp kém nhất trong số những nhân vật chánh của toàn bộ những bộ truyện trường thiên tiểu thuyết kiếm hiệp kỳ tình của Kim Dung.

Và khi Vi Tiểu Bảo cưới 6 bà vợ cùng một lúc, thì không phải là lúc Vi Tiểu Bảo vinh hiển thăng quan, mà là lúc Vi Tiểu Bảo thất thời, thất thế, là một kẻ tội phạm của triều đình, trên đường chạy trốn, trên bước đào vong, ẩn cư trên một hoang đảo không người. Mà hình như là chỉ có ở nơi hoang đảo xa xôi, ở chốn cô tịch không người nầy, tác giả Kim Dung mới dám cho Vi Tiểu Bảo chung sống cùng một lúc với 6 bà vợ. Kim Dung đã không dám cho Vi Tiểu Bảo được cưới cùng lúc 6 bà vợ ở nơi xã hội đời thường, cho dù là bối cảnh, thời đại, xã hội của nhân vật Vi Tiểu Bảo không có trở ngại nào cho một cuộc hôn nhân đa thê.

Trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ, nhân vật Nhữ Nam Vương Đoàn Chính Thuần, bào đệ của Đại Lý Hoàng Đế Đoàn Chính Minh, cha của nhân vật chánh, Thái Tử Đại Lý Đoàn Dự, là một nhân vật thượng thặng, thượng thừa, võ công trác tuyệt, tài trí hơn người, phong lưu anh tuấn, cầm kỳ thi họa, địa vị cao qúi, tiếng tăm lừng lẫy, văn võ song toàn, vân vân. Cứ theo lý lẽ và theo thực tế, theo bối cảnh, hoàn cảnh xã hội, thì nhân vật nầy muốn có bao nhiêu bà vợ cũng được, không có gì có thể cấm cản ông, không có gì trở ngại đối với địa vị, uy quyền của ông.

Nhưng mà, tác giả Kim Dung lại không cho Đoàn Chính Thuần cưới hết những người tình của mình về làm vương hậu, vương phi gì cả, mà chỉ là, chỉ thỉnh thoảng chúng ta mới lại thấy một người tình của Đoàn Chính Thuần xuất hiện với một hai cô con gái xinh đẹp nào đó, với những chuyện tình yêu đầy trắc trở nào đó của những cô con gái xinh đẹp nầy. Và hậu qủa là chúng ta có được một lô những câu chuyện tình yêu nối kết với những câu chuyện tình yêu của tác phẩm Thiên Long Bát Bộ, Lục Mạch Thần Kiếm, hay Nhất Dương Chỉ, vô cùng gây cấn, rất ly kỳ, đầy những bí mật, đầy những bất ngờ, dây dưa không dứt, trường thiên tiểu thuyết, kiếm hiệp kỳ tình!

Nhữ Nam Vương Đoàn Chính Thuần đã có một vị vương phi tài mạo phi phàm, võ công trác truyệt là Thư Bạch Phụng, một người có thể nói là người đàn bà đẹp nhất trong thiên hạ, rất xứng đáng địa vị Vương Phi Hoàng Gia Đại Lý. Theo như tình lý, thì người đàn bà xinh đẹp dịu hiền nầy, phải có được tất cả những tình cảm yêu thương, những tình yêu nồng thắm của chồng mình là Đoàn Chính Thuần; nhưng mà bi kịch tình yêu vẫn có thể xảy ra, và luôn luôn có thể xảy ra trên đời. Bi kịch tình yêu, bi kịch hôn nhân vẫn có thể xảy ra cho Vương Phi Thư Bạch Phụng, bi kịch tình yêu thể xảy ra cho bất cứ ai, bi kịch hôn nhân có thể xảy ra cho bất cứ người nào, cho dù người đó có là một bậc vương phi xinh đẹp, phong nhã, cao qúi, đoan trang nhất chốn trần gian như là Vương Phi Thư Bạch Phụng.

Không phải là Đoàn Chính Thuần không yêu thương cô vợ xinh đẹp như tiên của mình, nhưng mà cũng không thể vì vậy, mà ông không có những cuộc tình khác, không phải chỉ vì yêu vợ mà Đoàn Chính Thuần không có những tình yêu khác với những người đàn bà khác. Đó là bi kịch của nhân vật Đoàn Chính Thuần, mà đó cũng là bi kịch của nhiều người đàn ông khác trên đời, nhất là những người đàn ông tài tuấn, những nam tử tài hoa; càng tài tuấn, càng tài hoa, càng tài tử, càng anh hùng, càng lỗi lạc, càng xuất sắc, vân vân, thì trái tim của người nam nhân càng trở nên mềm yếu, càng dễ si tình, hay rất đa tình, vân vân.

Ngoài Thư Bạch Phụng, thì qủa thật là trên đời vẫn còn có những người đàn bà khác cũng xinh tươi, cũng xinh đẹp, cũng hấp dẫn, cũng tuyệt diệu, cũng tuyệt trần, vân vân; không chỉ có xinh đẹp, mà họ còn có những điểm rất đáng yêu của người phụ nữ, và những thứ rất đáng yêu, những điểm, những thứ đôi khi còn quan trọng hơn cả sắc đẹp của người phụ nữ: sự tế nhị, nét dịu dàng, tánh chu đáo, nết đoan trang, đức hiền thục, vân vân.

Đoàn Chính Thuần là một người đàn ông, một đấng nam nhi: anh tuấn, tài hoa, phong nhã, đa tình, văn chương, thi phú, võ nghệ, võ công, quyền uy, quyền lực, vân vân, lại đã có được những cơ hội tao ngộ, những cơ duyên gặp gỡ, tương hội, tương phùng với những người đàn bà xinh đẹp đó. Có những cơ hội, cơ duyên gặp gỡ, tao ngộ, tao phùng, vân vân, những người đáng bà rất đáng yêu thương, rất đáng si tình: những người đàn bà, hoặc đoan trang, hoặc hiền thục, hoặc dịu dàng, hoặc tế nhị, hoặc lôi cuốn, hoặc hấp dẫn, hoặc… đáng yêu đó, làm sao mà Đoàn Chính Thuần không yêu những người đàn bà xinh đẹp đáng yêu nầy.

Đặc biệt nhất là những người đàn bà biết ngưỡng mộ những tài năng của Đoàn Chính Thuần, biết trân trọng, biết trân qúi, biết chìu chuộng, biết yêu đương, vân vân; đây là những yếu điểm, là những yếu huyệt của Đoàn Chính Thuần, mà cũng là những yếu điểm, những yếu huyệt của hầu hết, của hầu như, của tất cả những người đàn ông, của tất cả những nam nhi, của tất cả những nam tử, của tất cả những nam nhân trên đời, không phải là yếu điểm của riêng ai, của riêng một người nào.

