VẤN ĐỀ BẠO HÀNH TRONG GIA ĐÌNH
· Bài của THÁI TẤN TRUYỀN
Bạo hành trong gia đình là một tệ trạng xã hội, thường thấy trong những xã hội chậm tiến, nghèo nàn, lạc hậu, kém văn hóa, thiếu văn minh, vân vân, nhưng thực tế, thì ngay cả những xã hội, đất nứơc, cộng đồng, quốc gia, văn hóa, văn minh, phát triển, tiên tiến, vân vân, như những xã hội Úc, Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Đức, vân vân, những tệ trạng bạo hành trong gia đình thỉnh thỏang vẫn xảy ra với nhiều, đủ thứ hình thức, tính chất, mức độ khác nhau.
Dù hình thức, mức độ nặng nhẹ nào, bạo hành trong gia đình vẫn là một tệ trạng, một tình trạng xấu và tai hại, của gia đình, xã hội, đất nước, con người, cho nên vấn đề bạo hành trong gia đình là một vấn đề mà gia đình, xã hội, cộng đồng chúng ta cần phải quan tâm, nghiên cứu, giải quyết, không được lơ là, không thể làm ngơ, không thể dung túng.
Những hình thức bạo hành trong gia đình thường được quan tâm nhất là những bạo hành với thân thể bị thương tích, trong đó nạn nhân bị bạo hành mang những thương tích do những hành động bạo hành gây ra, những dấu vết bạo hành trên thân thể, có khi là những thương tích nghiêm trọng, có khi gây những hậu qủa lâu dài, có khi nguy hại tính mạng, có khi là án mạng, có những trường hợp tử vong, vân vân.
Người bạo hành, tác nhân, thủ phạm thông thường là đàn ông, người chồng, còn nạn nhân, người bị bạo hành trong gia đình, thông thường là Phụ Nữ, người vợ, cũng thường khi là trẻ con, những con em trong gia đình, nam lẫn nữ, đều có thể là những nạn nhân, những trẻ còn rất nhỏ, và những trẻ dậy thì, cũng có thể là những nạn nhân bị bạo hành.
Thỉnh thỏang cũng có những trường hợp cá biệt, ngọai lệ, nạn nhân bị bạo hành thân thể thương tích, có khi cũng rất nghiêm trọng, có khi cũng chết người, án mạng, vân vân, nhưng người bạo hành không phải là người đàn ông, mà là người đàn bà, nghĩa là nạn nhân không phải là người đàn bà, mà là người đàn ông, là người chồng, không phải là người vợ.
Có khi cả hai vợ chồng, những người làm cha mẹ là những người bạo hành, và con cái của họ, những trẻ con, con em của họ, cả nam lẫn nữ, là những nạn nhân bị bạo hành, rất ít, nhưng cũng có khi ngược lại, những bậc cha mẹ, những ông bà già, có khi lại là những nạn nhân bị con cái họ ngược đã, bạo hành.
Bạo hành trong gia đình là một thực trạng của xã hội, của nhiều xã hội, đất nước, nó có thể xảy ra ở bất cứ xã hội nào, bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ thời gian nào, không gian nào, với những hình thức khác nhau, với nhiều hình thức khác nhau, muôn ngàn hình thức, mức độ khác biệt. Những thực trạng bạo hành trong gia đình đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra trong bất cứ xã hội nào, thời gian nào, gây ra những bất ổn gia đình, những vết thương xã hội, cần được chữa trị, hàn gắn, vân vân.
Muốn giải quyết những tệ trạng bạo hành trong gia đình, của bất cứ xã hội, đất nước nào, thực tế rất khó, đều khó, không dễ dàng, nguyên tắc y khoa “phòng bệnh hơn trị bệnh”, có thể đem áp dụng trong việc giải quyết những tệ trạng bạo hành trong gia đình, nói rõ hơn là, muốn giải quyết những tệ trạng bạo hành trong gia đình, chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, lọai trừ những nguyên nhân, không thể không quan tâm, không giải quyết những nguyên nhân của nó.
Nghĩa là, tốt nhất chúng ta phải ngăn chận không cho những nguyên nhân bạo hành xảy ra, ngăn chận từ xa, ngăn chận cả những nguyên nhân nhỏ bé, xa xôi, cả những nguyên nhân tế nhị, thầm kín. Nếu không, một khi tình trạng bạo hành gia đình đã xảy ra rồi, thì sẽ rất khó giải quyết, hậu qủa sẽ khó lường, và sẽ có rất nhiều sự việc xấu xảy ra, những bất hòa, bất ổn, những vết thương tâm lý, tình cảm, vân vân, sẽ xảy ra, và sẽ rất khó dàn xếp, rất khó chữa trị.
