MỘT CHUYỆN TÌNH AI CẬP HUYỀN BÍ: Dấu chân trên cát
- Bài của Thái Nam Trân
Do nhiều yếu tố lịch sử, nhân văn, địa lý, văn hoá, tín ngưỡng, vân vân, chúng ta thường chỉ nghe nói đến Trung Hoa, những nhân vật Trung Hoa, đất nước Trung Hoa, lịch sử Trung Hoa, con người Trung Hoa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, Đạo giáo, văn học, văn hoá, văn minh Trung Hoa, vân vân. Thật ra thì ngoài Trung Hoa ra, chúng ta còn có rất nhiều đất nước khác, rất nhiều dân tộc khác, rất nhiều con người khác, chúng ta còn có những nền văn hoá, văn minh khác trên thế giới.
Có những nền văn hoá rất cổ xưa, rất lâu năm, lâu đời, từ nhiều ngàn năm trước, nhiều thiên niên kỷ trước; có những nền văn minh rất huyền bí, có những nền văn minh rất đặc thù, có những nền văn minh rất lạ lùng, vân vân. Có một nền văn minh mang gần đủ hết các yếu tố văn minh khác biệt trên đây: lâu đời, huyền bí, đặc thù, kỳ lạ, vân vân, đó là nền văn minh Ai Cập.
Những gì chúng ta hiểu biết được về một đất nước Ai Cập huyền bí, xa xôi, cổ xưa, lâu đời, vân vân, hầu như chỉ là những hiểu biết đơn sơ qua những trang chữ viết của sách vở, qua những tài liệu đơn thuần, chỉ có gần đây mới có một số tài liệu tương đối rõ nét bằng phim ảnh, nhưng vẫn không phải là đầy đủ, vẫn chưa phải là rõ ràng.
Nỗi bật và tiêu biểu nhất cho đất nước Ai Cập huyền bí là những Kim Tự Tháp Ai Cập, những công trình bằng đá tảng lớn nhất hành tinh địa cầu, Kim Tự Tháp lớn nhất, The Great Pyramid, cao như một qủa núi con, 147 mét chiều cao, diện tích rộng 5 mẫu vuông, gồm trên 2 triệu tảng đá vuông, mỗi tảng nặng trên 2 tấn.
Hình dáng những Kim Tự Tháp Ai Cập rất đặc biệt, rất đặc thù, không thể nhầm lẫn với bất kỳ một hình tượng kiến trúc nào khác trên toàn thế giới, kể cả hình tựơng của những Kim Tự Tháp khác trên thế giới, những Kim Tự Tháp của dân tộc Incas ở Nam Mỹ chẳng hạn, những Kim Tự Tháp khác có những đường nét khác, không giống hệt như những hình Kim Tự Tháp Ai Cập.
Trên những bãi cát sa mạc mênh mông của những vùng đất Ả Rập Trung Đông phủ đầy cát nóng, bụi mù, Những Kim Tự Tháp Ai Cập cao to, kỳ bí, sừng sững, đã được các vị Hoàng Đế Ai Cập, và những triều đình Ai Cập cho xây dựng từ nhiều ngàn năm trước đây. Không có những con số tháng năm chính xác, khoảng độ từ 3 – 5 ngàn năm trước, tương đương thời kỳ tối cổ của các dân tộc Trung Hoa, Việt Nam, những thời đại Tam Hoàng, Ngũ Đế, Nghiêu, Thuấn, vân vân, xa xưa, mờ mịt, truyền thuyết, hoang đường, vân vân.
Không ai hiểu rõ những công trình kiến trúc nầy đã được xây dựng bằng cách nào, xây dựng như thế nào, có nhiều giả thiết, có nhiểu truyền thuyết, nhưng không có điều gì có thể chứng thực cụ thể, không có việc gì có thể chứng minh rõ ràng; không nhứt thiết chuyện gì cũng phải chứng thực, chứng minh, có những cái đẹp của truyền thuyết không cần minh chứng, có những hay của những truyền kỳ không cần chứng minh.
Ai Cập đã có những công trình kiến trúc vĩ đại, những Kim Tự Tháp bằng đá tảng nguyên khối, những tượng đá khổng lồ, những tượng người, tượng thú, tượng hình người đầu rắn, những xà nhân, tượng đầu người mình sư tử, những nhân sư sphinx, vân vân.
Mặc dù những kiến trúc, những hình tượng nầy, đều có thể là không có ích lợi gì cụ thể cho những người xây dựng nó, nhưng nó qủa thật là những công trình kiến trúc vĩ đại, kỳ bí, lạ lùng, vân vân. Chúng ta không hiểu khả năng nào đã giúp họ thực hiện được những công trình kiến trúc vĩ đại nầy, trong thời đại văn minh con người hãy còn kém cõi, thô sơ, hãy còn chưa phát triển, chưa tiến bộ, chưa tiến hoá, chưa văn minh: khoa học chưa có, kỹ thuật chưa có, máy móc chưa có, vân vân.
Nhiều giả thiết, nhiều nghiên cứu, khảo cổ, vân vân, cho rằng, những ông vua Ai Cập, với những quyền lực tuyệt đối, đã xử dụng nhân lực con người, áp bức những nô lệ, dâng công, trưng dụng hàng trăm ngàn người, làm việc ngày đêm trong nhiều chục năm trời để thực hiện những công trình kiến trúc kim tự tháp khổng lồ nầy.
Nhiều Kim Tự Tháp lớn đã được nhiều nhà khảo cổ nghiên cứu suốt nhiều chục năm qua, nhiều Kim Tự Tháp nhỏ bị chôn vùi trong lòng đất hàng nhiều ngàn năm đang lần lượt được khám phá, nhiều Kim Tự Tháp khác sẽ được tiếp tục tìm kiếm, nhưng những bí mật của những Kim Tự Tháp Ai Cập huyền bí, không phải một, mà rất nhiều sự bí mật, thì hình như sẽ là mãi mãi, sẽ muôn năm vẫn còn là những bí ẩn, những bí mật, những huyền bí, hoang đường, v. v.
Imax, rạp chiếu phim màn ảnh rộng đại vĩ tuyến, âm thanh nổi, hình ảnh 3 chiều, chuyên chiếu những phim tài liệu nổi tiếng của thành phố Melbourne, đang trình chiếu cùng lúc hai cuốn phim tài liệu về đất nước Ai Cập huyền bí là phim “Bí mật sông Nile” (Mystery of the Nile), và phim “Bí mật Kim Tự Tháp Ai Cập” (The mystery of the Pyramids). Nếu chưa có dịp nào xem phim ảnh của rạp hát nầy, tôi nghĩ là bạn nên đi xem một lần cho biết, nếu bạn chưa được biết nhiều về Ai Cập và Kim Tự Tháp, tôi nghĩ là bạn nên đi xem hai cuốn phim tài liệu bổ ích nầy.
Có một tác phẩm tiểu thuyết của một nhà soạn kịch Mỹ nổi danh, kịch tác gia Mika Waltari, ông đã viết về đất nước Ai Cập, về con người Ai Cập, về văn minh Ai Cập, về những Kim Tự Tháp Ai Cập, vân vân, ông đã viết về những ông vua, những bà hoàng của một Ai Cập huyền bí, một thời hoàng kim xưa cổ, bí ẩn, kỳ lạ, huy hoàng, vân vân.
Là một kịch tác gia chuyên nghiệp, nổi tiếng, nhưng Mika Waltari đã viết cuốn tiểu thuyết Ai Cập nầy, cuốn tiểu thuyết duy nhất của ông, rất hay, rất hấp dẫn, rất nhiều ý nghiã, rất nhiều triết lý, rất nhiều ẩn ý, rất nhiều ngụ từ, rất nhiều ngụ ngôn, vân vân.
Đó là cuốn tiểu thuyết có tựa đề tiếng Mỹ là “The Egyptian”, tựa đề nầy có nghiã là “Người Ai Cập”, tựa đề nầy không được lôi cuốn lắm, không được hấp dẫn lắm, cho một cuốn truyện tiểu thuyết, xã hội, văn hoá, lịch sử, điạ lý, dã sử, kỳ tình, truyền kỳ Đông Phương.
Nguyên Phong, một dịch giả tài ba, một tên tuổi quen thuộc với nhiều người Việt Nam mê thích những sách báo phiên dịch có tư tưởng, có tâm linh, có giá trị, vân vân, đã chuyển dịch cuốn tiểu thuyết truyện kể hấp dẫn nầy sang tiếng Việt, với một tựa đề tiếng Việt rất tiểu thuyết, rất hấp dẫn, đầy gợi cảm, đầy ấn tượng, đầy tính phiêu lưu, đầy hương vị huyền ảo, đầy tính chất lôi cuốn, diễm lệ, ly kỳ, vân vân, là: “Dấu chân trên cát”.
Tựa đề “Dấu chân trên cát” của dịch giả Nguyên Phong đã là hay tuyệt, đã là hàm xúc, rất lôi cuốn, đầy hấp dẫn, vân vân, những ưu điểm nầy thì không thể nào chối cải được, nhưng nó lại thiếu đi phần cụ thể, tính xác thực, là những chủ ý của tác giả Mika Waltari, khi ông viết cuốn truyện nầy với toàn bộ chủ ý là muốn viết về đất nước Ai Cập, con người Ai Cập, văn minh Ai Cập, tôn giáo Ai Cập, tín ngưỡng Ai Cập, lịch sử Ai Cập, vân vân, cho nên đề tựa của ông mới có tên là “The Egyptian”.
Với tựa đề “dấu chân trên cát” thì chúng ta có thể nghĩ đến bất cứ vùng đất cát sa mạc nào của các nước Ả Rập Hồi Giáo Trung Đông, rất nhiều đất nước sa mạc Hồi Giáo Trung Đông, không phải là chỉ có đất nước Ai Cập, mà có thể là Iraq, có thể Iran, có thể là Ả rập, có thể là Jordan, có thể là Syria, có thể là Lybia, vân vân.
Cho nên tôi nghĩ là chúng ta có thể có một tựa đề khác, phối hợp cả hai tên gọi, cả hai hình ảnh, cả hai ý tưởng, bổ túc, bổ xung cho nhau, cho cuốn tiểu thuyết văn chương, dã sử, huyền thoại, truyền kỳ, truyền thuyết nầy được đầy đủ tính chất và ý nghiã là: “Dấu Chấn Trên Cát Ai Cập Huyền Bí”.
Căn cứ vào nội dung truyện, câu chuyện chủ yếu là câu chuyện tình yêu sôi nổi, cuồng dại, si mê, của một người Thầy Thuốc Ai Cập trẻ tuổi, chân chính, đạo đức, tài năng, vân vân, và một nàng kỹ nữ Ai Cập xinh đẹp, diễm kiều; để dễ hiểu hơn và có thể hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn, tôi thích một tựa đề khác hơn cho cuốn truyện hấp dẫn nầy là “Một chuyện tình Ai Cập Huyền Bí”.
Đây là một cuốn tiểu thuyết được viết với thể loại tự truyện, tức thể loại truyện tự kể, tương tự như các loại truyện nhật ký, hồi ký, vân vân; dù nhân vật chính của truyện thuộc về một thời đại cổ đại, mù mịt, xa xôi, thuộc về một thời gian xưa cũ, một thời kỳ xa xưa, từ mấy ngàn năm trước, thời đại của Hoàng Đế Ai Cập Pharaoh Akhanaten, hay Akhenaton.
Nhân vật chánh của truyện, tức là nhân vật thuật chuyện đời mình ở đây, là một người Thầy Thuốc Ai Cập, có biệt danh là Y Sĩ Cô Độc, Shinuhe, cái tên phần nào thể hiện tính chất lạnh lùng, cô độc của ông.