Không ai có thể phủ nhận sắc đẹp của người đàn bà là lợi khí sắc bén nhất của họ, như câu thơ cổ:

 “Vũ vô thiết tỏa năng lưu khách,
Sắc bất ba đào dị nịch nhân”

- Mưa không lưới tỏa mà lưu khách,
Sắc chẳng phong ba vẫn giữ người”,

Nhưng mà, thứ vũ khí vô địch của người đàn bà, thì vẫn chưa hẵn phải là nhan sắc của họ, vẫn có thể là, vẫn có thể còn, vẫn có thể có những cái, những thứ, khác hơn là nhan sắc của người phụ nữ. Hay đúng hơn là, nếu như người phụ nữ, nếu như người đàn bà, chỉ có nhan sắc duy nhất mà thôi, mà không có thêm những yếu tố phụ nữ khác: những tế nhị, những dịu dàng, những hiền thục, những đoan trang, vân vân, thì cũng chưa hẵn, thì cũng chưa chắc, là đã đủ để họ chinh phục được tình yêu của người đàn ông, chinh phục được những tình cảm của những nam tử, những tình tự, những say đắm của người nam nhân.

Trong số những thứ, những cái khác hơn là nhan sắc đó, thì lòng ngưỡng mộ của người phụ nữ, của người đàn bà đối với người đàn ông, đối với người nam tử, đối với nam nhân, xưa cũng như nay, tự cổ chí kim, bây giờ và mãi mãi, vẫn là thứ vũ khí, nhiều khi còn lợi hại hơn cả nhan sắc của người phụ nữ, sắc đẹp của người đàn bà. Lòng ngưỡng mộ, ái mộ của người phụ nữ đối với nam nhân, có khi còn lợi hại gấp nhiều lần, có khi còn lợi hại gấp vạn lần, có khi lợi hại vô cùng và vô cùng lợi hại, có khi hữu hiệu vô cùng và vô cùng hữu hiệu, để chinh phục nam nhân, để chinh phục người đàn ông.

Tự cổ chí kim, nam nhi, anh kiệt, anh hùng, anh hào gì, tài tử, văn nhân gì, võ công, tài trí gì, võ nghệ, văn chương, tên tuổi gì, tiếng tăm, địa vị gì, quyền uy gì, quyền lực, quyền thế gì, tất cả cũng vẫn thường bị lòng ngưỡng mộ của người phụ nữ chinh phục, cũng bị sự ngưỡng mộ, tán dương, tán thưởng, kính trọng, vân vân, của người đàn bà làm cho gục ngã, làm cho đầu hàng.

Ở đây, trong bộ truyện Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, nhân vật Đoàn Chính Thuần của chúng ta, cũng mới chỉ là một mẫu nam nhân, cũng chỉ mới là một mẫu người nam tử, một mẫu người đàn ông, trong số đông đảo, hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu những nam nhân, những nam tử trên đời. Những anh hùng, những hào kiệt, kể cả những người được gọi là những kỳ nhân, những vĩ nhân trên đời, cuối cùng, hầu như là hết thảy, gần như là hết tất cả, đều đã bị lòng ngưỡng mộ tài năng của người phụ nữ đánh ngã, đều đã bị sự hâm mộ tài trí của người phụ nữ, của người đàn bà chinh phục, đã phải chịu qui hàng, vô thức, vô chiêu hóa giải, vô kế khả thi, vô phương cứu gỡ.

Nam nhân, nam tử, đàn ông, có thể yêu thích, hay rất yêu thích một nhan sắc nữ nhân, hay một nữ nhân nhan sắc, nhưng mà, họ lại chỉ bị chinh phục bởi lòng ngưỡng mộ của người phụ nữ, sự thán phục của người đàn bà, mà không phải là bởi cái nhan sắc của người phụ nữ. Một người phụ nữ xinh đẹp thì rất dễ dàng quyến rũ một nam nhân bằng nhan sắc của phụ nữ, nhưng chỉ có những người đàn bà biết ngưỡng mộ tài năng của người nam nhân, biết qúi trọng đức độ của người nam nhân, thì mới có thể chinh phục được họ, mới nắm bắt được trái tim của họ, mới cầm giữ được linh hồn của họ.

Người đàn ông luôn luôn ham muốn nhan sắc của người đàn bà, luôn luôn muốn chiếm hữu những người đàn bà có nhan sắc, đúng hơn thì chúng ta phải nói là họ ham muốn chiếm hữu cái nhan sắc của người đàn bà, chớ không phải là ham muốn chiếm hữu người đàn bà có nhan sắc. Về chi tiết, thì hai sự việc nầy hoàn toàn khác biệt nhau, và những bi kịch của tình yêu thì thường nằm trong sự khác biệt nầy, sự khác biệt giữa một người đàn bà có nhan sắc và cái nhan sắc của một người đàn bà.

Nếu chỉ có cái nhan sắc không thôi, thì người đàn bà không bao giờ có được tình yêu đích thực của người đàn ông, cái nhan sắc thì không bao giờ bền vững; cái nhan sắc nào rồi cũng sẽ phai tàn, nếu người đàn ông chỉ là yêu mê cái nhan sắc của người đàn bà, thì khi nhan sắc của người đàn bà không còn nữa, hoặc là mất đi, hoặc chỉ mới là phai nhạt, phai tàn thì tình yêu nhan sắc nầy của người đàn ông liệu có còn không, thông thường là không còn, thường thường là biến đổi.

Đó là chưa kể đến những hệ lụy của nhan sắc; có qúa nhiều cái hệ lụy của nhan sắc người đàn bà, ngữ tự của Trung Hoa rất sâu sắc khi để một thanh đao trên người phụ nữ để làm thành chữ sắc, để mô tả những hệ lụy hiểm nguy của nhan sắc của người đàn bà, mà lịch sử Đông Tây Kim Cổ đã từng chứng minh, nhất là lịch sử phong phú 5, 7 ngàn năm của Trung Hoa, với nhiều vương quốc, nhiều triều đại lẫy lừng của Trung Hoa đã bị sụp đổ chỉ vì nhan sắc của người đàn bà, nhiều vị quân vương Vua Chúa Trung Hoa đã phải lụy chết vì nhan sắc đàn bà như: U Vương nhà Hạ, như Trụ Vương nhà Thương, như Phù Sai nhà Ngô, vân vân.

Nhan sắc, tuy là lợi khí, vũ khí muôn đời của người phụ nữ, của người đàn bà, nhưng mà không nhất định nó là thứ vũ khí vô địch, nó có thể rất dễ dàng chinh phục tình yêu, tình cảm, đam mê, ham muốn, vân vân, của nam nhân, nhưng mà mặt khác, cái nhan sắc nào, dù lộng lẫy tới đâu, dù quyến rũ thế nào, cũng có thể, cũng có lúc, cũng có khi, sẽ trở nên nhàm chán trong lòng của nam nhân. Cái nhan sắc không kèm theo đức hạnh cao, tánh nết tốt, vân vân, thì lại càng nhanh chóng hủy diệt tình yêu trong lòng người nam nhân. Cái nhan sắc, nếu đi kèm theo những sự độc ác, hung dữ, hay gian trá, vân vân, thì chẳng những là nó không có được tình yêu của nam nhân, mà nó chỉ có sự sợ hãi, sự chán ghét, sự ghê tởm, sự ghê sợ, sự chạy trốn, sự ruồng bỏ, vân vân, của người đàn ông, của nam nhân mà thôi.