Cho nên việc nghiên cứu, tìm hiểu những nguyên nhân, lý do, kể cả những nguyên nhân nhỏ bé, sâu xa, gốc rễ, tế nhị, vân vân, cũng phải được nghiên cứu, tìm hiểu, giải quyết. Tìm hiểu rõ ràng, đầy đủ, giải quyết hữu hiệu, tòan diện, sâu xa, chớ không thể giải quyết lơ là, chiếu lệ, như chúng ta vẫn thường làm, với những kết qủa là thường hay thất bại, thường không thành công.
Muốn vậy, chúng ta phải nghiên cứu cả những hình thức bạo hành tinh tế ít khi được đề cập đến, ít người quan tâm đến, là những hình thức bạo hành nhưng không gây những thương tích trên thân thể nạn nhân, những thương tích chúng ta không nhìn thấy, đó là những hình thức bạo hành trên những phương diện khác của con người, những tư tưởng, tình cảm, tinh thần, tâm lý, vân vân.
Thực tế, đây là những hình thức bạo hành rất thường trực, thường xuyên trong rất nhiều gia đình, mà những tổn thương, những tác động, những hậu qủa, vân vân, của nó cũng rất nghiêm trọng, rất tai hại, thiệt hại, và là những nguyên nhân, những động lực, những yếu tố, vân vân, đưa đến, hình thành, làm nên những tình trạng bạo hành cụ thể, rõ ràng, chúng ta thường thấy, những thương tích thân thể chúng ta thường quan tâm.
Bạo hành có nghĩa đen là những hành động có tính cách hung bạo gây ra những thương tổn, những thiệt hại cụ thể cho người khác, đặc biệt là những thương tích trên thân thể nạn nhân. Với những ý nghĩa, phạm vi rộng hơn, “bạo hành trong gia đình”, không phải chỉ có những hành động gây ra những tổn thương, thiệt hại cụ thể trên thân thể người khác mới là bạo hành, mà cả những hành động gây ra những tổn thương, thiệt hại, dù là vô hình không nhìn thấy, mình gây ra cho người khác, cũng có nghĩa là bạo hành, có khi tính cách của những sự việc bạo hành nầy, còn nghiêm trọng hơn cả những hình thức bạo hành trên thể chất, thân thể.
“Bạo hành Tình Cảm” là thứ bạo hành thường xuyên, thường trực xảy ra trong rất nhiều gia đình, thậm chí chúng ta có thể nói là gần như gia đình nào cũng có thể có những thứ, những hình thức, những mức độ, những sự việc, những hành động “Bạo Hành Tình Cảm” trong phạm vi gia đình, trong những quan hệ vợ chồng, con cái, anh chị em, vân vân. Thông thường, chúng thường rất thờ ơ, rất ít quan tâm, ít khi để ý đến những hình thức, những tình trạng, những thực trạng của những thứ “Bạo Hành Tình Cảm” nầy, và thật tai hại, là chúng ta không biết đến những thiệt hại, những tổn thương của những thứ bạo hành tình cảm nầy, trong đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, vân vân.
Hậu quả là chúng ta đã dung dưỡng nó, dung dưỡng những “bạo hành tình cảm”, như nuôi dưỡng những thứ vi trùng nguy hiểm, những mầm mống độc hại của cơ thể, độc hại như những mầm mống bệnh tật nghiêm trọng: ung thư, lao phổi, lao xương, v v, để rồi một ngày nào đó, nó sẽ sinh sôi nầy nở, hòanh hành, tàn phá, hủy họai cơ thể, sức khỏe, tổn thương hạnh phúc gia đình, vân vân. Đó cũng là lúc những hình thức bạo hành khác có cơ hội, lực lượng, điều kiện, vân vân, để bùng nổ, kể cả những hình thức bạo hành thương tật trên cơ thể, gây ra những thương tích nghiêm trọng.
“Bạo hành Tình Cảm” là một cụm từ chúng ta có thể dùng để gọi tên chung tất cả những hành động, những hành vi, những cữ chỉ, lời nói, thái độ, vân vân, những gì có thể gây ra những nguy hại, những tổn thương, tổn hại đến những tình cảm, những cảm xúc, tâm lý, vân vân, của người khác.
