Wednesday 30 November 2011

Nhân Điện - WHO


NHÂN ĐIỆN & Hiến Pháp Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO


  • Những quan điểm rộng rãi về Sức Khoẻ Con Người:Tuyên ngôn Phổ Thông về Nhân Quyền được công nhận và công bố tại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 10 tháng 12 năm 1948: “Tất cả mọi người sinh ra đều có tự do và bình đẳng trong phẩm cách và quyền hạn, họ được ban cho lý trí và lương tâm, mà mọi người nên đối xử với nhau trong tình huynh đệ (Điều khoản 1).
 Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôngiáo; quyền nầy cũng bao gồm sự tự do thay đổi tôn giáo hoặc tín ngưỡng, sự tự do biểu lộ tôn giáo hoặc tín ngưỡng của mình bằng cách truyền dạy, thực hành, thờ phượng và làm lễ, dù là riêng cá nhân hoặc trong cộng đồng với những người khác, tại địa điểm công cộng, hoặc tư nhân. (Điều khoản 18)”

Kofi Annan, Secretary General of The United Nations nói: “Người có tôn giáo và văn hoá khác biệt vẫn sống cạnh nhau ở khắp nơi trên thế giới, những người có chung đặc tính được kết hợp với nhau thành nhiều nhóm; Chúng ta có thể quý mến những gì mình có, mà không thù ghét những gì, và những ai không giống như mình; chúng ta có thể tiến lên trong truyền thống của mình, ngay cả khi mình học từ người khác, và biết kính trọng sự dạy dỗ của họ.”

Dr. Halfdan Mahler, Tổng Bí Thư Thứ 3 của Hội Y Tế Thế Giới (1973-1988) nói: “ Sức khoẻ chỉ được toàn vẹn cho những ai nhìn nhận nó đầy đủ trong ánh sáng của vật chất, tinh thần, xã hội và tâm linh”

Hippocrates, Cha đẻ của của Ngành Y Khoa Thế Giới nói: “ Lỗi lầm lớn nhất của các Y Sĩ là cố gắng chữa trị Thể Xác mà không chữa trị tinh thần, trong khi Tinh Thần và Thể Xác của một con người chỉ là một mà thôi.”

Định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã được thành viên các nước tán thành, đưa vào Lời Tựa trong Hiếp Pháp WHO năm 1947: “ Sức khoẻ là một trạng thái toàn vẹn của thể xác, tinh thần, xã hội và tâm linh, mà nó không phải chỉ là loại trừ bệnh tật và sự đau yếu”

·        NHÂN ĐIỆN & SỨC KHOẺ CON NGƯỜI:
Xét tất cả những định nghĩa, qui định, phát biểu trên đây của những cơ quan và giới chức thẩm quyền nhất của Cơ Quan Y tế Thế Giới WHO và Tổ chức công quyền Liên Hiệp Quốc, ngành học Nhân Điện, tên gọi chính thức và đầy đủ hiện nay “Nhân Loại- Giác Ngộ- Tình Thương” do Giáo Sư Tiến Sĩ Lương Minh Đáng thành lập năm 1989, cơ sở có trên 100 Trung Tâm Nhân Điện, hoạt động trên 70 Quốc Gia, con số Học Viên khoảng 2 triệu người, Học Viên thuộc mọi thành phần nghề nghiệp, tuổi tác, màu da, sắc tộc, ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, có đầy đủ tất cả những tư cách, tính chất, mục tiêu và lợi ích, xứng đángva2 thích hợp để được Cơ Quan Y Tế Thế Giới WHO và cơ quan công quyền Liên Hiệp Quốc công nhận là một ngành học thuật của nhân loại nhằm phục vụ nhiều lợi ích cho con người trên nhiều mặt: sức khoẻ, thể xác, tinh thần, xã hội, tâm linh, vv.

Trên danh nghĩa, hiện nay Nhân Điện đã là một thành viên chính thức của Tổ Chức Y Học Bổ Sung Thế Giới, một Phân Ngành Y Học Bổ Sung của Viện Y Học Bổ Sung Colombo, Sri Lanka, mang tên: “Ngành Trị Bịnh bằng Năng lượng Vũ Trụ” (Faculty of Universsal Energy Healing). Với tính cách và danh nghĩa nầy, Nhân Điện đã có đủ những yếu tố và điều kiện cần thiết để trở thành một thành viên chính thức của WHO, theo những định nghĩa, điều kiện và mục đích của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế nầy, tổ chức quốc tế nhằm mang lại những lợi ích về sức khoẻ cho con người trên những quyền hạn căn bản, tự do và bình đẳng của con người, theo đúng những Hiến Chương Nhân Quyền của Tổ chức Liên Hiệp Quốc.