Sự lạnh lùng của người phụ nữ cũng là thứ thuốc độc của tình yêu đối với nam nhân, không có người đàn ông nào có thể yêu thương một người đàn bà lạnh lùng, cho dù đó là một người đàn bà xinh đẹp; người đàn ông rất dễ dàng yêu thương một người đàn bà không xinh đẹp, nhưng mà ngọt ngào, nhưng mà nồng ấm, nhưng mà dịu dàng, nhưng mà tế nhị, nhưng mà chìu chuộng, nhưng mà chu đáo, vân vân, chớ không yêu người đàn bà xinh đẹp nhưng mà khô cứng, nhưng mà thô lổ, nhưng mà cộc lốc, nhưng mà chai đá, nhưng mà lạnh lùng, vân vân.

Sự khinh rẽ của người phụ nữ đối với nam nhân còn độc hại, còn tai hại ghê gớm hơn nữa, là thứ vũ khí mạnh nhất, hữu hiệu nhất để giết chết tình yêu, giết chết tình cảm của người đàn ông, của nam nhân; là thứ vũ khí có khả năng tàn phá nhân cách của người nam tử, nam nhân, thứ thuốc độc có khả năng hủy hoại tâm hồn của người đàn ông, của người nam tử một cách toàn diện nhất, một cách triệt để nhất.

Chẳng những là nó hủy diệt tình yêu của người đàn ông, hủy diệt rất triệt để, rất toàn diện, mà nó còn có thể có những hậu qủa, những hệ lụy vô cùng tai hại, những ân, oán, những hận thù, vân vân. Cho nên, người đàn ông, muốn có hạnh phúc trong hôn nhân, thì không thể cưới những người đàn bà có tâm tính khô khan, có tánh tình lạnh lùng, cái nầy không phải là nữ tính, không hợp nữ tính. Người đàn ông thực sự nào, người nam nhân thực sự nào, cũng đều yêu thích người đàn bà nhiều nữ tính; người đàn bà càng nhiều nữ tính, thì họ càng dễ dàng chinh phục được tình yêu, dễ dàng chinh phục được tình cảm của người đàn ông, của người nam tử, nam nhân.

Triệt để nhất, là người đàn ông không thể cưới người đàn bà không biết qúi trọng mình, càng triệt để không thể cưới người đàn bà khinh khi mình, triệt để không thể cưới người đàn bà khinh rẻ mình, triệt để không thể cưới người đàn bà khinh thị mình, triệt để không thể cưới người đàn bà coi thường mình, vân vân. Thà làm một người đàn ông độc thân, một người không có vợ con, gia đình, chớ tuyệt đối không thể cưới những người đàn bà nầy làm vợ, trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ trường hợp nào. Và ngược lại, người đàn bà cũng vậy, thà sống độc thân một mình, chớ không nên, tuyệt đối không bao giờ nên ưng lấy, ưng chịu gả cho một người đàn ông, mà mình không qúi trọng, mình không yêu mến làm chồng, để tránh những bi kịch hôn nhân, tránh những thảm kịch tình yêu, hạnh phúc gia đình cho cả hai người.

Nhà tỷ phú hàng hải thương thuyền Hy Lạp Onassis đã bỏ ra cả một gia tài lớn lao để quyết cưới cho bằng được bà giai nhân góa phụ Tổng Thống Mỹ Kennedy, là bà Jacqueline Kennedy, nhưng cuối cùng thì ông đã phải thú nhận rằng đây là một quyết định sai lầm lớn nhất trong cuộc đời sự nghiệp đầy những thành đạt phi thường của ông: ông chỉ cưới được một góa phụ nhan sắc, tên tuổi, tiếng tăm, vân vân, nhưng ông không cưới được trái tim của người đàn bà nhan sắc nầy, ông không cưới được tâm hồn của người đàn bà nhan sắc nầy; kết qủa là ông chỉ có được những tức giận, những khổ đau, những buồn phiền,những ân hận, vân vân, mà không có được những êm ấm, hạnh phúc.

Đây là một bài học lớn, bài học rất lớn về nhan sắc, về tình yêu, về hôn nhân, về hạnh phúc, vân vân, cho tất cả chúng ta, cho tất cả đàn ông, cho tất cả nam nhân trên đời; tỷ phú Onassis đã thất bại thê thảm trong cuộc hôn nhân với bà Jackie Kennedy, một người đàn bà xinh đẹp, duyên dáng, khôn ngoan, tên tuổi, tiếng tăm, vợ góa của vị tổng thống tên tuổi Hoa Kỳ John Kennedy.

Ông đã nhầm lẫn ở chỗ là ông đã cưới một người đàn bà không yêu qúi ông, không kính trọng ông, ông đã nhầm lẫn tai hại chết người, là ông đã cưới một người đàn bà chỉ có lòng khinh khi ông, chỉ có sự khinh thị ông, chỉ có sự chán ghét ông, chớ không có yêu ông. Bà chỉ kết hôn với gia tài của ông chớ không có kết hôn với con người của ông, cái bi kịch muôn đời của những con người giàu có, uy quyền, những ông Hoàng, bà Chúa, vân vân.

Nhân vật Bang Chủ Cái Bang Kiều Phong là một thí dụ điển hình về một thứ tình yêu của nam nhân không phải vì nhan sắc của đàn bà; Mã Phu nhân, vợ Phó Bang Chủ Mã Đại Nguyên, một trong những người tình bí mật của Nhữ Nam Vương Đoàn Chính Thuần, là một người đàn bà xinh đẹp, sắc đẹp hoa khôi, lại là một người đàn bà luôn khao khát tình yêu của nam nhân.

Đây là một người đàn bà rất hấp dẫn, rất lãng mạn, rất đa tình, rất ham muốn một cách tham lam tình yêu của nam giới; đúng hơn là bà rất ham muốn sự ngưỡng mộ nhan sắc bà của người đàn ông, của người đàn ông bà yêu thích, cái nầy là chuyện thường, cái nầy không đáng nói, nhưng đặc biệt là bà còn muốn có được cả sự ngưỡng mộ nhan sắc bà của cả những người đàn ông xa lạ, cả những người đàn ông bà không yêu thích họ. Đây là một căn bịnh rất lớn, rất nguy hiểm, rất tai hại của nhiều người đàn bà xinh đẹp trên đời, một căn bệnh chúng ta rất cần ý thức, và rất cần được chữa trị, để không hại mình, hại người.

Nhan sắc của Mã Phu Nhân không thể, và không hề lay động được tình yêu của Bang Chủ Kiều Phong; trái lại một thị tì a hoàn của Mộ Dung Phục là tiểu nữ A Châu, lại có thể chinh phục được tình yêu tuyệt đối của người anh hùng vô địch, võ công cái thế Kiều Phong. Tiểu nữ thị tì A Châu đã chinh phục người nam nhân vô địch, anh hùng Bang Chủ Kiều Phong, không bằng nhan sắc diễm kiều, mà bằng sự dịu dàng, sự đắm thắm, nết na, sự đoan trang hiền thục của nàng, và nhất là, bằng lòng ngưỡng mộ tuyệt đối của nàng đối với Kiều Phong, lòng ngưỡng mộ đức độ, sự thưởng thức tài năng, những khí khái, những bản sắc anh hùng, chánh nghiã của Kiều Phong.

Đây không phải là câu chuyện chỉ xảy ra trong tiểu thuyết, trong văn chương, mà nó còn là những sự thực, còn là những chuyện thực ở trên đời, mà chúng ta có thể thấy, mà chúng ta có thể gặp ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào, trong bất cứ trường hợp nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào; đây là những hiểu biết, những bài học, và là những kinh nghiệm rất quan trọng, rất qúi giá, và rất cần thiết, cho cuộc đời, cho hạnh phúc của mỗi con người chúng ta.