Lịch sử thường khô khan, nhất là những lịch sử cổ đại xa xưa, lịch sử của những nền văn minh đã bị chôn vùi nhiều ngàn năm trong cát đá lạnh lùng, trong những lăng mộ âm u, những xác ướp ghê rợn, vân vân, của người Ai Cập Trung Đông, thì lại càng dễ rơi vào những chỗ khô khan, nhàm chán, ghê sợ, vân vân.
Thể văn tự truyện của Mika Waltari mang nhiều tính chất sinh động, linh động, linh hoạt, đã mang lại những sinh khí, những sinh lực, những lôi cuốn, những hấp dẫn, vân vân, cho cuốn truyện “Dấu Chân Trên Cát Ai Cập Huyền Bí - The Egyptian”.
Vào truyện:
“Tôi là đứa con trai duy nhất của một ông Thầy Thuốc dân gian, Y Sĩ SEN MOOT, một Y Sĩ của dân nghèo, chuyên trị bịnh cho dân nghèo, khác biệt hẵn với người Y Sĩ của giới người giàu có, thượng lưu, cho nên về tiền bạc thì cha tôi không phải là một người giàu có.
Nhưng bù lại, cha tôi có được rất nhiều thứ khác rất đáng giá, ông có những tài sản rất lớn lao, không phải là những tài sản vật chất, không phải là những của cải, tiền tài, nhà cửa, vân vân, mà là những tài sản tình cảm, những tài sản tinh thần, vân vân.
Đây mới là những tài sản thật sự, những tài sản giá trị, những tài sản qúi báu, những tài sản thanh cao, vân vân, của con người; không có thứ tài sản vật chất nào có thể so sánh được: những tình cảm qúi mến, thương yêu, qúi trọng của người khác dành cho mình, không dễ gì có được những thứ tình cảm vô giá nầy của con người, những tấm lòng cảm xúc, tri ân của những bịnh nhân, những thứ không dễ gì mua được bằng tiền của.
Những tài sản vật chất, dĩ nhiên cũng phải nói là quan trọng, cũng phải nói là cần thiết, không thể coi thường, không nên coi thường, không thể phủ nhận những giá trị của những của cải vật chất, chừng nào còn ăn, chừng nào còn mặc, chừng nào còn sống, thì chúng ta còn cần đến những của cải vật chất, những nhu cầu của đời sống con người.
Thực tế là chừng nào còn có thân thể phàm trần, còn thân xác vật chất con người bằng xương bằng thịt, bằng thể chất, thì chúng ta vẫn còn cần đến những tài sản vật chất; nhưng mà, tài sản vật chất, bất cứ là thứ tài sản vật chất nào, cũng luôn luôn có những giá trị giới hạn, những giá trị tương đối.
Tài sản vật chất thì luôn luôn biến đổi, luôn luôn mong manh, luôn luôn không bền vững, thường có những tính chất nhỏ bé, dù khối lượng vật chất to lớn thì tính cách của vật chất cũng vẫn là nhỏ bé; dù vật chất cần thiết đến thế nào thì giá trị của vật chất cũng vẫn là tầm thường.
Trái lại, những tài sản tình cảm, những tài sản tinh thần, những tài sản tâm linh, vân vân, mới là những tài sản vô giá, mới là những tài sản bền lâu, mới là những tài sản thanh cao, vân vân, những tài sản đáng cho chúng ta mơ ước, đáng cho chúng ta kiếm tìm, đáng cho chúng ta gìn giữ, đáng cho chúng ta trân trọng, đáng cho chúng ta trân qúi, vân vân.
Cha tôi có nhiều bệnh nhân, số đông là những người bình dân, nghèo khổ, những người đói rách, cơ hàn, vân vân; người nghèo khổ thì bao giờ cũng đông, bao giờ cũng nhiều hơn những người giàu có, và hình như là bao giờ cũng nhiều bệnh tật ốm đau hơn là những người giàu có, điều kỳ lạ là hình như những người giàu có thì thường ít ốm đau bệnh hoạn hơn những người nghèo khổ.
Tôi rất hãnh diện là con trai của cha tôi, tôi hãnh diện vì những đức tính tốt đẹp, cao qúi, nhân từ, bác ái của cha tôi; từ nhỏ tôi đã sớm coi cha tôi là một thần tượng, mà tôi qủa quyết là tôi sẽ nhất mực tôn trọng, tôi nhất mực thương yêu, tôi nhất mực kính mến, tôi nhất mực tôn thờ, vân vân.
Tôi mơ ước khi lớn lên, tôi sẽ trở thành một con người đáng được thương yêu và đáng được qúi trọng như cha tôi; tôi cũng sẽ hành y như cha tôi, một nghề nghiệp rất dễ có được lòng thương mến của nhiều người; tôi cũng sẽ thương yêu con người, và tôi cũng sẽ chữa trị bịnh cho những người dân quê nghèo khổ.
Có thể nói là tôi đã gần như rất sớm đạt thành hầu hết những nguyện vọng của tôi, tôi đã được học hết công phu y học gia truyền của cha tôi, tôi còn được cha tôi cho lên kinh thành để tiếp tục học tập thêm những kiến thức và những kinh nghiệm y học, y khoa của nhiều vị y sĩ, nhiều vị danh sư, nhiều vị Thầy thuốc tên tuổi, tài ba hạng nhất kinh thành Cairo.
Sau khi thành tài, tôi đã trở thành một vị thầy thuốc chân chính như cha tôi, tôi đã hành nghề thầy thuốc để trị bịnh cứu người, tôi đã có được những thành tích, tôi đã có được những thành công, tôi đã chữa trị được nhiều bệnh tật, tôi đã cứu giúp nhiều người bệnh hoạn, ốm đau, tôi đã chửa trị nhiều thương tích cho nhiều người.
Thế nên, tôi cũng đã được rất nhiều người yêu mến, rất nhiều người qúi trọng, nể vì, rất nhiều người kính mến, thương yêu, vân vân; nhưng sung sướng nhất là tôi được sự yêu mến vô cùng đặc biệt của cha mẹ tôi, bởi vì tôi đã đáp ứng được gần đúng tất cả những nguyện vọng to lớn nhất nhất của cha mẹ tôi, tôi đã thực hiện được những ước mơ tha thiết nhất của cha mẹ tôi: người kế thừa nghề nghiệp, sự nghiệp của cha tôi, người y sĩ của dân nghèo.
Mới có 20 tuổi, hãy còn qúa trẻ, tôi đã là một vị Thầy Thuốc nổi danh, một y sư nổi tiếng, một y sĩ đạo đức, một Thầy Thuốc tài ba; điều nầy khiến cho cha mẹ tôi vô cùng hãnh diện, vô cùng tự hào, vô cùng hạnh phúc, vô cùng sung sướng.
Cha mẹ tôi hãnh diện, tự hào, hạnh phúc, vân vân, tất cả vì tôi, vì đứa con trai cưng yêu duy nhất của hai người; thế nên, cha tôi muốn giao lại hết gia tài, muốn trao lại hết sự sản, sự nghiệp của ông cho tôi, để cha tôi cùng với mẹ tôi, ra đi để thực hiện một công việc riêng, theo ý nguyện của hai người: đi tu.
Đây là một nguyện vọng rất lớn lao, một tâm thức rất cao qúi và rất quan trọng của người Ai Cập, theo tập tục, văn hoá, tín ngưỡng Ai Cập của chúng tôi, cho nên dù rất đau lòng, dù rất đau khổ, phải xa cách cha mẹ thân yêu, nhưng tôi không thể cản ngăn, tôi không nên cản ngăn, tôi không thể ngăn cản, và tôi cũng đành phải chấp nhận một điều đau khổ, sự đau khổ sinh ly, để cho ông bà ra đi.
Lần ra đi nầy của cha mẹ tôi, rất có thể là lần vĩnh biệt nhau, rất có thể là vĩnh biệt lâu dài, rất có thể là ly cách mãi mãi, một chuyện làm tôi thực quá đau lòng; vì muốn làm cho tôi bớt đau khổ bởi sự xa cách nầy, vì muốn làm cho tôi bớt quyến luyến tình cảm gia đình thân thiết, thân yêu, cho nên cha mẹ tôi đã phải tiết lộ một điều bí mật, một điều vô cùng bí mật, về thân thế của tôi, mà ông bà đã cố công gìn giữ, đã cố sức giữ gìn, đã giấu kín suốt 20 năm qua.
Bí mật đó là: Thật ra thì tôi không phải con trai ruột của cha mẹ tôi, tôi chỉ là một đứa con nuôi, một đứa con trai lượm được, đem về. Không một ai rõ biết thân thế, lý lịch, của tôi, nghiã là không ai biết được tôi là con cái của ai, tôi từ đâu tới, tại sao cha mẹ tôi đã bỏ rơi tôi, hay là tại sao tôi phải xa cách cha mẹ ruột của tôi.
Không ai biết được những điều nầy, kể cả cha mẹ nuôi của tôi; tôi chỉ là một đứa bé con xa lạ, một đứa con hoang không ai nhìn nhận, một đứa bé đã bị bỏ rơi trên một chiếc bè con, mà 20 năm trước, cha mẹ tôi đã vớt được trên bờ sông Nile, con sông mạch sống của toàn dân Ai Cập.
Một hôm, tình cờ, tôi và người bạn thân thiết nhất của tôi tên là Hùng Nhân, đã cứu được một chàng trai áo trắng xa lạ khỏi nanh vuốt của một con sư tử hung dữ; sau đó, chúng tôi mới biết được rằng chàng trai áo trắng đó là một vị Hoàng Tử, lâu nay bị thất lạc, của triều đình Ai Cập.
Khi vị Hoàng Tử được trở lại triều đình để lên ngôi vua, thì người bạn thân của tôi là Hùng Nhân được nhà vua ban thưởng cho chức vụ Đội Trưởng Ngự Lâm Quân trong triều đình Hoàng Đế Thuận Thiên Pharaoh Akhenaten, một chức vụ anh vô cùng mê thích, một chức vụ hoàn toàn thích hợp với sức lực trai tráng vạm vở của anh, với tài năng và sức mạnh của anh, với tấm lòng qủa cảm, gan dạ, và trung thành tuyệt đối của anh.
Phần tôi, vì không muốn nhận lãnh chức quan ngự y trong triều đình, tôi muốn tiếp tục ở lại trong dân gian để hành nghề y sĩ của dân nghèo, theo đuổi sự nghiệp của cha tôi; tôi được Hoàng Đế Thuận Thiên Pharaoh Akhenaten, ban tặng cho một viên ngọc, trên đó Ngài đã khắc tạc một hình tượng đặc biệt, khi Ngài còn lưu lạc trong dân gian.
Viên ngọc đặc biệt nầy, về tính chất và ý nghiã thì nó là một bảo vật vô giá, vì nó là một tín vật giao tình giữa một người thần dân tầm thường là tôi, và một bậc quân vương quyền thế đương quyền, là Hoàng Đế Thuận Thiên; cho nên, tôi đã trân trọng tuyên hứa với vị quân vương kính mến của tôi là bất cứ giá nào, tôi cũng sẽ gìn giữ món tặng vật tình nghiã quân thần nầy mãi mãi.
Với sự thương yêu của mẹ, tôi đã trưởng thành, tôi đã lớn khôn, có sự trưởng thành lớn khôn nào của người con mà không có tình thương yêu của người mẹ; với sự chăm sóc của cha, tôi đã khôn lớn nên người, có sự thành công của người con nào mà không có sự chăm sóc của người cha.
Với tình thương yêu và chăm sóc của cha mẹ, tôi đã nên người hữu dụng, hữu ích cho đời, có một người con nào khôn lớn, trưởng thành, mà không nhờ tình thương yêu, sự chăm sóc của cha mẹ. Nếu có một người con nào như thế, thì đó là một con người may mắn, rất là may mắn, cực kỳ may mắn, rất là hiếm có trên đời, tôi thành thật chúc mừng, nếu Bạn là người may mắn đó.