Theo những điều đã trích dẫn trên đây về những định nghĩa và những quan điểm của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), thì Y Tế hay “công việc chăm sóc sức khoẻ con người,” có những phạm vi rộng rải và những đóng góp đa dạng của nhiều môn ngành học thuật khác nhau, không nhất thiết phải gò bó nghiêm nhặt trong một phạm vi y học, y khoa nào, không hạn chế, gò bó chật hẹp trong những phạm vi của bệnh tật, ốm đau của thể xác, nó còn bao gồm cả những bệnh tật ốm đau của cả nhiều phương diện khác như: tình cảm, tinh thần, tâm linh, vân vân.

Tóm lại, chúng ta có thể đóng góp cho việc bảo vệ hoặc chăm sóc cho Sức khoẻ Con Người bằng rất nhiều cách thức khác nhau, bằng nhiều phương tiện khác nhau, rất nhiều phạm vi nghiên cứu, học hỏi khác nhau, mà bất kỳ sự đóng góp nào có thể đem lại sự lợi ích cho sức khoẻ con người cũng đều đáng quí và đáng trân trọng; không có bất kỳ ai, một cá nhân, một tổ chức nào có thể dành lấy những ưu quyền hoặc độc quyền về y tế, cũng không ai có thể ngăn cản, kết tội hoặc khinh rẻ những nghiên cứu, học hỏi hay đóng góp của nhười khác cho những lợi ích về sức khoẻ của con người, theo như những qui định về nhân quyền của LHQ.

WHO đã nhìn nhận quan điểm Sức Khoẻ Con Người là một tổng thể lành mạnh của thể xác, tâm linh, linh hồn, tình cảm, tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, xã hội, vân vân. Nói một cách khác thì một ngành học thuật về Sức Khoẻ Con Người phải là một ngành học thuật Tổng hợp, đa thức, đa dạng chớ không phải là một ngành học chuyên biệt, chuyên khoa nào, mà bất cứ một sự đóng góp dù là nhỏ nhoi nào cũng phải được đối xử tử tế, công bằng, tuyệt đối không bị kỳ thị, càng không thể bị miệt thị hay bị ngăn cấm.

Với tất cả những nhận định vừa nêu, Nhân Điện có đầy đủ tất cả những tính chất và quyền hạn để trình bày về những mục tiêu nghiên cứu học hỏi, và những đóng góp quan trọng và lợi ích của ngành học Nhân Điện cho những nhu cầu bảo vệ và chăm sóc Sức Khoẻ Con Người theo những quan điểm và đường lối của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO.

·        ĐỐI TƯỢNG & MỤC TIÊU của NHÂN ĐIỆN:
Nhân Điện có tên gọi chính thức hiện nay “Nhân Loại- Giác Ngộ- Tình Thương” là ngành học thuật có nội dung nghiên cứu học hỏi đa diện, đa năng và đa dạng về Con Người theo đúng những định nghĩa và những quan niệm của các nhà Y Học tân tiến hàng đầu trên thế giới như Dr. Halfdan Mahler, Dr. Manoj Kurian, vv.

a/. Tịnh tâm – Hít thở - Thiền định:
“Hít Thở và Tịnh Tâm” là đối tượng nghiên cứu học hỏi, thực hiện thực hành căn bản của ngành học Nhân Điện, bất cứ Học Viên Nhân Điện Nhập Môn nào cũng phải trải qua việc học tập “Hít Thở và Tịnh Tâm”, đối tượng nghiên cứu học hỏi nầy tương tự như các môn phái Yoga Hít Thở của người Ấn Độ đã nghiên cứu học hỏi từ nhiều ngàn năm trước đây, hiện nay đã được nhiều vị Thiền Sư, Tôn Sư Thiền Học nghiên cứu, áp dụng rộng rải trong nhiều lãnh vực tu luyện và chữa trị bệnh tật tinh thần lẫn thể xác cho con người.