Một câu chuyện hoàn toàn rất thực, mà mọi người đều có thể biết là câu chuyện hôn nhân của Thái Tử Charles Anh Quốc với công nương xinh đẹp Primcess Diana, dù Diana đã sinh cho Thái Tử Charles hai vị chàng hoàng tử: Henry va William, dù Diana vẫn xinh đẹp, vẫn trẻ trung, vẫn nhan sắc, vẫn diễm kiều, vân vân, Diana là một phụ nữ, công nương, quyền qúy, hình bóng ước mơ của rất nhiều người đàn ông, nam tử, nam nhi trên đời. Nhưng Thái Tử Charles lại không yêu thương nàng, lại quyết định ly dị Diana, cuộc ly dị đầy trở ngại, đầy tai hại, rất khó khăn, vân vân, để cưới một người đàn bà khác, một cuộc hôn nhân vô cùng trở ngại, cực kỳ khó khăn, vô cùng tai hại cho danh gía, điạ vị Thái Tử của ông, để cưới một người đàn bà vừa già, vừa xấu, lại đã có chồng con, đã có cháu nội, cháu ngoại đầy đàn là bà Camila.

Không riêng có câu chuyện Thái Tử Charles Anh Quốc, mà trên đời nầy, thực ra chúng ta còn có biết bao nhiêu câu chuyện tình yêu của đàn ông, của nam nhân, tương tự như câu chuyện tình yêu hôn nhân của Thái Tử Charles, những lựa chọn hôn nhân, tình yêu, không hẵn phải, không chắc phải là lựa chọn nhan sắc của người đàn bà, yếu tố không hẵn, không chắc sẽ mang lại cho chúng ta hạnh phúc hôn nhân, gia đình; yếu tố không hẵn, không chắc sẽ mang lại những tình yêu ấm áp, những hạnh phúc êm đềm, những tình cảm ngọt ngào, những cảm giác nồng nàn, những tâm tình nồng ấm, vân vân, trong lòng của nam nhân.

Một công nương Princess Diana, có qúa nhiều thứ ưu đãi của Thượng Đế cho nàng: tuổi trẻ, nhan sắc, tiền tài, danh vọng, địa vị, tiếng tăm, vân vân, nhưng mà Dianna vẫn không có được hạnh phúc, dù là hạnh phúc với chồng nàng. Thái Tử Charles đã không mang lại hạnh phúc cho nàng, Thái Tử Charles không yêu nàng, chồng nàng không yêu nàng, những cái nầy đều là sự thực, những sự thực không ai chối cải. Nhiều người đã trách cứ Thái Tử Charles, một người đàn ông không chung thủy, một người chồng không chung tình, một người chồng phản bội vợ, đã có những tình cảm riêng tư với Camila, một người bạn cũ nhưng nay đã có chồng con rồi.

Rất nhiều người đã trách cứ Thái Tử Charles đã phản bội Dianna; nhưng mà không có ai đặt ra câu hỏi tại sao Thái Tử Charles không yêu cô vợ trẻ trung, xinh đẹp của mình, tất yếu là phải có những nguyên nhân, và tất yếu phải là những nguyên nhân quan trọng; cũng không có ai hỏi nguyên nhân nào mà Thái Tử Charles lại đi yêu một người đàn bà khác, một người đàn bà vừa không có nhan sắc, lại vừa già nua, lại đã có chồng con. Tất yếu cũng phải có những nguyên nhân, và tất yếu cũng phải là những nguyên nhân quan trọng, những nguyên nhân chúng ta rất cần nên hiểu biết để có thể cảm thông cho Thái Tử Charles, và quan trọng hơn là để cho những kinh nghiệm bản thân, những hạnh phúc, khổ đau của chính mình.

Cũng không có ai đặt ra câu hỏi quan trọng là tại sao lại không có người đàn ông nào khác mang lại hạnh phúc cho nàng công nương xinh đẹp trẻ trung Diana; cái chết bi thảm của nàng mãi mãi còn để lại cho đời, người đời, rất nhiều cảm xúc, rất nhiều tiếc thương; nhưng mà mãi mãi cũng sẽ vẫn còn đó câu hỏi: tại sao mà nàng Công Nương Princess Diana lại không có được tình yêu, tại sao nàng không có được hạnh phúc hôn nhân? Tại sao mà nàng lại không có được tình yêu của chồng nàng, mà nàng cũng không có được hạnh phúc với bao nhiêu người tình của nàng; dù là nàng đã có qúa nhiều ưu thế, qúa nhiều ưu điểm của người phụ nữ: tuổi trẻ, sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, hào quang, vân vân.

Dĩ nhiên là chúng ta không thể phiếm diện, cũng không thể chủ quan, chúng ta không thể cực đoan, không nên qúa khích, vân vân, khi nói là chỉ cần lòng ngưỡng mộ thôi thì đã đủ điều kiện để người đàn bà có thể chinh phục được người đàn ông, để chinh phục được tình yêu của họ, để có thể chiếm lấy trái tim của họ, vân vân; nhưng mà, chúng ta có thể cả quyết rằng, đây là yếu tố rất quan trọng, yếu tố rất cần thiết trong tình yêu nam nữ, yếu tố không thể thiếu trong tình yêu nam nữ, không thể thiếu trong đời sống hôn nhân, đời sống vợ chồng.

Lòng ngưởng mộ của người phụ nữ đối với nam nhân, nhất là lòng ngưỡng mộ tài năng, đạo đức, vân vân, của nam nhân, chẳng những là thứ vũ khí chinh phục nam nhân hữu hiệu nhất, mà cũng là thứ bùa yêu bền vững nhất trong quan hệ nam nữ, trên tất cả mọi mặt, đời đạo, tình cảm, tâm linh và khoa học. Những tình yêu chân thành nhất, những tình yêu sâu xa nhất, những hôn nhân hạnh phúc nhất, bền vững nhất là những những hôn nhân, những tình yêu trên mối quan hệ của lòng ngưỡng mộ, sự tôn kính, sự phục tùng, vân vân, của người phụ nữ đối với nam nhân.

Vì sự lợi ích của việc di truyền nòi giống, mà Thượng Đế đã cho con cái, vật cái, người nữ, vân vân, có khuynh hướng đi tìm kiếm những đối tượng mà nó yêu thích, nó ước muốn, nó ngưỡng mộ, nó ngưỡng phục, nó tôn kính, nó tôn thờ, vân vân, tất cả những cái tốt đẹp, ưu điểm, ưu việt, vân vân, mà nó tìm kiếm nầy, không phải là cho riêng tư bản thân của nó. Mà nguyên nhân, nguyên ủy sâu xa, lý do thật sự, mục đích thâm sâu, vân vân, bắt nguồn từ Thiên ý, bắt rễ từ Thượng Thiên, từ những tiếng gọi sâu thẳm từ trong tâm linh sâu thẳm vô hình, siêu hình. Là cho con cái của nó, là cho nòi giống của nó, là cho giòng tộc của nó, là cho sự di truyền những nòi giống tốt, những nòi giống được lựa chọn, những nòi giống phải được lựa chọn.