Nhờ công ơn của cha mẹ, mà tôi đã làm được một công trình rất lớn lao, theo những ước nguyện lớn nhất của cha mẹ tôi: một con người đạo đức và lương thiện; đó là một công trình, một thành tựu, một sự nghiệp lớn nhất của con người, những yếu tố thiết yếu của một thành viên tốt của gia đình, xã hội, quốc gia, vân vân.
Nhờ đạo đức và lương thiện, tôi đã được sự qúi trọng của nhiều người, và tôi cũng đã có được tình thương yêu của nhiều người; tôi đã rất tự hào rằng tất cả những danh vọng và tiền tài, địa vị và chức tước, phú qúi và giàu sang, vân vân, tất cả các thứ của cải và danh vọng, đầy hấp lực, đầy hấp dẫn, đều không thể mua chuộc được tôi.
Có thể nói là không có thứ gì có thể lay chuyển được tôi, không có thứ gì có thể khuất phục được tôi, không có thứ gì có thể đánh gục được tính lương thiện của tôi, không có thứ gì có thể đánh ngả được tấm lòng trong sạch của tôi, nhân cách thanh cao của tôi, nhân phẩm, đạo đức của tôi.
Nhưng mà, bạn ơi, trên đời nầy không có cái gì là tuyệt đối cả, chúng ta đã từng nói về điều nầy rồi, thực sự là không có gì tuyệt đối ở trên đời, với bạn cũng vậy, mà với tôi cũng vậy, bạn có thể không sa ngả với rất nhiều thứ, nhưng mà bạn vẫn có thể sa ngả với một thứ nào đó.
Bạn có thể chiến thắng rất nhiều phen, nhưng mà cũng có phen bạn sẽ phải thất bại; bạn có thể chiến thắng rất nhiều lần, nhưng không bao giờ bạn có thể chiến thắng mãi mãi, không bao giờ bạn có thể vô địch hoài hoài, không bao giờ bạn có thể thành công luôn luôn!.
Tôi cũng vậy, bạn ơi, tôi cũng không phải là một nhà vô địch, không bao giờ, tôi không thể chiến thắng tất cả, tôi không thể chiến thắng hoài hoài, cũng có khi tôi thất bại, thậm chí cũng có khi tôi thảm bại, cũng có lúc tôi thua trận, cũng có khi tôi đầu hàng!.
Và người khiến cho tôi phải thua trận, khiến cho tôi phải đầu hàng, khiến cho tôi phải qui phục, vân vân, bạn ơi, người đó, không phải là một người tài giỏi, không phải là một người hùng mạnh, cũng không phải là một người gan dạ, can đảm, hay anh hùng gì cả, cũng không phải là một người pháp thuật cao cường, võ công cái thế, quyền phép cao thâm gì cả.Than ôi, bạn ạ, đó chỉ là… một người đàn bà, một người phụ nữ, một mỹ nhân.
Có người đàn ông nào mà không phải khuất phục trước một mỹ nhân, có người nam nhi nào mà không qui phục trước một người phụ nữ, Thượng Đế sinh ra người phụ nữ, sinh ra người đàn bà, sinh ra nhan sắc của họ, sự xinh đẹp của họ, sự hấp dẫn của họ, vân vân, chính là để cho người đàn ông phải khuất phục, phải tin nghe, vân vân, không phải sao.
Phải, bạn ơi, người khuất phục được tôi, người đánh ngả được tôi, người đánh ngả và khuất phục tôi, nhanh chóng và dễ dàng, trong một giây phút ngắn ngủi, trong một lần gặp gỡ, có thể nói là một giây phút của định mạng, nếu bạn tin có định mạng, mà làm sao bạn có thể không tin định mạng, người đó chỉ là một người đàn bà, bạn đừng bao giờ coi thường một người đàn bà, bất cứ là người đàn bà nào trên đời.
Nàng chỉ là một phụ nữ, một phụ nữ yếu đuối và nhỏ bé, tay nàng rất mềm mại, chân nàng rất mảnh mai, bạn đừng bao giờ coi thường những đôi tay mềm mại, bạn đừng bao giờ coi thường những đôi chân mảnh mai; bởi vì nó có thể vật ngả bạn, bất kể bạn là ai, bất kể bạn thế nào, bất kể bạn tài giỏi ra sao, đó là những kinh nghiệm của tôi, những kinh nghiệm vô cùng cay đắng của tôi.
Có thể nói là nàng không thể trói chặt nổi một con gà, dù là một con gà con, nhưng bạn không thể coi thường nàng, hoàn toàn không thể; thân thể nàng yếu đuối, sức lực nàng yếu đuối, nhưng bạn phải ngạc nhiên là nàng lại có thể trói gọn tất cả con ngưòi của tôi, tất cả thể xác tôi, tất cả con tim tôi, tất cả tình cảm của tôi, tất cả lý trí của tôi, và bi thảm hơn hết là nàng còn trói chặt được cả linh hồn của tôi.
Tôi đã hoàn toàn thua cuộc, tôi đã hoàn toàn đầu hàng trước những món vũ khí vô cùng lợi hại của nàng: cái nhan sắc kiều diễm của nàng, như cái tên gọi của nàng, tên nàng là Diễm Kiều, Nefer, lời nói ngọt ngào của nàng, giọng nói thanh tao của nàng, nụ cười say đắm của nàng, cử chỉ dịu dàng của nàng….
Phải, bạn ơi, gần như là cái gì của nàng cũng làm tôi mê đắm: làn da, mái tóc, làn môi, trang phục, cử chỉ, nụ cười, vân vân, chẳng phải là mọi người vẫn nói tình yêu là mù quáng hay sao, tôi yêu đương cho nên tôi mù quáng, cái đó là lẽ thường, không có gì là kỳ lạ, không có gì là bất thường, không có gì là ngạc nhiên.
Cho nên, tôi đã giao hết linh hồn thể xác của tôi cho nàng, và dĩ nhiên là tôi cũng giao hết cả tài sản của tôi cho nàng, kể cả tài sản của cha mẹ tôi để lại, tôi cũng mang dâng tặng hiến hết cho nàng; tôi rất vui vẻ dâng tặng nàng tất cả mọi vật, tất cả mọi thứ tôi có, hoặc là tôi có thể có.
Không ai xúi biểu tôi phải làm như vậy, cũng không ai có thể ngăn cản tôi đừng làm như vậy; tôi gát bỏ ngoài tai tất cả mọi lời khuyên can, bất kể là lời khuyên can nào, của bất cứ ai. Lời khuyên can của bạn thân tôi, lời khuyên can của cha mẹ tôi, tất cả mọi lời khuyên can của bất cứ ai, thảy đều không có giá trị gì đối với tôi, trong lúc nầy, bạn đừng mong khuyên ai điều gì khi người ta đã trở nên mù quáng, đó là những kinh nghiệm của tôi, những từng trải của tôi, những hiểu biết của tôi.
Sau cùng, thì kể cả viên bảo ngọc kỹ niệm của nhà vua Hoàng Đế Thuận Thiên Pharaoh Akhenaten cho tôi lúc xưa, viên ngọc tôi đã từng thề hứa với quân vương của tôi là tôi sẽ trân trọng giữ gìn, tôi sẽ trân qúi như là sinh mạng của tôi, bạn ơi, tôi cũng đã tình nguyện mang dâng, đem tặng cho nàng, sinh mạng thật của tôi, nếu nàng muốn, tôi cũng sẵn sàng mang dâng, không hề do dự chút nào.
Bạn ơi, tình yêu mù quáng, hay mù quáng tình yêu là như thế đó, là như vậy đó bạn ơi; không như vậy thì làm sao gọi là mù quáng, mà không mù quáng thì làm sao gọi là tình yêu, mà bạn cũng biết tình yêu là món qùa lớn nhất, món qùa giá trị nhất, món qùa ngọt ngào nhất, món qùa êm ái nhất, vân vân, nhưng đồng thời, tình yêu cũng là món qùa nồng, cay, mặn, đắng… nhất mà Thượng Đế đã trao cho con người, cho mỗi chúng ta, cho tôi và cho bạn, cho tất cả mọi người.
Nhưng mà, điều đau khổ của tôi, là nàng, là Diễm Kiều xinh đẹp tuyệt vời, khả ái tuyệt trần, người đàn bà tôi yêu đương mê mết, yêu đương điên cuồng đó, nàng lại không hề yêu tôi, nàng chỉ lợi dụng tình yêu của tôi, nàng chỉ ham muốn những của cải của tôi, nàng chỉ ham muốn những tiền bạc của tôi, nàng chỉ đòi hỏi những cung phụng của tôi, vân vân.
Có thể là do cái nghề nghiệp của nàng, mà nàng đã trở nên một con người bạc tình, phản bội, phản trắc như vậy, tôi quên nói với bạn rằng, nàng là một kỹ nữ, người kỹ nữ nổi tiếng nhất kinh thành Cairo, tên của nàng là kỹ nữ Diễm Kiều Nefer.
Nàng không muốn chính con người của tôi, chính cá nhân của tôi, nàng không muốn tình cảm của tôi, tình yêu của tôi, nàng không cần nhân cách của tôi, đạo đức của tôi, nhân phẩm của tôi, vân vân; tất cả những cái thực sự thuộc về bản thân tôi, thì than ôi, lại là những cái, những thứ nàng không thèm muốn, nàng không cần đến.
Nàng sẵn sàng từ bỏ tôi, từ giả tôi, từ biệt tôi, vân vân, khi tôi không còn tiền bạc, khi tôi không còn của cải, khi tôi không còn vật chất, khi tôi không còn phương tiện, vân vân, để cung phụng nàng, để thoã mãn nàng, để phục vụ nàng, vân vân.
Nàng sẵn sàng đến, với gần như bất cứ ai có tiền bạc, có phương tiện, có vật chất, vân vân, để cung phụng cho nàng; nàng chỉ yêu qúi của cải, chớ không yêu qúi con người, bất cứ con người nào, là bạn hay là tôi.
Nàng không cần những thứ mà tôi đã từng được cha mẹ tôi giáo dục, dạy dỗ là giá trị, là trân qúi, những thứ mà tôi đã từng coi là gia tài trân qúi của tôi như là: tư cách, lương tâm, nhân nghiã, đạo đức, vân vân; những thứ nầy không có giá trị đối với nàng, không có lợi ích cho nàng, những thứ nầy đối với nàng, chỉ là vô bổ, chỉ là dư thừa, chỉ là vô ích, vân vân.
Vì sự ham mê nhan sắc, đam mê mỹ nữ của tôi, vì sự hư đốn, trụy lạc của tôi, mà cha mẹ tôi đã phải cùng nhau tự tử chết, chỉ vì cha mẹ tôi không chịu nổi sự xấu hổ, nhục nhã vì tôi, vì sự hư đốn trụy lạc cuả tôi, vì sự phản bội những giá trị đạo đức mà cha mẹ tôi đã dày công, vất vả dạy dỗ, giáo dục cho tôi trong bao nhiêu năm trời.
Thế là tôi bỗng nhiên mất hết tất cả những gì tôi có, tôi không còn cha mẹ, tôi không còn tiền bạc, tôi không còn tài sản, tôi không còn người yêu, tôi không còn người tình, tôi không còn anh em, tôi không còn bằng hữu.
Người bạn thân thiết nhất của tôi là Hùng Nhân, bây giờ cũng đã phản bội tôi, cũng đang vui vẻ, âu yếm nàng Diễm Kiều xinh đẹp của tôi, bằng hữu thì không thể phản bội, Hùng Nhân đã phản bội tôi, thì Hùng Nhân đã không còn là bằng hữu của tôi.