Những bạo hành Tình Cảm nầy không chỉ có người đàn bà, phụ nữ, người vợ, mới là nạn nhân, mà ngay cả người đàn ông, người chồng cũng có thể là nạn nhân, không chỉ có người chồng, người đàn ông mới là thủ phạm, mà người đàn bà, người phụ nữ, người vợ, cũng có thể là thủ phạm, nhiều người đàn bà rất lợi hại, rất nguy hiểm, rất độc ác, vân vân, trong những hành vi, thái độ gọi là “bạo hành tình cảm” đối với người đàn ông, đối với người chồng, những lời đay nghiến, sĩ vả, nhục mạ, chửi bới, răn đe, vân vân, đều là những phương tiện thường dùng, hữu hiệu, tác động, nguy hại, vân vân, trong việc “bạo hành tình cảm” con người.
Ngòai thứ thứ bạo hành Tình Cảm ít người quan tâm nhưng rất tai hại nầy, chúng ta còn phải đặc biệt quan tâm đến một thứ bạo hành tai hại ít người quan tâm đến khác, là “Bạo Hành Tư Tưởng”. Thực tế đây là một thứ bạo hành tác hại, hòanh hành trong rất nhiều gia đình, xã hội, cộng đồng, dântộc, quốc gia, vân vân, với thứ bạo hành nầy, một cá nhân trong gia đình, người chồng, người vợ, người cha, người Mẹ, vân vân, đã dùng những quyền thế, địa vị của mình để áp đặt tư tưởng, quan niệm, tư duy, tín ngưỡng, tôn giáo, vân vân, lên các thành viên khác trong gia đình.
Nếu chúng ta để ý, quan tâm, chẳng những là chúng ta không thể thờ ơ, mà chúng ta sẽ rất kinh hải trước những tai hại của thứ “bạo hành Tư Tưởng” nầy, thí dụ như là thứ quan niệm “trinh tiết phụ nữ” của người Trung Hoa, Hồi Giáo, Ấn Độ, vân vân, không phải hồi xưa, mà ngay bây giờ người ta vẫn còn tiếp tục duy trì những tư tưởng, quan niệm nầy, tức là những thứ “bạo hành tư tưởng” nầy. Hậu quả là chúng ta đã thấy, thỉnh thỏang báo chí vẫn loan tin những sự hành hạ, trừng phạt, vân vân, có khi rất quá đáng, có khi kỳ quặc, có khi là những án mạng giết người, vân vân, chỉ vì thứ “bạo hành tư tưởng” nầy, khi có người đàn bà, con gái nào dám vi phạm những nguyên tắc, luật lệ, quan niệm về “trinh tiết phụ nữ” của họ.
Cho nên muốn giải quyết các vấn đề “bạo hành trong gia đình”, chúng ta phải cần đến cả một hệ thống hợp tác rộng lớn, chặt chẽ, của nhiều sinh họat xã hội, quần chúng, dân tộc, quốc gia, như là: giáo dục, xã hội, tôn giáo, phong tục, tập qúan, tín ngưỡng, văn minh, văn hóa, vân vân. Không phải và không thể là những chuyện làm đơn phương của những nhân viên xã hội, cộng đồng, không một cá nhân, một cơ quan nào đơn lẻ, có thể làm được những công tác đầy phức tạp, nhiêu khê nầy: “giải quyết những vấn đề bạo hành trong gia đình”.
Cụ thể, một cá nhân con người phải được nuôi dưỡng, giáo dục, dạy dỗ, sinh sống, vân vân, trong những môi trường, điều kiện tốt đẹp từ lúc còn là một đứa bé thơ, trong gia đình, trong trường học, trong những sinh họat tôn giáo, đòan thể, xã hội, vân vân, thì khi lớn lên, đứa bé nầy mới có được những điều kiện căn bản của một con người lương thiện, tốt đẹp, hòa nhã, chẳng những với gia đình, chồng vợ, con cái của họ, mà còn đối với những người khác: thân nhân, bằng hữu, xã hội, quốc gia, thế giới, nhân lọai, vân vân.
Trái lại, một cá nhân, một con người, bất kể là nam hay nữ, giàu hay nghèo, học thức hay không học thức, vân vân, nếu từ nhỏ đã không được giáo dục tốt, không được nuôi dạy tốt, không được sống trong những môi trường sinh sống, xã hội, cộng đồng, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, vân vân, thì không ai có thể bảo đảm điều gì về hạnh phúc hôn nhân, đời sống gia đình của họ, những sóng gió gia đình họ có thể nổi lên bất cứ lúc nào, những xung đột, bất hòa, thậm chí những thảm cảnh, hành hung, bạo hành, bạo động, án mạng, vân vân, chuyện gì cũng có thể xảy ra, lúc nào cũng có thể xảy ra.