Chính những yếu tố vật chất, những kích thích tố nữ, những hormone trong thân thể của người nữ, của con cái, những chất liệu vật chất do Thượng Đế sinh ra trong thân thể của nữ nhân, đã hoạt động, đã hướng dẫn nó tìm đến những đối tượng nam nhân thích hợp, mà những chọn lựa của nó đã được thể hiện bằng những sự ngưỡng mộ, những sự ưa thích, những sự đam mê của nó. Những thí nghiệm khoa học trên rất nhiều loài vật đều cho thấy sự lựa chọn người tình của con cái để di truyền nòi giống là hoàn toàn có thực, không phải là tất cả, nhưng mà rất nhiều con vật cái đã có sự lựa chọn con đực để truyền giống.

Những con cua đực phải ra sức biểu diễn và khoe khoang sức mạnh của nó, trước khi nó được con cua cái chấp nhận cho vào động phòng; không phải con cua đực nào cũng có thể vào động phòng với con cua cái, nếu nó không được con cua cái lựa chọn, chấp nhận trên tiêu chuẩn sức mạnh, sức khỏe để di truyền nòi giống tốt. Rất nhiều giống vật trong thiên nhiên đã kết hợp nam nữ, truyền giống, động phòng bằng phương thức nầy, bằng cách thức nầy; những con vật không cần sự lựa chọn của con cái, thì đã có những phương thức lựa chọn tự nhiên, là chỉ có những con đực đầu đàn dũng mãnh nhất, mới được quyền yêu đương, động phòng với những con cái trong đàn, những con đực yếu đuối thua trận thì không được làm những nhiệm vụ di truyền nòi giống nầy.

Con người, thì dĩ nhiên là tinh tế hơn con vật gấp nhiều lần, có thể nói là gấp ngàn vạn lần; tinh tế hơn, và phức tạp hơn; không đơn thuần, không đơn giản như loài vật, như con cua như thí dụ trên đây; nhưng mà con người cũng không ra ngoài định luật tìm kiếm và lựa chọn người tình, lựa chọn người yêu, lựa chọn người chồng, vân vân. Con người càng tiến hóa, càng văn minh, thì sự lựa chọn người tình, lựa chọn người yêu, lựa chọn người chồng càng tinh tế, và càng lựa chọn tinh tế thì con người càng tiến hoá, càng tiến triển cao hơn, nhanh hơn, tốt hơn, vân vân.

Trong việc lựa chọn người yêu, tìm kiếm người tình, người chồng của người phụ nữ, của người đàn bà, ngoài những yếu tố vật chất ra, ngoài những yếu tố sức khỏe, sức mạnh, vân vân, còn có những yếu tố tâm linh vô hình siêu hình hướng dẫn và sắp đặt rất nhiều thứ, rất nhiều điều, ngoài sự hiểu biết, và ngoài những khả năng điều khiển, hay kiểm soát của con người, của lý trí, hay là của tình cảm, của trí não, hay là của con tim.

Cho nên, những sự phê phán của chúng ta đối với những lựa chọn người tình, người yêu, người chồng, lựa chọn tình yêu của người phụ nữ, thường thường là những nhầm lẫn, thông thường là không chính xác, thường thường thì không hề chính xác, không thể chính xác; cho nên có thể nói là chúng ta thực rất rất khó khi nhận xét, khi phê phán tình cảm, tình yêu của người phụ nữ. Bởi vì, chẳng những chúng ta không biết được những nguyên nhân, những động cơ, những động lực, vân vân, thầm kín, bí ẩn, bí mật, vân vân, đã thúc đẩy, đã lôi cuốn người nữ vào một cuộc tình yêu nào đó, vào cuộc hôn nhân nào đó; mà thường khi, ngay chính bản thân của người phụ nữ, họ cũng không biết được những điều nầy, hoặc là họ không thể cưởng lại được những thúc đẩy, những thôi thúc tình yêu, những xôn xao, những rung động của tâm tư, của tình cảm, của con tim trong lòng họ.

Hầu hết những người đàn bà, những người phụ nữ trên đời, đều có hôn nhân, đều có gia đình, đều có chồng con, vân vân, đó là những chuyện thường tình, những chuyện thông thường, đó là những nhu cầu tất yếu, tất nhiên của họ, những nhu cầu tự nhiên của họ, những nhu cầu thiên nhiên của họ, nhưng mà chuyện tình yêu, chuyện tình cảm của họ, những lựa chọn người tình, người yêu trong lòng của họ, thì lại là những vấn đề khác, những vấn đề rất khác.

Có thể nói là không có ai, không có một người nào, có thể biết được hết những bí ẩn tình yêu trong lòng một người đàn bà, bất cứ là người đàn bà nào, bất kể là người đàn bà nào, bất luận là người đàn bà nào. Không có ai có thể biết được hết những bí ẩn tình yêu trong lòng của một người đàn bà có nhan sắc, cái đó đã đành, nhưng mà, cũng không ai biết được hết những bí ẩn tình yêu trong lòng của những người đàn bà không nhan sắc.

Chúng ta đang nói về những khía cạnh tốt và rất tốt về những cái bí ẩn của tình yêu, của tình cảm, của tình tự, vân vân, trong lòng của người phụ nữ, của người đàn bà; chúng ta không nói về những cái xấu mà nhiều sách vở, nhiều văn chương hay là nhiều người đời thường nói về những cái bí ẩn tình yêu trong lòng người đàn bà. Chúng ta đang nói về những bí ẩn tâm linh của người phụ nữ, những dẫn dắt bí ẩn và vô hình mà chính bản thân của người phụ nữ cũng không biết, cũng không thể biết, hoặc là biết, hoặc là rất hiểu, rất biết, nhưng lại không thể cưỡng lại, không thể chống lại được những dẫn dắt bí ẩn tâm linh nầy.

Thí dụ, như là tình yêu rất đau khổ, rất mù quáng của Mục Niệm Từ, một cô gái rất đáng thương, rất ngây thơ, hiền thục, rất chân thành đối với tiểu tử Dương Khang trong truyện Anh Hùng Xạ Điêu; cái bí ẩn tình yêu trong lòng của tiểu nữ Mục Niệm Từ, là những sự chi phối của những yếu tố tâm linh siêu hình đối với nàng. Mục Niện Từ đã biết rõ chân tướng của Dương Khang, đã biết rõ con người, tư cách xấu xa của Dương Khang, nàng biết rõ hết, nhưng mà, Mục Niệm Từ đã không thể cưỡng lại, không thể chống lại được những yếu tố vô hình, những lực lượng tâm linh, những lực lượng và những sức mạnh vô hình, mà người đời thường gọi là số mệnh, hay duyên số, hay duyên nghiệp, hay căn duyên, vân vân, đã lôi cuốn nàng đến với Dương Khang, cho một cuộc tình duyên nhiều đau khổ, nhiều đắng cay.