Thế nên, tôi không còn gì để lưu luyến chốn nơi nầy, đúng hơn là tôi đã không thể lưu lại nơi đây, tôi đã phải từ bỏ làng quê, từ bỏ xứ sở của mình, đất nước Ai Cập của tôi, tôi phải đến sinh sống ở một xứ sở mới, đó là đất nước Palestine của người Palestine, một dân tộc giàu có, một đất nước giàu có.
Ở đây, tôi cũng làm nghề Y Sĩ, nhưng không phải là Y Sĩ của người dân nghèo nữa, mà là Y Sĩ của người giàu; tôi chỉ trị bịnh cho những ai giàu có, những kẻ dư thừa tiền bạc mà thôi, càng dư thừa tiền bạc thì họ càng không tiếc tiền để đánh đổi mạng sống của họ, người giàu có thì coi trọng mạng sống hơn là tiền bạc, ít ra thì phần đông là như vậy.
Những ai nghèo khó đến xin trị bịnh, tôi đều từ chối, tôi đều không chịu chữa trị bịnh cho họ, những người nghèo khó không thể trả tôi những khoản tiền lớn lao tôi muốn. Họ không có tiền của đã đành, mà trong nhiều trường hợp, họ thà bỏ đi sinh mạng qúi báu của mình, thay vì là phải tốn hao tiền bạc, tôi biết có những ngưòi qúi trọng tiền bạc, của cải hơn là sinh mạng của mình.
Không nhất thiết là những người nghèo mới như vậy, tôi biết có những người giàu có, họ cũng như vậy, cho dù là họ có rất nhiều tiền, nhưng mà họ vẫn qúi trọng tiền bạc của họ hơn là mạng sống của chính họ, dĩ nhiên không phải tất cả mọi người đều là như vậy, nhưng chắc chắn có những người như vậy, tôi đã gặp những người như vậy, tôi đã thấy những người như vậy, tôi đã biết có những người như vậy.
Những ai muốn được tôi chửa trị bịnh thì phải trả tôi rất nhiều tiền, thế nên, chẳng bao lâu, tôi đã trở nên một người giàu có, một người rất giàu có, rất nhiều của cải, rất nhiều vật chất, rất nhiều tiền tài, rất nhiều nhà cửa, rất nhiều dinh thự: một đại phú ông.
Có điều là, bạn ơi, cho dù bây giờ, tôi đã là một người rất giàu có, rất danh vọng, rất quyền qúi, rất cao sang, vân vân, nhưng không hiểu tại sao, không biết vì sao, không biết nguyên nhân gì, không biết lý do gì, duyên cớ gì, mà tôi vẫn cảm thấy mình không vui vẻ, không an lạc, tôi vẫn thấy mình không hạnh phúc, không bình thản, tôi vẫn thấy mình không có bình an!.
Bạn ơi, của cải, tiền tài, danh vọng, vân vân, là những thứ cần thiết, rất cần thiết, không thể phủ nhận, không thể chối cải, ai ai cũng muốn có, ai ai cũng ao ước, nhưng kinh nghiệm cuộc sống, kinh nghiệm cuộc đời, đã cho tôi biết là nó không hề đủ, để làm nên hạnh phúc, để đem đến niềm vui, để mang lại bình an, vân vân.
Với danh vọng, tiền tài, địa vị, tiện nghi, nhà cửa, vật chất, vân vân, tôi có thể có rất nhiều người đàn bà đẹp, những người đàn bà xinh đẹp như là Diễu Kiều, hay những người đàn bà còn xinh đẹp hơn cả Diễm Kiều.
Nhưng không, tôi đã không còn ham mê nhan sắc nữa, tôi không muốn có một người đàn bào nào khác nữa bên tôi, tôi đã nguội lạnh với nhan sắc của người đàn bà; tình yêu nhan sắc, tình yêu đàn bà, vân vân, tất cả những thứ tình yêu sắc dục nầy hình như đều đã chết trong lòng của tôi.
Dù giàu có, dù danh vọng, dù quyền qúi, dù cao sang, dù đầy đủ của cải, vật chất, đầy đủ phương tiện, bạn ơi, điều bi thảm là, chẳng những không thấy hạnh phúc, không thấy vui vẻ, không thấy bình an, vân vân, mà tôi vẫn thấy mình đau khổ, tôi vẫn thấy mình buồn bã, tôi vẫn thấy mình phiền muộn, tôi vẫn thấy mình bất ổn, tôi vẫn thấy mình bất an, vân vân.
Đặc biệt là những nỗi trống vắng, những nỗi cô đơn, những nỗi ray rứt, những cơn buồn phiền, vân vân, luôn luôn bám víu tôi, thường xuyên hành hạ tôi, thường trực dày vò tôi, không ngừng cắn rứt tôi. Bi thảm nhất là những nỗi niềm thống hận ở trong lòng của tôi, nó như những ngọn lửa, rất nóng, luôn luôn hung đốt người tôi, hừng hực hung đốt tâm can tôi, rừng rực thiêu đốt trí não tôi.
Tôi thống hận nàng Diễm Kiều xinh đẹp bạc tình của tôi, tôi chỉ mong có dịp để trả thù nàng, tôi thống hận Hùng Nhân, người bạn thân thiết đã phản bội tôi, tôi rất mong muốn có cơ hội để trả thù Hùng Nhân, tôi oán hận hết mọi người, tôi muốn trả thù tất cả, tôi muốn trả hận những người phản bội tôi, tôi muốn trả thù những kẻ phụ bạc tôi, tôi muốn trả thù rửa hận những ai đã từng khinh rẻ tôi, những ai đã từng khinh khi tôi, những ai đã từng ngoảnh mặt với tôi, vân vân.
Cho đến một hôm, trên đất nước Palestine giàu có, trên địa vị của một người phú hộ giàu sang, bạn ơi, tôi đã gặp lại người con gái tôi đã từng yêu đương tha thiết ngày nào.
Diễm Kiều, phải, chính là nàng, nhưng bây giờ, dĩ nhiên là tôi không còn yêu nàng nữa, không thể yêu nàng nữa, tình yêu có lúc sẽ tan đi, mù quáng có lúc sẽ biến mất, nhưng mà, bạn ơi, có điều kỳ lạ là tôi cũng không còn hận nàng nữa, tôi đã không còn có thể hận nàng được nưã, bởi vì, bây giờ, nàng Diễm Kiều xinh đẹp của tôi ngày nào, đã không còn là một người đàn bà kiều diễm nữa, nàng đã không còn là một mỹ nhân.
Nàng Diễm Kiều xinh đẹp của tôi ngày nào, bây giờ đây đã là một người đàn bà thân tàn, ma dại, đói rách, nghèo nàn, bệnh tật, ốm đau, ghẻ lở, hôi hám …không ra con người! Bạn chỉ có thể hận một người đàn bà xinh đẹp diễm kiều như hoa như ngọc phản bội bạn, phụ tình bạn, nhưng mà bạn hoàn toàn không có thể nào hận oán một người đàn bà đã tàn tạ, ốm đau, đã đau khổ, cơ hàn, đã bệnh tật, đã đói rách, vân vân.
Tâm hồn chân chính của một người đàn ông chân chánh sẽ không bao giờ cho phép bạn oán hận một người đàn bà như thế cả, trừ khi bạn không phải là một người đàn ông chân chính, trừ khi bạn không có một tâm hồn chân chính, cũng không bao giờ cho phép bạn được làm ngơ, không chịu ra tay nâng đỡ nàng, không chịu cưu mang, cứu giúp nàng.
Tôi đã hết yêu nàng, tất nhiên thôi, không có tình yêu nào bền vững cả, không có tình yêu nào trường tồn, vĩnh viễn, muôn năm cả, nhất là thứ tình yêu đau khổ vì sự phụ bạc của người mình yêu, nhưng mà, bạn ơi, tôi cũng đã hết hận nàng, tôi cũng đã hết thù oán nàng, làm sao tôi có thể hận thù nàng trong cái tình cảnh thảm thương, bi đát, tôi nghiệp nầy.
Thế nên, dù nàng bây giờ, đã là một người nghèo khổ, một người tàn tạ, một kẻ đói rách, một người không tiền, một kẻ bệnh tật, ốm đau, vân vân, tôi cũng đã phải phá lệ, cái lệ tôi tự đặt ra là chỉ chữa trị bịnh cho người giàu, để chăm lo chữa trị bệnh cho nàng. Lương tâm của một người Thầy Thuốc, nhân cách của một người đàn ông, lương tri của một con người đã từng có những giáo dục đạo đức căn bản, đã trở về, đã sống lại, đã thức tỉnh, đã thức dậy trong tôi.
Nhưng mà, bây giờ cho dù tôi có chữa trị cho Diễm Kiều được khỏi bệnh hoàn toàn, có phục hồi được nhan sắc cho nàng như xưa, khoẻ mạnh và diễm kiều, xinh đẹp và hấp dẫn, vân vân, thì bạn ơi, tôi cũng chỉ muốn xa lánh nàng, và xa lánh nàng mãi mãi; tôi chỉ muốn lánh xa người đàn bà, mà tôi đã từng rất là say đắm, đã từng yêu đương tha thiết, đã từng mê dại, cuồng si ngày nào.
Tình yêu có thể mù quáng, may mắn cho chúng ta là sự mù quáng tình yêu thường không lâu bền, tình yêu mù quáng cũng có lúc vở tan, may mắn là nó thường vở tan mau chóng; tình yêu có thể nẩy nở, nhưng mà tình yêu cũng có thể phai mờ, nhất là thứ tình yêu mù quáng; đó là thứ tình yêu cuồng nhiệt nhất, tình yêu nóng bỏng nhất, nhưng cũng là thứ tình yêu chóng phai tàn nhất, bạn ơi, đó là những kinh nghiệm cay đắng về tình yêu của tôi.
Tình yêu một khi đã vở tan thì không thể hàn gắn, bất cứ là thứ tình yêu nào, kể cả những tình yêu trong sáng nhất, những tình yêu lý tưởng nhất, những tình yêu chân thành nhất, vân vân. Cho nên, bạn phải luôn luôn thận trọng khi bạn có tình yêu, bạn phải gìn giữ khi bạn có tình yêu; tình yêu một khi đã phai mờ thì không thể điểm tô hồng thắm lại, bất kể là thứ tình yêu nào, đó cũng là một kinh nghiệm cay đắng về tình yêu của tôi.
Tôi cũng đã hết còn oán hận người bạn thân thiết Hùng Nhân, bởi vì qua lời kể của Diễm Kiều, tôi đã biết được người bạn Hùng Nhân của tôi chỉ là muốn cảnh giác, cảnh tỉnh, cảnh thức tôi, về cái tánh lăng loàn của người đàn bà tôi mê đắm, chớ anh không hề mê đắm Diễm Kiều Nefer như tôi, anh không hề phản bội tình bạn thân yêu đối với tôi.
Một tình bạn chân chính thì không thể có sự nghi ngờ, một tình bạn chân tình đòi hỏi một niềm tin tuyệt đối, tôi đã phạm sai lầm là tôi đã không tuyệt đối tin tưởng tình bạn của Hùng Nhân. Đó là một kinh nghiệm qúi giá về tình bạn của tôi, qua những câu chuyện của Diễm Kiều và Hùng Nhân, tôi đã có được những kinh nghiệm bản thân sâu sắc về tình yêu, tình bạn, về tình yêu mù quáng, về tình bạn chân thành.
Tôi đã trở nên một người giàu có, nhưng tôi vẫn không vui, dù khi tôi đã không còn những điều oán hận trong lòng, niềm vui con người có nhiều nguyên nhân, nỗi buồn con người có nhiều nguyên cớ; tôi vẫn không vui, có lẽ là bởi vì tôi vẫn nhớ đến quê hương, xứ sở của tôi.