Nhiều tôn giáo đã làm tốt những vai trò giáo dục, đào tạo những cá nhân, những con người tốt đẹp cho đòi sống gia đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng, vân vân, nhưng không phải con người nào cũng có tín ngưỡng, tôn giáo, và ngay cả những người có tín ngưỡng, tôn giáo, cũng chưa chắc đã chịu học hỏi những điều dạy dỗ tốt đẹp của tôn giáo. Chỉ có Giáo dục là có tính cách bắt buộc gần như tất cả mọi người, nhưng nội dung giáo dục của hầu hết mọi quốc gia trên thế giới lại chỉ lo phần tri thức và năng lực chuyên môn, nghề nghiệp, chữ nghĩa, văn chương, khoa học, vân vân, rất ít có nền giáo dục nào lo đào tạo những con người gương mẫu cho những gia đình hạnh phúc, bình an.
Những đòan thể xã hội, cộng đồng cũng vậy, phần đông, phần lớn đều chú trọng đến những sinh họat vui chơi, giải trí, gần như không có một tổ chức xã hội, cộng đồng nào nhằm xây dựng những con người gương mẫu cho gia đình, xã hội, quốc gia. Những điều thực tế nầy làm nặng thêm những gánh nặng cho những công tác xã hội, cho những người làm việc xã hội, khiến họ gần như là phải luôn luôn đối đầu với những tình huống khó khăn gần như là nan giải, hoặc là họ chỉ có thể giải quyết vấn đề một cách rất tương đối mà thôi, với những kết qủa thông thường là những tổn thương tình cảm không thể hàn gắn, có khi còn là những tình cảm óan giận, hận thù, vân vân, thường khi là những đổ vở hôn nhân, ly thân, ly dị, vân vân.
Nếu không có những biện pháp đề phòng, ngăn chặn từ sớm, từ xa, những xây dựng nền tảng hôn nhân, những cá nhân, con người, xây dựng những nền tảng, căn bản, then chốt: tình cảm, đạo đức, tâm linh, vân vân, đợi đến khi những bất hòa, những xung đột, thậm chí những bạo hành gia đình đã xảy ra, những bạo hành thể xác, tinh thần, tình cảm, vân vân, đều có thể nói là đã quá trễ, quá muộn, đã không còn thuốc chữa, đã không thể giải quyết, không thể và không còn hàn gắn gì được nữa.
Muốn khu vườn nhà mình không có những cây cỏ dại, mình phải trồng lên những bông hoa, và mình phải chăm sóc những bông hoa mình trồng, càng trồng nhiều bông hoa, và càng chăm sóc những bông hoa mình trồng, càng có những cơ hội ngăn ngừa những cây cỏ dại mọc lên trong sân vườn. Muốn ngăn ngừa những xung đột, những chuyện bạo hành, bạo động, vân vân, xảy ra trong gia đình, mình phải chăm lo chăm sóc tình yêu, hạnh phúc, đạo đức, vân vân, của tất cả mọi thành viên trong gia đình mình, trứơc nhứt là của chính bản thân mình, không thể đòi hỏi người khác yêu thương mình, nếu mình không là một con người đáng được yêu thương, và nếu mình không yêu thương người khác.
Không thể đòi hỏi người khác tôn trọng mình, nếu mình không tôn trọng người khác, không thể đòi hỏi người khác đạo đức, nếu chính mình không có đạo đức, không thể đòi hỏi người khác từ bi, nếu chính mình không có từ bi, không thể đòi hỏi người khác đem đến hạnh phúc cho mình, nếu chính mình không đem đến hạnh phúc cho người khác.
Tóm lại, đạo đức, từ bi, yêu thương, tôn trọng, chăm nom, săn sóc, mưu cầu hạnh phúc, an vui, vân vân, cho tất cả những người thân yêu của mình, gia đình mình, là những phương cách và những điều kiện quan trọng, hữu hiệu và cần thíêt để ngăn ngừa và giải quyết những bất hòa xung đột, bạo hành gia đình.
Thực tế những vấn đề hạnh phúc, khổ đau của hôn nhân, tình yêu, gia đình, vợ chồng, vân vân, lúc nào cũng là những vấn đề hiện diện, tồn tại, không bao giờ con người, chúng ta có thể giải quyết được, nhưng mà, cho dù như thế nào, chúng ta cũng phải luôn luôn và cũng phải không ngừng phấn đấu chống lại những cái tiêu cực, xây dựng những cái tích cực cho cuộc sống con người, cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng, nhân lọai, thế giới, vân vân.