Không ai có thể cưỡng chống lại được những sức mạnh và những sự chi phối của những lực lượng tâm linh siêu hình trong lãnh vực tình yêu, mà người đời thường gọi nôm na là “duyên nợ”, là “duyên tình”. Đối với Mục Niệm Từ, thì tình yêu mù quáng của nàng đối với Dương Khang, chính là những yếu tố tâm linh vô hình và bí ẩn nầy, lực lưọng và sức mạnh đã thúc đẩy nàng phải thực hiện một sứ mạng thiêng liêng: khai sinh ra một con người. Một người con của Dương Khang, nhưng lại không xấu như Dương Khang, mà lại là một nhân vật chánh của một bộ trường thiên tiểu thuyết kiếm hiệp khác của Kim Dung, nhân vật Dương Hoá, người yêu của Tiểu Long Nữ, của tác phẩm Thần Điêu Đại Hiệp.

Không phải chỉ có trong văn chương, trong sách vở, trong tiểu thuyết, mà trên thực tế, mà trong đời thường, thực ra chúng ta cũng đã có không biết bao nhiêu nhân vật Mục niệm Từ, những tình yêu mù qúang, những đam mê rồ dại của những người phụ nữ, những người đàn bà. Cái mà người đời thường gọi là “sự nhẹ dạ của đàn bà”, thủ phạm thực sự là những lực lượng, những sức mạnh tâm linh vô hình bí ẩn nầy; Thượng Đế, Thượng Thiên sinh ra cái nhẹ dạ của người đàn bà nầy có mục đích bí ẩn, nhưng đồng thời cũng là cao cả và thiêng liêng là để sinh ra những đứa con cho trần thế, cho Thượng Thiên.

Không có những tình yêu mù qúang, không có những đam mê trần tục nầy của người phụ nữ, của người đàn bà, thì đã không có biết bao nhiêu những đứa trẻ thơ được sinh ra trên trần thế, đã không có được biết bao nhiêu con người được sinh ra trên chốn trần gian, để sinh sôi nẩy nở nòi giống con người. Cho nên ở một góc cạnh nào đó, ở một phương diện nào đó, chúng ta không chê bai, không phê phán sự nhẹ dạ, sự nông nổi trong tình cảm, trong tình yêu của người phụ nữ, của người đàn bà, mà chúng ta nên cám ơn sự nhẹ dạ, cả tin, tính cả nể của người phụ nữ, như một câu thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:

“Cả nể cho nên sự dở dang
 Cảnh tình chàng biết hởi chăng chàng”

Kim Dung đã có những tài hoa, tài tình khi dàn dựng, khi mô tả những nỗi bí ẩn tình yêu của người phụ nữ qua những nhân vật người tình của Nhữ Nam Vương Đoàn Chính Thuần, mỗi người tình của Đoàn Chính Thuần là một bí ẩn tình yêu trong lòng người đàn bà. Trong truyện thì Đoàn Chính Thuần có đến 6 người tình nhan sắc khác nhau, hình dáng khác nhau, thân thế khác nhau, tâm tính hoàn toàn khác nhau, nhưng trên những phương diện tâm lý, tâm linh thì cả 6 người tình nầy chỉ là một: một người phụ nữ duy nhất, một người đàn bà duy nhất, một người tình duy nhất mà thôi, những ước muốn, những ước mơ,  những khao khát của người đàn ông, của nam tử, của nam nhân.

Không có một con người trần tục nào là toàn vẹn trên đời, người có ưu điểm nầy thì lại có khuyết điểm khác, người có nhan sắc thì lại không có tâm hồn, người có tâm hồn thì lại không có nhan sắc, mà người đàn ông nào thì cũng có những ham muốn, những kiếm tìm những caí ưu điểm của người nữ nhân. Đây tuyệt đối không phải là những ham muốn, những đòi hỏi, những tìm kiếm xấu xa gì cả, như nhiều người đã nghĩ, như nhiều người đã phê phán, nhiều người đã phê bình; mà đây là những thúc đẩy tâm linh, những bí ẩn vô hình của những sứ mạng tâm linh thiêng liêng, cao cả, không phải là những ham muốn thấp kém tầm thường gì cả.

Người nam nhân, bất cứ người nam nhân nào, cũng có những trách nhiệm tâm linh là phải đi tìm kiếm những cái tốt đẹp ở người nữ, tìm kiếm những người phụ nữ ưu điểm, ưu tú, đây là một sứ mạng tâm linh nghiêm chỉnh của người nam nhân, để tạo nên những con cái tốt, tạo nên những nòi giống tốt, để thực hiện tốt những sứ mạng thiêng liêng, bí ẩn nhưng cao cả của thượng Thiên giao phó. Người phụ nữ, người đàn bà cũng vậy, người nam, người nữ gì cũng đều có những sứ mạng thiêng liêng cao cả của Thượng Thiên giao phó: sanh tạo ra những con cái tốt, duy trì những nòi giống tốt, phát triển nòi giống con người tốt đẹp, tài hoa, vân vân, ở nơi chốn trần gian.

Người nam, người nữ đều có những quyền hạn và những nhiệm vụ phải tìm kiếm, phải lựa chọn những người tình ưu điểm, ưu việt, ưu tú, vân vân, những gien di truyền tốt, cho những sứ mạng di truyền, phát triển nòi giống tốt của mình. Minh triết, giác ngộ những sứ mạng tâm linh bí ẩn nầy của con ngưòi ở nơi chốn trần gian, chúng ta sẽ có những quan điểm cởi mở hơn, những tư tưởng thoáng rộng, cao siêu hơn về những chuyện hôn nhân, những chuyện hạnh phúc, những chuyện nhân duyên, những chuyện tình yêu, vân vân, của con người.

Nói về những quan điểm, những tư tưởng, những tư duy thoáng rộng, cởi mở hơn về tình yêu, về hôn nhân, về sắc dục, vân vân, chúng ta có thể đặt lại nhiều vấn đề của những câu chuyện tình yêu, những chuyện hôn nhân, gia đình, hạnh phúc, khổ đau, vân vân, trong những tác phẩm tiều thuyết kiếm hiệp của Kim Dung. Thí dụ như là hành động vi phạm sắc giới của Phương Trượng Thiếu Lâm với Diệp Nhị Nương, đối với người đời, đối với tôn giáo, họ có thể bị kết tội, như họ đã bị kết tội, họ có thể bị lên án như họ đã bị lên án.

Nhưng mà, trên phương diện tâm linh, những sứ mạng thiêng liêng của con người nơi trần thế, thì lại có thể khác, không có sự vi phạm sắc giới nầy của Phượng Trượng Thiếu Lâm, thì chúng ta đã không có được một nhân vật tuyệt hảo, thú vị là nhà sư Hư Trúc. Trong một tác phẩm khác, một nhân vật khác cũng đã vi phạm những môn qui, vi phạm những qui tắc đạo đức của người đời, vi phạm nghiêm trọng đến nỗi đã bị sư phụ xử tử, nhưng chắc hẵn là không vi phạm những hướng dẫn tâm linh bí ẩn, huyền bí của Các Đấng Cao Cả Thiêng Liêng. Người đó là Kỷ Hiểu Phù, nữ đệ tử yêu qúi nhất của Diệt Tuyệt Sư Thái, Chưởng Môn Nhân môn phái Nga My, hôn thê của Lục Ân Đình môn phái Võ Đang, đã yêu không hối hận Dương Tiêu, Hộ Pháp Minh Giáo, để sinh ra tiểu nữ Dương Bất Hối.