Tôi vẫn không vui, có lẽ là vì tôi vẫn còn nặng trĩu trong lòng những điều xám hối, nặng trĩu trong lòng những nỗi ăn năn, hối hận về những điều lầm lổi của tôi, những tội lỗi của tôi; nhất là những lẫm lỗi quá nặng nề đối với cha mẹ của tôi, tội lỗi lớn nhất của một con người đó là tội bất hiếu, thế mà tôi đã phạm phải cái tội lỗi lớn lao nhất nầy, tôi đã qúa bất hiếu đối với cha mẹ của tôi.
Giờ đây, tôi ước muốn, tôi mong muốn, tôi quyết định là phải trở về, tôi phải trở lại quê hương tôi, trở lại xứ sở tôi, trở lại làng quê tôi; giờ đây, tôi phải làm lại con người, tôi phải chuộc lại những lỗi lầm tôi đã phạm phải trong thời gian qua.
Cách thức tốt nhất, là tôi phải trở lại làm con người đạo đức, nhân nghiã, con người mà cha mẹ tôi đã luôn luôn mong muốn, đã cố công nuôi dạy, đã cố sức rèn luyện, vân vân. Cách tốt nhất là tôi phải từ bỏ con đường trọc phú bất nhân, từ bỏ nhữgn phương cách làm giàu phi nghĩa, bất nhân; tôi phải làm lại người thầy thuốc của dân nghèo, của những người đói rách cùng khổ của xã hội, tôi làm một người Thầy Thuốc đạo đức như cha tôi, tôi phải là một Y Sĩ SEN MOOT thứ hai.
Tôi đã vô cùng xúc động, và tôi cũng đã rất đổi sững sờ, ngạc nhiên, khi được trở lại ngôi nhà xưa của cha mẹ tôi, ngôi nhà xưa cũng vẫn còn gần như nguyên vẹn, như hồi tôi còn ấu thơ, ngày nào. Nơi đây, ngày xưa tôi đã có được tình thương yêu chăm sóc của cha mẹ tôi, thì giờ đây tôi cũng được sự thương yêu chăm sóc của hai người, cô gái bán rượu đầu thôn, hiền hậu, dịu dàng, tên nàng là Mỹ Hạnh, Merit, và đứa con trai ngoan ngoãn của nàng, thằng bé Hành Thiện.
Mỹ Hạnh không có cái nhan sắc của Diễm Kiểu, nhan sắc là cái bạn luôn luôn muốn, nhưng nhan sắc thường không phải là hạnh phúc, Mỹ Hạnh không có cái nhan sắc diễm kiều, nhưng nàng có một tình yêu đằm thắm và chân thành đối với tôi, bằng chứng là nàng đã tìm mọi cách để mua lại và giữ gìn gia sản của cha mẹ tôi, gia sản tôi đã đem bán hết để cung phụng cho nàng Diễm Kiều, và nàng đã kiên tâm, đã kiên nhẫn, đã có niềm tin yêu chờ đợi tôi quay trở về.
Tình yêu sâu sắc và chân thành có thể làm nên những kỳ tích, những chuyện hảo sự thần kỳ, đã cho nàng Mỹ Hạnh có đủ kiên nhẫn và niềm tin đối với tôi; và như vậy, đối với tôi bây giờ, cũng đã là qúa đủ, quá sức đủ. Tôi thật không còn cần một điều gì hơn nữa, tôi không còn một mong ước nào khác nữa, đối với một người đàn ông thì không có niềm mơ ước nào lớn hơn, là niềm mơ ước một mái ấm gia đình, một tình yêu chân thật, của một người đàn bà diệu hiền.
Có thể tôi không yêu Mỹ Hạnh, tôi không còn thứ tình yêu mù quáng đam mê, nhưng mà chắc chắn là tôi có thể thương nàng, tình yêu có thể chỉ xảy ra một lần trong đời một con người, nhưng mà tình thương thì có thể duy trì và nhân rộng mãi mãi, bền vững và dài lâu, bền bĩ và keo sơn.
Tình yêu thì không chắc sẽ mang lại hạnh phúc cho mình, nhưng lại có thể mang lại khổ đau cho mình, và thường mang lại khổ đau cho mình; tình thương thì trái lại, tình thương vẫn có thể mang lại cho mình hạnh phúc, vẫn có thể mang lại cho mình bình an, vẫn thường mang lại cho mình hạnh phúc, bình an.
Nhan sắc của một người đàn bà không chắc sẽ mang lại cho mình hạnh phúc, bình an, nhưng mà sự hiền diệu của một người đàn bà, sự chu đáo của một người phụ nữ, và nhất là những tình cảm đằm thắm, những cử chỉ thân thiết, những lời nói tế nhị, tử tế, vân vân, của một người đàn bà, cho dù là một người đàn bà ít nhan sắc, cũng có thể mang lại cho mình hạnh phúc, bình an …, đó là một kinh nghiệm khác về tình yêu của tôi.
Tôi tin chắc rằng những đức tính hiền diệu, nhu mì, tế nhị, bao dung, vân vân, của Mỹ Hạnh, có thể mang lại cho tôi những điều tôi cần phải có, tôi phải có, mọi người đều mong ước có, không phải danh vọng, không phải địa vị, không phải tiền tài mà là: hạnh phúc, bình an, êm ấm, thân mật, thân thiết, vân vân.
Còn Hành Thiện, nó chính là hình bóng của tôi năm xưa, nó là hình ảnh của tôi ngày nào, thực ra nó không phải là con trai ruột của nàng Mỹ Hạnh, mà như một định mạng đã được lập lại, bây giờ thì bạn đã tin có định mệnh chưa, thằng Hành Thiện, nó cũng có cùng chung một thân thế như tôi, nó cũng là một đứa bé trai đã được Mỹ Hạnh lượm về nuôi dưỡng từ một chiếc bè nhỏ thả trôi trên dòng nước sông Nile.
Không nhất thiết phải là con cái ruột của mình, thì bạn mới thương yêu, khi nào bạn có thể thương yêu được hết mọi đứa trẻ con, thương yêu bất kỳ một đứa trẻ con nào, không nhất thiết phải là con cái của bạn, không nhất định là con cái của ai. Đó là lúc bạn đã minh triết tâm thức, bạn đã giác ngộ tâm tư, bạn đã minh triết tâm hồn, bạn đã giác ngộ tâm linh, bạn đã nghe lời Thượng Thiên, bạn đã yêu thương Thượng Đế.
Tôi và vợ tôi, Mỹ Hạnh, sẽ thương yêu Hành Thiện và sẽ chăm sóc Hành Thiện trong ý niệm tâm linh nầy, ý niệm nhận lãnh một nhiệm vụ, một bổn phận, một an bày, một xếp đặt của Thượng Thiên. Khi Hành Thiện lớn lên, khi nó đã trưởng thành, khôn lớn, tôi sẽ kể nó nghe biết hết câu chuyện của đời tôi, nghe biết hết những đoạn đường vinh nhục, thăng trầm, những thành công và những thất bại của tôi, những vinh quang và những lầm lỗi của tôi, những tội lỗi và cả những hối lỗi của tôi.
Không chắc nó sẽ học được những thành công của tôi, không chắc nó sẽ tránh được những lầm lỗi của tôi, nó có thể thành công, nó cũng có thể thất bại, nó có thể lầm lỗi, nó cũng có thể hối lỗi; dù thế nào, tôi cũng sẽ cho nó biết hết những kinh nghiệm sâu sắc của bản thân tôi, những kinh nghiệm thực tiễn của tôi, mà tôi chắc là sẽ rất cần thiết cho cuộc đời của nó.
Cây muốn lặng, nhưng mà gió không muốn ngừng, tôi chỉ muốn được trở về quê hương tôi, xứ sở tôi, tôi chỉ muốn làm một người Thầy Thuốc của dân nghèo, tôi mãn nguyện và vui vẻ bên nàng Mỹ Hạnh của tôi, nuôi dưỡng Hành Thiện. Rồi thì cũng như cha mẹ của tôi, tôi sẽ nuôi lớn và truyền nghề Y Sĩ cho thằng Hành Thiện, khi xong ước nguyện giản đơn nầy, tôi cũng sẽ theo gương cha mẹ của tôi, tôi cũng sẽ chọn con đường tu hành trong lúc tuổi gìa.
Nhưng mà những điều ước muốn có vẻ như rất đơn giản của tôi, rất nhỏ bé của tôi, rất tầm thường của tôi, cuối cùng, tôi lại không thể thực hiện được, những biến động của thời cuộc, của chính trị, của đất nước, đã đưa dẫn tôi đến những khúc quanh, những ngõ rẽ khác của cuộc đời tôi.
Hoàng Đế Thuận Thiên Pharaoh Akhenaten là một vị quân vương trẻ tuổi, anh tài, đại chí, hùng tâm, Ngài là một bậc minh quân đệ nhất của vương triều Ai Cập Ptolemy, Ngài có năng lực, có tri thức, có trí tuệ, và nhất là Ngài có lương tri, Ngài muốn cải cách quốc gia, muốn canh tân đất nước, muốn sửa đổi triều đình, muốn cải cách tôn giáo, phong tục, lễ nghi, vân vân.
Ngài có tâm thuật quá, Ngài có tài trí quá, Ngài có tài trí, tâm thuật qúa, nhưng mà như vậy thì Ngài sẽ làm mất lòng nhiều kẻ quyền thế trong triều đình; không ai trong triều đình xưa cũ mấy ngàn năm đó muốn có những thay đổi canh tân nầy, nó sẽ làm hại những quyền lợi của họ, nó sẽ làm hại những địa vị của họ, nó sẽ làm hại những uy quyền của họ.
Cho nên, họ, tập đoàn những kẻ quyền thế trong triều đình Ai Cập, mà kẻ cầm đầu là Thái Hậu Taiya, và Tể Tướng Smenkere, đã muốn âm mưu tước đoạt, truất phế ngôi vị Hoàng Đế của Ngài, họ muốn tôn phò một vị Hoàng Tử khác của vương triều Ptolemy lên ngôi, một người không có những trí lực, không có hùng tâm, hùng tài, đại chí của Hoàng Đế Thuận Thiên Pharaoh Akhenaten, để họ có thể điều khiển, có thể xếp đặt, có thể thao túng, vân vân.
Và người đó, một vị Hoàng Tử khác của vương triều Ptolemy mà họ muốn tìm kiếm, và cuối cùng thì họ đã tìm kiếm được, nhưng mà, bạn ơi, bi thảm thay, không phải là ai khác, vị hoàng tử lưu lạc dân gian đó, lại chính là tôi, là đứa bé con khi mới sanh ra, thay vì sung sướng trong ngôi vị Hoàng Tử, nó đã vì những chuyện âm mưu thoán nghịch trong triều đình, đã bị đem đi vứt bỏ trên dòng sông Nile năm nào.
Dĩ nhiên là tôi không chấp nhận ngồi lên ngai vàng của vương quốc Ai Cập, tôi sinh ra không phải để làm vua, tôi không coi thường ngôi vị của một ông Vua, nhưng tôi không phải, và tôi không thể làm vua, chính là số mạng, chính là định mạng đã đưa tôi sớm rời khỏi triều đình Ai Cập, ngay khi tôi mới ra đời.
Cho dù tôi có dòng máu của Hoàng Gia Ai Cập, nhưng số mệnh đã an bày tôi là đứa con trai của một người Thầy Thuốc, và tôi cũng đã là một người Thầy Thuốc, và phải là một người Thầy Thuốc của dân nghèo, nhưng tôi tuyệt đối không phải là một ông vua Pharaoh Ai Cập.
Cho dù có làm một ông vua Pharaoh Ai Cập đi nữa thì tôi cũng chỉ có thể đi theo đường lối của Hoàng Huynh tôi, Hoàng Đế Pharaoh Akhenaton, một vị minh quân chớ không phải là một bạo chúa, cũng không thể là một vị vua bù nhìn theo ý định của Vương Triều, Hoàng Thất, Giáo Sĩ Amun.