Ý nghĩa và giá trị của mỗi cá nhân, mỗi con người, tùy theo những suy nghĩ và những hành động của họ, không phải là tùy vào những tên tuổi, tiền tài, địa vị, công danh, sự nghiệp, vân vân. Có một câu nói rất đáng cho chúng ta suy nghĩ, và chúng ta hành động: “Thà thất bại trong những công việc mưu tìm hạnh phúc cho mình hay cho người, tốt hơn là thành công trong những công việc gây tạo khổ đau, bất cứ khổ đau cho ai”. Cụ thể và thực tế, trong phạm vi nhỏ bé gia đình, nếu có thiện tâm và thiện chí, người nào cũng có thể mưu cầu hạnh phúc cho mình và cho những người thân yêu của mình, vợ chồng con cái mình, bằng những thái độ và những hành động: thương yêu và thực hiện tình thương yêu, chăm sóc và quan tâm người khác, dâng hiến mà không đòi hỏi, cho mà không cần trả, giúp mà không cần đền, chân thật và tử tế, vui vẻ và nhã nhặn…
Đầy đủ và sâu xa, muốn có được hạnh phúc, cá nhân, gia đình, chúng ta phải đi sâu vào các lãnh vực tâm linh, nghiên cứu và học hỏi những sứ mạng thiêng liêng của con người trần gian, hiểu biết những nhiệm vụ, công việc, vai trò, vị trí thực sự của mỗi cá nhân con người trong những quan hệ gia đình, chồng vợ, con cái, hiểu được con người tâm linh chớ không phải là con người thể xác của những người thân thuộc của mình: chồng vợ, con cái của mình.
Với những hiểu bíêt về những con người tâm linh của những người thân thương ruột thịt vợ chồng, con cái, của mình, chúng ta sẽ ý thức được đầy đủ bổn phận, trách nhiệm của mỗi người chúng ta đối với những người khác, chúng ta sẽ hiểu rằng không có một cá nhân con người nào, dù là thân thuộc với chúng ta như thế nào, tất cả đều không có một người nào là người lệ thuộc của chúng ta, không có một người thân thuộc nào của mình, chồng vợ, con cái, vân vân, là vật thể sở hữu của cá nhân mình.
Mỗi một con người đều là một phần tử của Thượng Đế, không có một ai là phần tử của mình, của riêng tư cá nhân mình, chồng vợ con cái mình đều không phải, họ đều là những phần thưởng, đồng thời họ cũng là những trách nhiệm của Thượng Đế giao phó: những người yêu thương mình và những người mình phải yêu thương, những người chăm lo mình và những người mình phải: chăm lo, săn sóc, quan tâm, tử tế, giúp đỡ, vân vân.
Với những tri thức tâm linh nầy, tri thức những sứ mạng tâm linh của Thượng Thiên giao phó cho mỗi con người ở nơi chốn trần gian, chúng ta sẽ biết trân trọng người khác, biết yêu thương và phục vụ người khác, ưu tiên là những người than thuộc của mình, những người chồng vợ, con cái của mình, mà không đòi hỏi ngừoi khác phải lệ thuộc, chăm lo, phục vụ mình.
Với những tri thức tâm linh nầy, chúng ta sẽ có những nhận thức mới minh triết, giác ngộ, không mê muội, không sai lầm, ngộ nhận, ảo tưởng, đòi hỏi, vân vân, những điều sẽ giúp chúng ta lọai trừ những bất trắc, khủng hỏang hôn nhân, những xung đột, bất hòa, bạo động, bạo hành, ly thân, ly dị, vân vân, những điều giúp chúng ta xây dựng hạnh phúc gia đình, hạnh phúc hôn nhân, hạnh phúc tình yêu, vân vân, và quan trọng nhất là chúng ta thực hiện, hòan thành những sứ mạng tâm linh của Thượng Thiên giao phó.
Thực tế, rất ít người quan tâm, nghiên cứu, học hỏi những sứ mạng tâm linh con người, điều khó khăn hơn nữa là không dễ có cùng lúc hai con người cùng chịu nghiên cứu, học hỏi, thực hiện thực hành những bài học tâm linh sứ mạng con người, để cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình, một cá nhân không làm nên hạnh phúc, một gia đình hạnh phúc phải có sự cảm thông, hợp tác, yêu thương, vân vân, của tất cả mọi phần tử trong gia đình: chồng vợ, con cái.
Thái Tấn Truyền
No comments:
Post a Comment