Đoàn phu Nhân vì là người vợ chánh của Đoàn Chính Thuần, cho nên bà không chấp nhận chuyện ngoại tình của chồng mình, bà đã đau khổ vì chuyện không chung tình của chồng, bà đã vô cùng oán hận chồng, bà đã tìm cách trả thù chồng bằng hành động ngoại tình, bằng cách hiến thân cho một người hành khất tật nguyền, bất chấp hậu qủa là vì chuyện ngoại tình trong một lúc nóng giận nông nổi nầy, mà bà đã mang thai TháiTử Đoàn Dự, bà ghen tuông dù chồng bà có là một vị Hoàng Đệ, một người Hoàng Gia, một người có quyền cưới rất nhiều bà vợ trong cùng một lúc.

Một người vợ ghen chồng, một người đàn bà ghen tuông, đây chỉ là một chuyện rất bình thường của thế nhân, của người đời; xưa nay thì vẫn vậy, ngay cả những bà Hoàng Hậu của những ông vua có đến hàng trăm cung phi, có đến hàng ngàn mỹ nữ, nhưng mà họ vẫn cứ ghen tuông, họ vẫn cứ muốn chiếm hữu người đàn ông cho riêng mình, họ không hề, và họ không thể chia xẻ người tình của mình cho bất cứ người đàn bà nào khác, họ không thể chia xẻ người yêu của mình cho bất cứ ai.

Vương Phu Nhân, mẹ của Vương Ngọc Yến thì lại khác, bà chỉ là người tình của Đoàn Chính Thuần, chớ không phải là phu nhân của Đoàn Chính Thuần, cho nên bà mang một tâm trạng hoàn toàn khác với tâm trạng của Đoàn Phu Phu Nhân, bà rất ghét những người đàn bà được làm vợ chính thức, bà muốn những người đàn ông đã có vợ phải bỏ vợ để chung sống với người tình, những ai dám bỏ người tình để trở về với vợ thì bà rất căm giận họ, rất căm ghét họ, dù họ không phải là người tình của bà, bà đều rất muốn giết chết họ.

Tâm trạng của hai người đàn bà nầy có những điểm khác nhau, nhưng họ cũng có những điểm giống nhau, cả hai đều có cái tâm lý, cái tâm trạng muốn độc quyền chiếm hữu người đàn ông mình yêu thích; không có người đàn bà nào trên đời không có cái tâm lý, cái tâm trạng muốn chiếm hữu độc quyền người yêu nầy, cho nên chúng ta không thể trách Đoàn Phu Nhân, mà chúng ta cũng không thể trách Vương Phu Nhân.

Họ muốn chiếm hữu người đàn ông của họ, thực ra thì không phải là cho riêng bản thân họ, cho riêng cá nhân họ, mà nguyên nhân sâu xa là họ muốn bảo vệ con cái của họ, họ muốn chiếm hữu người chồng cho gia đình họ, cho con cái họ. Nếu người chồng của họ có nhiều vợ qúa, tức là có nhiều con cái với nhiều người đàn bà khác nhau, thì con cái của họ sẽ bị nhiều thiệt hại, nhiều thiệt thòi; họ phải bảo vệ con cái họ bằng cách ngăn cản không cho người chồng của họ có những gia đình riêng, có những con cái riêng, lòng bảo vệ con cái của người đàn bà có thể thể hiện bằng nhiều hình dạng khác nhau, mà tính ghen tuông là một trong những thể hiện đó, những thể hiện vô tình.

Nhân vật Mã Phu Nhân thì mới thật là một nhân vật qúa đặc biệt, chẳng những là bà nầy có cái tâm lý muốn chiếm hữu, muốn độc quyền người tình, mà bà còn có cái tâm thái ích kỷ cực độ của một con người ích kỷ. Nếu không thể chiếm giữ được độc quyền, trọn vẹn người tình của mình, thì thà bà hủy diệt họ, chớ bà không chịu để người tình của mình lọt vào tay bất cứ người đàn bà nào khác; cho nên khi biết chắc là Đoàn Chính Thuần không thể cưới bà làm vợ, thì bà tìm đủ mọi cách để giết chết Đoàn Chính Thuần.

Đây không chỉ là một câu chuyện tưỏng tượng, một câu chuyện tiểu thuyết, một nhân vật tiểu thuyết, mà trên thực tế, trong đời thường, chúng ta cũng thấy có rất nhiều câu chuyện tương tự; tình tiết có thể khác nhau, mức độ có thể khác, nhưng nội dung có thể vẫn giống nhau, vẫn là lòng ích kỷ tuyệt đối của con người trong tình yêu nam nữ.

Thông thường, người ta có thể chia cơm xẻ áo cho nhau, nhưng không ai chịu chia xẻ người yêu, không ai chịu chia xẻ người tình của mình; cho dù là với một người bạn chí thân, cho dù là với một người chị em ruột thịt của mình, cho dù là có khi người đàn ông đó chỉ là một người tình mình không có tình yêu, một người đàn ông mình không thực sự cần, ngay cả họ là một người tình mình không có qúy trọng, mình không hề tôn kính, mình vẫn không muốn chia xẻ ngưòi đàn ông nầy với bất cứ ai.

Còn nhân vật Đoàn Chính Thuần, tại sao ông lại có nhiều tình nhân, ông có vi phạm đạo lý, ông có vi phạm luật pháp gì không; luật pháp thì chắc là không rồi, đất nước, thời đại, vai trò, địa vị của một Nhữ Nam Vương không ngăn cấm ông có nhiều bà vợ cùng một lúc; nếu đây là điều không vi phạm luật pháp, văn hóa, phong tục, tập qúan gì cả thì cũng không thể nói là ông vi phạm đạo đức gì. Nhưng mà Kim Dung vẫn không cho ông cưới hết những người đàn bà ông yêu thích làm vợ, bởi vì trên thực tế, dù cho có đầy đủ uy quyền, đầy đủ khả năng, đầy đủ điều kiện, vân vân, chúng ta không thể nào phá vở lòng ghen tuông, ý muốn chiếm hữu độc quyền tình yêu của người đàn bà, thực tế những người đàn bà nầy không thể sống chung nhau.

Kết cuộc của những mối dây liên hệ đầy mâu thuẫn, nhiều gây cấn, đầy những yêu hận tình thù của họ, là một kết cuộc bi thảm, một kết cuộc vô cùng bi thảm, hầu như tất cả những người tình yêu dấu của Đoàn Chính Thuần, đều họp mặt nhau, để cùng chết chung với người tình chung Đoàn Chính Thuần, để được chết chung vì người tình chung Đoàn Chính Thuần.

Họ không thể cùng sống chung với nhau, nhưng mà họ có thể cùng chết chung với nhau, không phải vì họ yêu nhau, nhưng mà vì họ cùng yêu một người, họ vẫn rất thù ghét nhau, nhưng mà họ vẫn có thể hợp tác nhau, họ có thể hợp lực nhau, hợp sức nhau, để cứu mạng người tình chung của họ. Đây là một điểm vô cùng dễ thương của người phụ nữ, của người đàn bà, những lúc bình thường, những lúc thông thường, họ có thể rất ích kỷ, họ có thể rất nhỏ mọn, họ có thể rất tỵ hiềm, họ có thể rất ghen tuông, vân vân, nhưng mà, những khi cần thiết, những lúc lâm nguy, họ vẫn có thể quên mình, họ vẫn có thể hy sinh tất cả cho người họ yêu.