Vì không chấp nhận lên ngôi Hoàng Đế Ai Cập để thay thế Hoàng Huynh tôi, Hoàng Đế Thuận Thiên, Pharaoh Akhenaten, để làm tay sai cho những quyền lực độc tài của Triều Đình Ai Cập, tôi đã phải chấp nhận cái số phận bi thảm của một kẻ lưu đày biệt xứ, vĩnh viễn không còn được trở về Ai Cập, quê hương xứ sở của tôi.
Nhưng tôi không buồn, tôi không hận, tôi không oán, tôi không hối tiếc, vân vân, những quyết địnhnầy của tôi, bởi vì tôi đã kinh qua khá nhiều thử thách, quá nhiều kinh nghiệm cuộc đời, bởi vì tôi đã giác ngộ những vai trò, những sứ mạng của mỗi con người trên chốn trần gian.
Ở mỗi không gian, ở mỗi thời gian của cuộc đời, mỗi lúc, mỗi nơi, mỗi giờ, mỗi khắc, vân vân, mình đều có những vai trò, những nhiệm vụ, những sứ mạng khác nhau, không phải là mình có thể làm những công việc mình muốn làm, mình thích làm, mà là mình phải làm những công việc Thượng Thiên muốn mình làm.
Khi giác ngộ những sứ mạng tâm linh nầy thì mình sẽ có thể đi bất cứ đâu, mình có thể làm bất cứ việc gì theo ý muốn của Thượng Đế, không phải là theo ý muốn của mình, Thượng Đế muốn tôi rời khỏi Ai Cập, tôi sẽ rời khỏi Ai Cập, Thượng Đế muốn tôi đến nơi nào, tôi sẽ đến nơi đó, theo ý muốn của Thượng Đế, theo mạng lịnh của Thượng Thiên, nếu thích, bạn có thể xem tôi là một người theo quan điểm “Thiên mệnh”.
Mỗi một nơi chốn mới mà tôi đến, chắc chắn là sẽ có những điều tôi cần phải làm, hoặc tôi có thể làm, cũng sẽ có những điều tôi có thể học hỏi, hoặc là những điều tôi sẽ phải học hỏi; tôi cũng có thể chia xẻ những kinh nghiệm và những hiểu biết của tôi cho những người tôi sẽ gặp, những người tôi sẽ quen.
Với chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của một người Y Sĩ, một người Thầy Thuốc, tôi sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi thêm nhiều kiến thức y học, thuốc men, vân vân, nhiều kinh nghiệm y khoa, y dược, vân vân. Đồng thời tôi cũng sẽ có nhiều cơ hội để chửa trị bịnh cho nhiều người, và bây giờ, tôi sẽ không còn cái biệt danh Y Sĩ Cô Độc nữa; cái biệt danh nầy không còn thích hợp cho vai trò, nhiệm vụ mới của tôi, ngay cả cái biệt danh người Y Sĩ của Dân Nghèo cũng không còn xứng hợp với tôi nữa.
Y Sĩ là một nghề nghiệp hữu ích và cao qúi, rất cần thiết cho tôi và cho tất cả mọi người, nhưng tôi ra đi lần nầy, thực ra là để tôi thực hiện những sứ mạng lớn lao hơn là sứ mạng của một người Thầy Thuốc. Sứ mạng của một người Thầy Thuốc, tuy là quan trọng, ích lợi, và cao qúi, nhưng vẫn còn có những sứ mạng khác quan trọng hơn, lợi ích hơn, cần thiết hơn.
Người Thầy Thuốc, cho dù là người Thầy Thuốc tài giỏi tới đâu, con số bệnh nhân tôi có thể chữa trị chắc chắn cũng sẽ có giới hạn, những bệnh trạng tôi có thể chữa trị cũng hoàn toàn có giới hạn. Chỉ có thể là một con số người rất nhỏ bé nào đó trong số càng ngày càng có thêm nhiều người, nhiều bịnh nhân, mà tôi sẽ có dịp gặp gỡ trên những bước đường tôi đi lưu đày; nếu chỉ là một người Thầy Thuốc, tôi không thể chữa trị hết những bệnh tật của con người, và tôi cũng không thể chữa trị hết những con người bệnh tật, ốm đau.
Sứ mạng của tôi bây giờ, không phải chỉ là sứ mạng của một người Thầy Thuốc nữa, sứ mạnh Thầy Thuốc của tôi bây giờ chỉ còn là một sứ mạng thứ yếu, bây giờ tôi còn có một sứ mạng quan trọng hơn, cần thiết hơn, lớn lao hơn, đó là sứ mạng của một người Thầy Tâm Linh. Sứ mạng Tâm Linh là sứ mạng lớn lao hơn, quan trọng hơn, khó khăn hơn sứ mạng của một người Thầy Thuốc rất nhiều.
Đây không phải là sứ mạng đối với riêng tư dân tộc tôi, riêng tư đất nước tôi, riêng tư dân tộc nầy, riêng tư đất nước nọ, mà phải là sứ mạng chung đối với tất cả, đối với mọi miền đất nước, mọi miền quê hương, đối với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi con người, với toàn thể nhân loại, không phân biệt màu da, ngôn ngữ, sắc tộc, vân vân, trên toàn thế giới.
Sứ mạng và nhiệm vụ tâm linh, là sứ mạng và là nhiệm vụ mang lại những ánh sáng giác ngộ, minh triết cho nhân loại; sứ mạng và nhiệm vụ mang lại những ngọn lửa tình thương, bác ái, từ bi cho con người, vạn vật, thế gian, vân vân, là nhiệm vụ rất khó, là sứ mạng rất lớn.
Bao nhiêu lâu nhân loại, con người còn chưa có được những thứ ánh sáng và ngọn lửa tâm linh nầy, để mang lại niềm vui, hạnh phúc, bình an, cho trần thế, cho nhân gian, thì nhiệm vụ và sứ mạng của tôi sẽ còn chưa hoàn thành, mà mục tiêu của sứ mạng và nhiệm vụ như vậy lại càng khó khăn hơn, gian khổ hơn, nhiều đòi hỏi hơn, nhiều thử thách hơn.
Đó là những sứ mạng, và những nhiệm vụ rất khó khăn, muôn vạn gian nan, muôn ngàn thử thách, nhưng tôi tin là Thượng Đế sẽ không để cho tôi làm người cô độc, người cô đơn, tôi không còn cái biệt danh Y Sĩ Cô Độc nữa, tôi cũng sẽ không cô đơn một mình, tôi không phải là Y SĨ CÔ ĐƠN, trên cuộc hành trình gian khổ, khó khăn nầy; bây giờ thì bạn có thể gọi tôi là người Y SĨ TÂM LINH.
Trước mắt là tôi sẽ lên đường với hai người thân thiết nhất của tôi, nàng Mỹ Hạnh đằm thắm, dịu hiền, tế nhị và chu đáo của tôi, người sẽ luôn luôn chia xẻ cùng tôi những điều thành bại, rủi may cuộc đời, và thằng con Hành Thiện ngoan ngoãn hiền lành của tôi, người tôi có những trách nhiệm định mệnh phải thương yêu, chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ nên người.
Ngoài hai con người thân thiết nầy ra, tôi còn tin rằng Thượng Đế cũng sẽ phải giao thêm sứ mạng và nhiệm vụ tâm linh đầy khó khăn, gian khổ nầy cho nhiều người khác nữa, để cùng tôi thực hiện, thực hành những công việc mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại, bình an cho con người, hoà bình cho thế giới, vân vân.
Trong số những người sẽ phải nhận lãnh những nhiệm vụ và sứ mạng tâm linh nầy, cùng tôi, những sứ mạng to lớn, những nhiệm vụ khó khăn của một người Thầy Tâm Linh, sứ mạng và nhiệm vụ giải trừ những đau khổ, đau buồn, giải toả những hận thù, ân oán, mang lại tình thương, nhân ái, niềm vui cho con người, nhân loại, nhân gian, tôi mong, rất mong là sẽ có bạn, làm người đồng hành.”
Cuốn truyện đã đọc xong, câu chuyện đã kể hết, nhưng mà những dư vị, những dư âm, những dư ảnh, những dư linh, vân vân, của nó thì vẫn còn, đậm nét, đậm đà, vẫn còn bàng bạc, vẫn còn mang mang, trong tim, trong trí, trong hồn của tôi.
Cám ơn tác giả, cám ơn kịch tác gia Mika Waltari, ông đã sáng tác cho đời một cuốn tiểu thuyết qúa hay, quá tuyệt, có thể nói là ông đã có cái tài “cải tử hồi sinh”, không phải chỉ là cải tử hồi sinh có một con người, mà là cải tử hồi sinh cả một lịch sử, cả một triều đại, cả một triều đình, cả một văn hoá, cả một tín ngưỡng, của cả một đất nước, cả một dân tộc Ai Cập cổ đại xa xưa, xa xôi, hoang dại, kỳ bí, hoang đường, vân vân.
Tất cả sự vật, nhân vật, con người, tất cả đều đã chết khô từ mấy ngàn năm lịch sử trong những Kim Tự Tháp Ai Cập nặng nề, trong những hầm mộ vua chúa âm u, những xác ướp ghê rợn, những tượng đá ghê người, trong những sa mạc hoang vắng, nóng nung, thiêu đốt, không người.
Qua những dòng chữ của Mika Waltari, chúng ta thấy, bỗng dưng, tất cả những con người muôn năm cũ đó, những con người của lịch sử, của quá khứ, xa xôi, chôn lấp, bất động, nhạt mờ, vân vân, tất cả đều đã bỗng dưng, bỗng chốc, bỗng bừng sống dậy; bỗng đi đứng, bỗng nói năng, bỗng suy nghĩ, bỗng hành động, bỗng suy tư, bỗng nói cười, vân vân.
Điều quan trọng là chúng ta thấy, tất cả những cái qúa khứ hư ảo, huyền ảo, huyền bí, kỳ bí, không rõ, không thật đó, bỗng chợt, bỗng nhiên, bỗng chốc, bỗng dưng, đều trở thành hiện thực, hiện tại, đều trở thành thực tại, thực tế; đều không còn lung linh, đều không còn mờ ảo, không còn hoang vắng, không có hoang đường gì cả, mà là thực tại như là chúng ta, thực tế như là trước mắt, hiển hiện, sinh động, sống động….
Nhân vật Y Sĩ Sen Moot, có thể là hình ảnh của một vị lương y hiền hậu ở thôn làng chúng ta, Hùng Nhân có thể là hình ảnh một chàng trai nông dân lực sĩ đầu thôn, nàng kỹ nữ xinh đẹp Diễm Kiều Nefer thì chúng ta có thể thấy nhan nhản ở khắp nơi, thị thành nào cũng có, kinh thành nào cũng có, không nhất thiết phải là ở kinh thành Ai Cập Cairo.
Còn nhân vật chánh, người Y Sĩ Cô Độc, người đã phạm nhiều lầm lỗi trong đời, đã mê đắm đàn bà, mỹ nữ, người đẹp, mỹ nhân, vân vân, thì bạn có thể luôn luôn nhìn thấy, ở đâu bạn cũng có thể nhìn thấy, lúc nào bạn cũng có thể nhìn thấy, không nhất thiết phải là một con người của một đất nước Ai Cập cổ xưa, xa xôi, huyền bí, hoang đường.
Con người nam nhân mê đắm nhan sắc đó, con người mê muội bất chấp lời khuyên, bất chấp hậu qủa, bất cần tai hại đó, không ai xa lạ, mà bạn ơi, đó là con người vô danh trong chính con người chúng ta, đó là con người vô hình trong thân thể của chúng ta, đó là cái bản ngã của chúng ta, đó cũng là cái chân ngã của mỗi người chúng ta.