Họ, tất cả đã có một kết cuộc bi thảm, một cái chết chung của Đoàn Chính Thuần và những người tình yêu dấu của ông, nhưng là một kết cuộc hoàn hảo và tuyệt vời, một bi thảm hoàn hảo, một bi kịch tuyệt vời, không có một kết cuộc nào hoàn hảo hơn, không có một kết thúc nào tuyệt vời hơn, dù là kết cuộc bi thàm. Không có một giải quyết nào ổn thoả hơn; chỉ có sự hủy diệt tất cả mới có thể hóa giải được tất cả: lòng ích kỷ, tánh ghen tuông của người phụ nữ, của người đàn bà, của con người.

Như vậy, một người đàn ông, cho dù người đó là ai, cho dù là một quân vương, cho dù là một hoàng tử, cho dù là một hoàng đế, vân vân, nếu cùng lúc mà có nhiều tình yêu với nhiều người đàn bà thì sẽ tạo ra nhiều bi kịch, nhiều thảm kịch, cho những người trong cuộc, và cho cả những người ngoài cuộc.

Có thể đó là lý do để nhà văn Kim Dung thường bắt buộc những nhân vật đàn ông, những người nam nhân của mình, dù là thân phận nào, dù là địa vị, dù là uy quyền ra sao, ngay cả một hoàng tử, ngay cả một ông vua, cũng phải chọn lựa một người yêu duy nhất, không thể cưới hết những người tình, cho dù là hết thảy những người tình đều rất xinh đẹp, cho dù là hết thảy những ngưòi yêu đều rất dễ thương! Đó có thể là lý do để hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày nay đều không còn hiện diện chế độ đa thê, hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều chỉ công nhận chế độ gia đình một vợ, một chồng, hiện nay song hôn là một tội hình sự đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhưng mà trên thực tế thì lại là một vấn đề khác, luật pháp nhiều quốc gia không cho phép song hôn, nhưng cho phép ly hôn, cho phép ly dị, khi hôn nhân không hạnh phúc, khi tình yêu không còn, khi vợ chồng xung đột, vân vân.  Trên thế giới, hàng ngày, thậm chí là hàng giờ, đều có những cuộc kết hôn, những cuộc thành hôn, nhưng mà đồng thời, hàng ngày, thậm chí là hàng giờ, ở đâu trên thế giới nầy, cũng có những cuộc ly dị, ly hôn; và hàng ngày, hàng giờ, thậm chí là hàng phút, hàng giây, ở đâu cũng có muôn ngàn vạn ức những cuộc tình riêng tư, những chuyện tình yêu thầm kín bên ngoài hôn nhân.

Kết hôn, ly hôn, hay là những cuộc tình thầm kín riêng tư, tùy theo phong tục, tập quán, văn hoá, tín ngưỡng, vân vân, người ta có những nhận định, những phê phán khác nhau, nơi nầy là hợp pháp, nhưng mà nơi kia có thể là không hợp pháp, nơi nầy hợp đạo nhưng mà nơi kia có thể là không hợp đạo, nơi nầy hợp lý nhưng mà nơi kia có thể là không hợp lý; mỗi trường hợp, mỗi hoàn cảnh, mỗi không gian, mỗi thời gian, vân vân, mỗi sự việc sẽ có thể hoàn toàn thay đổi khác.

Nhưng mà, dù cho phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, hay luật pháp khác biệt nhau như thế nào, trình độ tiến hoá, văn minh, kiến thức khoa học, đời sống xã hội ra sao, tình yêu không bao giờ vắng bóng trong bất kỳ một xã hội loài người nào, đó là một món qùa của Thượng Đế trao cho, mà đó cũng là một gánh nặng của Thượng Đế giao phó, cho mỗi con người trần gian.

Điều quan trọng đối với mỗi con người là chúng ta hạnh phúc hay chúng ta đau khổ trong tình yêu của mình, rất nhiều người được hạnh phúc trong tình yêu của họ, nhưng cũng có những người đau khổ trong tình yêu của họ, điều quan trọng là làm sao để chúng ta có được hạnh phúc trong tình yêu, mà chúng ta không có đau khổ trong tình yêu, làm sao chúng ta có hạnh phúc trong hôn nhân, mà chúng ta không có đau khổ trong hôn nhân.

Kim Dung đã trình bày qúa nhiều chuyện tình yêu trong suốt 13 tác phẩm kiếm hiệp trường thiên tiểu thuyết của ông, quá nhiều cuộc tình, quá nhiều cuộc hôn nhân, hạnh phúc có, khổ đau có, phối hợp có, chia lìa có, yêu thương có, mà thù hận cũng có, nhưng chúng ta lại có thể không ở trong bất cứ trường hợp nào, trong bất câu chuyện nào trong số những câu chuyện tình yêu của tiểu thuyết Kim Dung.

Mỗi người chúng ta đều có một câu chuyện riêng tư, một cuộc đời riêng tư, một định mệnh riêng tư, không ai giống ai, không có cuộc đời nào giống cuộc đời nào; đặc biệt nhất là hình như là chúng ta không thực sự lựa chọn được tình yêu của mình, chúng ta không thực sự lựa chọn được hôn nhân của mình. Mà hình như là tất cả cuộc đời, cuộc sống, tâm tình, hạnh phúc, buồn vui, vân vân, của mỗi con người chúng ta, luôn luôn bị chi phối bởi những yếu tố vô hình, những yếu tố tâm linh của Các Đấng Thiêng Liêng Cao Cả chi phối, điều khiển, điều hành, mà chúng ta, con người nhất thiết phải tuân theo, chúng ta nhất định phải tuân hành, chúng ta nhất định phải thực hiện.

Cho nên, lời giải đáp cho câu hỏi, điều thắc mắc lớn nhất và muôn đời của con người, không chỉ cho câu hỏi về tình yêu, không phải chỉ cho câu hỏi về hôn nhân, mà là cho câu hỏi chung của cuộc sống, của nhân sinh, của cuộc đời, của nhân gian, câu hỏi lớn về hạnh phúc và khổ đau của con người.

Đó là câu trả lời: hãy sống theo Thiên Ý, tức là hãy sống với những tình cảm trong sáng, thánh thiện, thanh cao, vân vân, hãy sống với một tấm lòng thật rộng mở và thật đầy yêu thương, điều nầy rất khó, vô cùng khó khăn, nhưng mà, chỉ có một phương cách duy nhất nầy, không có phương thức nào khác, không có phương cách nào khác, thì mình mới có thể sống vui vẻ, thì mình mới có thể sống hạnh phúc.

Những oán hận, những phiền trách, những ganh ghét, những ghen tuông, những đố kỵ, những nhỏ nhen, những tỵ hiềm, những tranh chấp, những ích kỷ, vân vân, những điều thường trực hiện diện, những việc thường xuyên xảy ra, cho người nầy, cho người khác, có khi cho chính mình, có khi của chính mình, là những căn nguyên của những nỗi khổ đau của con người, là những nguyên nhân, những nguồn gốc, những cội nguồn những điều bất hạnh, những nỗi khổ đau của chúng ta.

·        THÁI NAM TRÂN

No comments:

Post a Comment