Nghiã là, nói rõ hơn, con người đó chính là con người của bạn, mà cũng là con người của tôi; con người của tôi, mà cũng là con người của bạn; con người thật gần gũi, nhưng cũng là con người thực xa lạ; xa lạ nhưng mà gần gũi, minh triết thì gần gũi, không minh triết thì xa lạ, giác ngộ thì hữu hình, không giác ngộ thì là vô hình.
Đó là cái bản ngã của con người, cái tánh ngã của nhân loại, cái nhân tánh của chúng ta; con người chúng ta có hay và có dở, có đúng và có sai, có tốt và có xấu, có lành và có dữ, có thiện và có ác, có nhân và có bất nhân, có minh triết và có không minh minh triết, có giác ngộ và có không giác ngộ, có sáng suốt mà cũng có mê muội, sai lầm, vân vân.
Nghĩa là, chúng ta, con người có đủ mặt của con người, đủ mặt của sự vật, không phải chỉ có một mặt duy nhất nào đó, không có cái gì là cái duy nhất ở trên đời, bạn ơi; không có ai là người xấu hoàn toàn, nhung bi thảm là cũng không có ai là người toàn vẹn, thánh thiện cả; bi thảm hơn nữa là không ai chịu nhìn nhận sự thật nầy, ai cũng cho mình là toàn vẹn, tốt lành; ai cũng cho là người khác xấu xa, sai lầm, vân vân.
Chúng ta, nhân loại, mỗi con người được Thượng Thiên sáng tạo, được Thượng Đế hình thành trong lòng một người Mẹ, đó là một cái nôi sáng tạo tuyệt vời của Thượng Thiên, được Thượng Đế sáng tạo và cất giữ trong lòng của mỗi người đàn bà, để sinh tạo những đứa con cho nhân loại.
Không riêng gì một người đàn bà, mà gần như là bất cứ một sinh vật giống cái nào, cũng có khả năng sinh nở con cái, nhưng mà chỉ có bụng dạ của người đàn bà thì mới là tuyệt vời hơn tất cả. Bởi vì, bụng dạ của một người đàn bà không chỉ sinh ra những đứa con, những mắt mũi hình hài, mà bụng dạ của người đàn bà còn sinh ra được rất nhiều sản phẩm tuyệt vời khác. Mà sản phẩm tuyệt vời nhất của người đàn bà, không phải chính đứa bé con, mà theo tôi, đó là tình thương trẻ con: tình Mẹ, tình Mẫu Tử.
Tình Mẹ, tình thương con cái của chính mình mang nặng đẻ đau sinh ra của người đàn bà đã là tuyệt vời rồi, đã là tuyệt hảo rồi, nhưng mà tình Mẹ, tình thương yêu của người đàn bà dành cho cả những đứa trẻ thơ không phải do chính mình mang nặng đẻ đau sinh ra, thì mới thật sự là một thứ tình yêu thương vô cùng tuyệt vời, thứ tình thương yêu siêu tuyệt nhất, siêu đẳng nhất, mà Thượng Đế đã mang cho con người.
Và chính là trong câu chuyện tiểu thuyết nầy, câu chuyện “Dấu chân trên cát Ai Cập huyền bí” hay “ một chuyện tình Ai Cập Huyền Bí” nầy, đã cho ta cái hình ảnh người đàn bà tuyệt vời đó, hình ảnh người Mẹ của nhân vật chánh, vợ của Y Sĩ SEN MOOT.
Bà mẹ Sen Moot đã thương yêu, đã chăm sóc, đã nuôi nấng, và đã hy sinh tất cả, sức lực, tiền tài, của cải, vật chất, tinh thần, vân vân, cho một đứa bé con, không biết con ai, trôi dạt trên sông. Bà là một hình tượng hiện thực của thứ tình Mẹ, tình yêu trẻ con thần thánh, của thiên tính làm mẹ của ngưòi phụ nữ, của người đàn bà, thứ tình yêu không có gì có thể so sánh được.
Tình thương yêu của người cha đối với con cái của mình cũng là một thứ ân sủng đặc biệt của Thượng Đế dành cho con người, có rất ít tình thương của con đực dành cho con cái của mình trong thế giới loài vật, hầu hết các con vật trống không hề biết con cái mình là ai, ở đâu, làm gì, ra sao, vân vâ; chỉ có trong thế giới loài người, chúng ta mới thấy có thứ tình yêu phụ tử thâm trầm, sâu sắc, đa diện, đa dạng, đa chiều, vân vân.
Còn nàng Nefer, người kỹ nữ kiều diễm tên là Diễm Kiều, nàng đã đóng vai phản diện trong câu chuyện tình yêu tiểu thuyết nầy, vai phản diện nghiã là vai xấu, khi đóng kịch, khi đóng film rất ít người chịu đóng vai phản diện, nhất là những người đàn bà đẹp, dù là được trả rất nhiều tiền thù lao, có khi là mình còn phải trả cho họ nhiều tiền hơn là cả những vai chánh lương thiện, đạo đức, hiền lương, nhưng có khi họ vẫn không chịu.
Điều thực tế nầy nói lên cái gì về con người, nói lên rằng, con người thực ra thì không ai muốn cái xấu, không ai muốn mang tiếng xấu, mang tiếng dữ, mang tiếng ác, vân vân; thực tế là con người thường thích việc lành, thích việc thiện, thích việc tốt, thích vai hiền, thích vai thiện, thích vai tốt, vân vân, có lẽ vì thế mà Mạnh Tử mới có câu nói “nhân chi sơ, tánh bản thiện”.
Thực tế, ở đâu, thời đại nào, xã hội nào, không gian nào, chúng ta cũng có những nàng kỹ nữ vô tình như kỹ nữ Diễm Kiều Nefer, nhưng mà thực tế cũng cho chúng ta biết là người đàn bà nào cũng có trái tim, và trái tim người đàn bà nào cũng mềm yếu vô cùng, cũng mềm dịu vô cùng, ngay cả trái tim của những người đàn bà nổi tiếng là sắt đá nhất, tàn bạo nhất, hung dữ nhất, vân vân.
Cho nên, tôi rất muốn lên tiếng ở đây, để mà biện hộ cho nàng kỹ nữ Diễm Kiều, tôi không thấy ghét nàng, tôi không lên án, tôi không kết tội nàng gì cả, mà tôi thấy rất tội nghiệp cho nàng, rất đáng thương cho nàng, thực tế tôi không tin nàng là một người đàn bà bẩn thỉu, xấu xa, vô tình, vô nghiã, vân vân, như những sự diễn tả trong câu chuyện nầy.
Bạn tin như thế nào là quyền của bạn, còn tôi thì tôi tin rằng Thượng Đế không bao giờ đào tạo những người đàn bà như vậy, tôi tin rằng nàng kỹ nữ Nefer, cho dù nàng có là kỹ nữ thì nàng vẫn có trái tim của người đàn bà, trái tim cũng biết cảm xúc, cũng biết yêu thương, cũng biết chung tình, cũng biết qúi trọng nhân cách, cũng biết qúi trọng tình yêu, vân vân.
Hãy cảnh giác là trong câu chuyện nầy, nàng kỹ nữ Diễm Kiều Nefer của chúng ta, đã phải hy sinh thân thế, và hy sinh nhân cách của mình, trong một vai trò phản diện, một nhân vật xấu, của một cuốn truyện tiểu thuyết diễm tình mà thôi; tôi tin rằng, thực sự thì nàng Diễm Kiều xinh đẹp không có xấu xa, không có tồi tệ qúa như là sự diễn tả của tác giả.
Với nhận thức văn chương nầy, chúng ta sẽ tỉnh táo trước nhiều sự kiện văn chương khác, trước nhiều nhân vật văn chương khác, và nhất là những nhân vật lịch sử, không ít nhân vật lịch sử, văn chương đã bị nghĩ oan, bình oan, kết tội oan, có khi mãi mãi không được người đời biết đến, không người minh oan.
Thí dụ như là câu chuyện của nàng Công Chúa Mỵ Châu của lịch sử Việt Nam, bao nhiêu người đã kết tội nàng đã vì tình yêu Trọng Thủy mà đã phản bội đất nước Âu Lạc, đã phản bội cha nàng, vua Thục Phán An Dương Vương, thực tế thì không phải vậy, thực tế thì nàng đã chịu bao nhiêu oan tình, mà không có mấy ai thấu hiểu, không ai biện hộ cho nàng.
Tôi tin rằng nàng kỹ nữ Nefer, đẹp hay không đẹp, nàng vẫn có một trái tim mềm yếu, một trái tim dễ dàng rung động, dễ dàng đáp trả tình yêu tha thiết, chân thành, nồng nhiệt, đắm say của người đàn ông tuyệt vời như nhân vật Y Sĩ Cô Độc, một con người có hết những tình cảm yêu thương, qúi trọng, kính mến của gần như tất cả mọi người, những tình cảm vượt hết thời gian, không gian, thì làm sao lại không có được một tình yêu của một người kỹ nữ như nàng Nefer.
Sự phản bội của nàng Nefer ở đây chỉ là một tình tiết tiểu thuyết, một vai trò phản diện của nhân vật nữ Nefer, để nhân vật chánh của chúng ta có cơ hội, điều kiện bước sang một khúc rẽ khác cuả cuộc đời, học lấy những bài học cần thiết, những bài học xấu xa, những bài học phản bội, những bài học thất bại, vân vân.
Một con người muốn thực sự trưởng thành thì phải trải qua nhiều bài học, những bài học thành công có thể vẫn cần học, nhưng những bài học thất bại có thể là còn cần thiết hơn nữa, không ai nên thất bại, nhưng thực tế thì không ai tránh khỏi thất bại, cho nên những bài học thất bại, rốt cuộc thì lại luôn luôn cần thiết, dù chúng ta muốn hay không muốn, cho tất cả mọi người.
Nhân vật Hoàng Đế Pharaoh Akhenaten xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết nầy để đủ vai cho một cuốn truyện tình dã sử Ai Cập, một truyện tình dã sử thì không thể thiếu những nhân vật lịch sử; Ai Cập có rất nhiều nhân vật lịch sử, nhiều triều đại vua chúa còn để lại những dấu tích muôn đời là những Kim Tự Tháp Ai Cập.
Kim Tự Tháp Ai Cập đầu tiên được xây dựng khoảng 5000 năm trước dưới triều đại vua King Zoser, có thể coi đây là lăng mộ của nhà vua, lăng mộ lớn nhất The Great Pyramid dược xây dựng cho nhà vua King Khufu.
Ai Cập trải qua rất nhiều triều đại vua chúa trên nhiều ngàn năm, nhưng nhân vật Hoàng Đế Akhenaten hay Akhenaton đã được chọn làm nhân vật truyện, vì nhiều nguyên nhân, một nhân vật đặc biệt của một vương triều Ai Cập hùng mạnh, có nhiều cải cách về nhiều mặt, đặc biệt là những cải cách tôn giáo.
Pharaoh Akhenaton, chủ trương thờ thần Mặt Trời gọi là Aton, chống lại giới tăng lữ Ai Cập vốn có nhiều quyền uy theo tín ngưỡng Đa Thần Giáo, gọi là Amon, hay Amun. Câu chuyện nhà vua Pharaoh Akhenaton bị triều đình chống đối, mưu chuyện phế lập là câu chuyện thật, do những sự khác biệt tư tưởng, quan niệm tôn giáo là nguyên nhân chính yếu.
Đây là một nhà vua rất trẻ tuổi, nhưng rất nhiều tài năng, đặc biệt là những tài năng văn chương, ông không thích bạo lực, không thích chiến tranh, ông là một thi sĩ có tài, nhiều bài thơ của ông vẫn còn lưu lại trên những vách đá Ai Cập, ông còn là một nhà tư tưởng siêu việt, những tư tưởng của ông đã đi trước thời đại và đã vượt lên thời đại:
“Trên thế giới nầy, những kẻ gây ra chiến tranh, không phải vì họ xấu hay họ làm trái lẽ phải, mà chỉ vì họ không đồng ý kiến, hay không đồng quan niệm với nhau. Là người ai cũng có ý kiến riêng, và người nào cũng có ý kiến trong việc làm của họ; Dù người khác cho rằng ý kiến của họ sai, nhưng mà, đối với họ, thì việc của họ làm lại chính là lẽ phải!
Chỉ vì bất đồng ý kiến mà con người gây gỗ, xung đột nhau, vì cái đúng với người nầy chưa chắc đúng với người khác. Do đó, các quan niệm phải trái, đúng sai chỉ có những giá trị tương đối với thời gian, với không gian, điều hôm nay đúng thì ngày mai có thể sai, quan niệm ấy ở nơi nầy thì hợp lý, nhưng ở nơi khác thì lại là phi lý.
Một người hiểu biết thì phải vượt lên trên những sự phân biệt đó, và không bao giờ bắt buộc ai phải tuân phục theo ý kiến của mình; chỉ có những kẻ thiếu hiểu biết mới điên rồ đòi hỏi mọi người phải đồng ý với mình.”
Đây là những tư tưởng rất minh triết, vô cùng minh triết, không thể ngờ một ông vua Pharaoh của một đất nước Ai Cập huyền bí xa xưa, mà lại có được những tư tưởng minh triết đến như vậy, những tư tưởng minh triết, mà ngay cả những con người tự hãnh, tự hào văn minh, tiến hoá, tiến bộ, ngày nay, cũng không mấy người có được.
Một tư tưởng khác của Pharaoh Akhenaton: “Việc duy nhất để giải quyết những bất đồng ý kiến, những dị biệt tư tưởng, là Tình Thương; Tình Thương sẽ có khả năng đưa đến những sự chấp nhận những dị biệt, những khác biệt tư tưởng, ý kiến; và chỉ khi nào con người chịu chấp nhận những sự khác biệt, những dị biệt nầy, thì những hận thù mới có thể chấm dứt được.
Thiếu tình thương thì sẽ thiếu hiểu biết, và một khi không hiểu biết thì con người không thể cảm thông nhau, hậu qủa là con người chỉ thấy những khác biệt, sai trái của nhau; những quan điểm bất đồng sẽ nẩy sanh thù hận, và thù hận thì nẩy sanh chiến tranh, những điều tất yếu.
Để giải quyết bất đồng, những dị biệt, những tranh chấp, những hận thù, những chiến tranh, vân vân, người ta cần phải thay đổi chính mình, chớ không thể đòi hỏi kẻ khác thay đổi được; ít nhất là chính mình phải thay đổi trước, rồi mới có thể đòi hỏi người khác thay đổi được; sự thay đổi chính mình là một sức mạnh vô cùng lớn lao, một quyền năng phi thường, rất ít người có thể có, không phải ai cũng có thể có được, không phải ai cũng có thể làm được; chỉ có những con người minh triết, giác ngộ mới làm được.”
Chiến tranh và thù hận là những đề tài muôn thuở của nhân loại, thế giới, con người, vân vân; ý kiến, quan điểm của nhân loại, con người về thù hận, chiến tranh có quá nhiều, nhưng những ý kiến, quan điểm của nhà vua Ai Cập Pharaoh Akhenaton nầy qủa thật rất là xuất sắc, rất sâu sắc.
Ông đã biết kết hợp hai yếu tố quan trọng lại để giải quyết hận thù, chiến tranh, yếu tố thứ nhất là tâm lý, tình cảm: tình thương, bác ái, từ bi; yếu tố thứ hai là tư tưởng, tinh thần, tâm linh: minh triết, giác ngộ; kinh nghiệm lịch sử đã cho chúng ta thấy là, nếu chỉ có một yếu tố riêng rẽ, thì nhân loại sẽ không bao giờ hết chiến tranh, tranh chấp, hận thù, vân vân.
Tư tưởng nầy không chỉ áp dụng trên những bình diện rộng lớn, quốc gia, quốc tế, mà những tư tưởng nầy cũng có thể áp dụng trong những phạm vi nhỏ bé, gần gũi, thực tiễn, trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Mỗi ngày, chúng ta đều thường xuyên, thường trực đối diện với biết bao xung đột, ân oán, hận thù, …, không chỉ với những người xa lạ, mà ngay cả với những người thân thuộc như cha con, chồng vợ, anh em, bằng hữu, thân nhân, bạn bè, vân vân.
Nguyên nhân của tất cả những xung đột, hiềm khích, ân oán, hận thù, tranh chấp, đấu tranh, vân vân, của chúng ta là chỉ vì chúng ta không có tình thương, không có nhân ái, không có từ bi, không có minh triết, không có giác ngộ gì cả, mà chúng ta chỉ có những thứ: tự kiêu, tự hãnh, tự đắc, tự hào, tự mãn, tự ái, tự cao, vân vân.
Hoàng gia, Hoàng triều Ai Cập ngày nay đều không còn nữa, nhưng so với những quốc gia khác trên thế giới thì Ai Cập là một quốc gia có lịch sử lâu đời, có những thời kỳ hưng thịnh, có nhiều nhân vật lịch sử nổi danh, như Nữ Hoàng Cleopatra.
Hiện nay Ai Cập là một đất nước Hồi giáo quan trọng ở Trung Đông, có diện tích 1.001.449 km2, có dân số khoảng 60 triệu người, theo chế độ dân chủ tự do từ năm 1953, vị vua cuối cùng của Ai Cập là King Faruk đã bị truất phế năm 1952 trong một cuộc đảo chánh quân sự của Đại Tá Gamal Abdel Nasser, khai sinh chế độ dân chủ của Ai Cập với vị Tổng thống đầu tiên là Gamal Nasser.
Người kế vị Tổng Thống Gamal Nasser là Anwar Sadat, làm Tổng Thống năm 1970, bị ám sát chính trị chết năm 1981, Tổng thống đương nhiệm của Ai Cập là ông Hosni Mubarak. Hầu hết người dân Ai Cập hiện nay theo Hồi Giáo, Ai Cập thường xuyên xung đột với quốc gia Do Thái.
Tuy Do Thái là một quốc gia rất nhỏ bé, diện tích chỉ có 20.770 km2, dân số chỉ có hơn 4 triệu người, nhưng lại hùng mạnh bên cạnh quốc gia Ai Cập, đã từng chiến thắng Ai Cập và liên minh các quốc gia Ả Rập Hồi giáo trong liên tiếp 3 cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh thứ nhất 5 May 1948, cuộc chiến tranh thứ nhì July 1956, và cuộc chiến tranh 6 ngày: June 5 – June 10, 1967.
Sau cùng chúng ta cũng phải nên nói qua về khía cạnh y học, không phải vô cớ mà tác giả, kịch tác gia Mika Waltary đã chọn nhân vật chính của ông là một người Thầy Thuốc, cha của nhân vật chánh cũng là một người Thầy Thuốc, bởi vì văn minh Ai Cập không chỉ có những Kim Tự Tháp sừng sững nghìn năm, mà quan trọng là văn minh Ai Cập còn có những kiến thức y học tồn tại vĩnh viễn, muôn năm, vạn năm.
Đó là một nền y học dựa trên những nguồn năng lượng vũ trụ, thiên nhiên, những khả năng, những năng lực tâm linh, siêu đẳng, siêu hình, của Các Đấng Thiêng Liêng Cao Cả, Các Đấng Thần Linh, kết hợp với những tâm lý, tâm thức, tư tưởng, tư duy, vân vân cuả con người, không giống bất cứ một nền y học, y khoa kim cổ nào khác.
Những quan điểm, quan niệm y học, y khoa của người Ai Cập cổ xưa vô cùng đặc sắc, vô cùng kỳ diệu, rất đáng cho chúng ta nghiên cứu, học hỏi, thực dụng, thực hành cho sức khỏe của chúng ta, cho lợi ích của chúng ta.
Người Thầy Thuốc siêu đẳng Ai Cập không trị bịnh bằng thuốc lá, cây cỏ, vân vân, như người Trung Hoa, không dùng hoá chất, dược chất, vân vân, như người Tây Phương, mà bằng những khả năng siêu việt của tâm lý, tâm linh, cho nên những người Thầy Thuốc giỏi nhất của Ai Cập, không phải là những Thầy Lang trị bịnh thông thường, mà là những vị Đạo Sư, Đạo Trưởng có những địa vị rất cao trọng trong xã hội Ai Cập cổ.
Một trong những vị Đạo trưởng siêu việt nhất được đề cập ở đây là Đạo trưởng Akhanuxen, một trong những tư tưởng y khoa siêu đẳng nhất của Đạo trưởng Akhunaxen là:
“Y học là một khoa học của sự sống, sự sống không chỉ bao gồm có vật chất mà còn có những yếu tố tâm linh vô hình, huyền bí, siêu hình, siêu nhiên, những năng lượng vũ trụ kỳ bí, những năng lực thiên nhiên kỳ ảo, những tác động tinh tế, những ảnh hưởng sâu xa của trời đất, vũ trụ, mặt trăng, mặt trời, vì sao, vân vân.”
…………………………………….
“Phương pháp trị bịnh là một nghệ thuật có tính cách thiêng liêng; vì là một nghệ thuật có tính cách thiêng liêng, cho nên việc chữa trị bịnh, phải bao gồm cả phần thể xác, lẫn phần linh hồn; không có bất cứ một con người nào có thể gọi là khỏe mạnh, nếu như tâm hồn của họ què quặt, linh hồn của họ ốm đau.”
Đây là những quan điểm y học, y khoa xưa cũ, nhưng vẫn chưa hề xưa cũ, và sẽ mãi mãi không bao giờ xưa cũ, nó vẫn mới và vẫn luôn luôn mới, cũ và mới đồng bộ như sự xuất hiện hàng ngày của mặt trăng, mặt trời, vì sao, vân vân. Vẫn luôn luôn cần thiết và thích hợp cho mọi thời đại, mọi xã hội, mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi con người, kể cả những quốc gia tân tiến nhất, những xã hội văn minh nhất, những con người tiến bộ nhất.
Y học, Y khoa sẽ còn một lổ hổng rất lớn, một thiếu sót rất to, nếu chỉ lo phát triển phần vật chất, khoa học, kỹ thuật, vân vân, mà không kết hợp với những yếu tố khác của con người: tâm lý, tâm linh, năng lượng, thiên nhiên, vũ trụ, trời đất, Thánh Thần, Trời Phật, Thiêng Liêng, vân vân.
Tóm lại, tác phẩm “The Egyptian” của kịch tác gia Mika Waltari, đã cho ta những cơ hội hành trình qua một lịch sử của một dân tộc, đất nước Ai Cập, xuyên suốt chiều dài lịch sử Ai Cập nhiều ngàn năm, với nhiều bài học: tâm lý, tình cảm, xã hội, con người, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, y khoa, giáo dục, nhân phẫm, đạo đức, vân vân, triết học, triết lý, nhân sinh, nhân quan, vân vân.
Cám ơn Mika Waltari, ông đã cho chúng ta qúa nhiều thứ trong một tác phẩm tiểu thuyết văn chương, điều ít khi chúng ta có được khi đọc những tác phẩm tiểu thuyết văn chương khác. Điều quan trọng là chúng ta học hỏi được gì, học hỏi bao nhiêu, học hỏi được bao nhiêu, áp dụng những gì, áp dụng được những gì, cho những lợi ích của chúng ta, cho những tình cảm của chúng ta, cho những tâm tình của chúng ta, cho những tư tưởng của chúng ta, cho những tâm hồn của chúng ta, cho những tâm linh của chúng ta.
- THÁI NAM TRÂN
No comments:
Post a Comment