Điều quan trọng là những ngành học Hít Thở Yoga Thiền Định đã chứng minh được những hiệu quả chữa trị tinh thần cũng như thể xác con người, đã được nhiều người, nhiều cơ quan tổ chức y tế thế giới, nhiều quốc gia công nhận, tuyên dương hoặc cho phép nghiên cứu, học hỏi, thực hiện, thực hành Thiền Định, Hít thở, Yoga, Tịnh Tâm, vân vân. Những ngành học thuật Yoga, Thiền Định, Hít Thở, Tịnh Tâm, vv, những ngành học thuật chăm sóc sức khoẻ con người không cần đến thuốc men nầy chưa hề có tai tiếng sai phạm nào trong quá trình nghiên cứu học hỏi, thực hiện thực hành trong nhiều ngàn năm qua ở bất kỳ đâu, và càng ngày càng có thêm nhiều người nghiên cứu, học hỏi, thực hiện thực hành ở rất nhiều nơi trên thế giới.

“Hít Thở- Tịnh Tâm” hay Yoga Thiền Định có nhiều phương thức khác nhau, nhiều định thức khác nhau, nhiều ý niệm khác nhau, nhiều mức độ khác nhau, nhiều trình độ khác nhau với nhiều kết quả và lợi ích khác nhau. Ngành Nhân Điện có nhiều cấp lớp khác nhau, cho nên những phương thức Thiền Định của Học Viên thay đổi từ thấp lên cao, từ những động tác ngồi yên, nhắm mắt, hít thở, tịnh tâm lúc mới nhập môn dần dần chuyển sang trình độ mở mắt tịnh tâm, rồi tiến đến trình độ tịnh tâm nhưng vẫn đi đứng sinh hoạt bình thường. Mỗi cách thức, cấp độ Thiền Định mang đến những kết quả khác nhau, những lợi ích khác nhau về thể xác, tinh thần, tâm linh tuỳ theo căn cơ, trình độ, năng lực, công sức của mỗi người thực tập Thiền.

b/. Minh Triết – Giác Ngộ:
Học về Thiền Định, sau cùng Học Viên Nhân Điện tiến đến trình độ Thiền Định Cao Cấp là  “thiền nhập định” và “thiền siêu nhập định”, tức là trình độ “Thể Xác - Tâm Linh Minh Triết, Giác Ngộ”, cảnh giới cao nhất của các nhà tu hành nhiều môn phái tu học Đông Tây, cũng là mục tiêu nghiên cứu học hỏi cao nhất về Thiền Định của ngành Nhân Điện. Nói một cách khác, Thiền Định là một trong những phương tiện người Học Viên Nhân Điện dùng để nghiên cứu, học hỏi, thực hiện thực hành để tìm đến mục tiêu chính yếu là “Minh Triết Giác Ngộ”.

Nhà Phật gọi trạng thái “Minh Triết Giác Ngộ” là Trí Huệ, đó là cái trí năng của Tâm Linh không phải là trí năng của Thể Xác, đạt được cái trí năng của Thể Xác chỉ mới là đạt được cái “Trí Tuệ” chớ chưa phải là “Trí Huệ”, cảnh giới và năng lực tâm linh rất cao và rất khó đạt thành đối với bất cứ ai. Chúng ta phải cần đến cái trí năng Tâm Linh gọi là Minh Triết, Giác Ngộ hay Trí Huệ nầy thì chúng ta mới có được một sức khoẻ toàn vẹn, một sự chữa trị toàn diện thể xác và tinh thần theo như quan niệm y khoa cơ bản của Hippocrates, Vị Tổ Sư của ngành Y Học Thực Dụng Tây Phương, theo như quan niệm Y Tế toàn diện của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO.

Minh Triết Giác Ngộ là mục tiêu chính yếu và cao cấp của ngành Nhân Điện mà Thiền Định Nhập Định, Siêu Thiền Định, Siêu Nhập Định là những phương tiện để Học Viên nghiên cứu học hỏi thực hiện thực hành; đó là nói về những phương diện lý thuyết, còn về những phương diện thực hiện thực hành thì “sự thành đạt trình độ thể xác, tâm linh minh triết giác ngộ” là vô cùng khó khăn, rất ít người đạt được những quả vị nầy.

Thiền Học đã có lịch sử lâu dài mấy ngàn năm nhưng sự thành tựu Minh Triết Giác Ngộ thật rất hiếm hoi, sự thành tựu tâm linh luôn luôn là phần thưởng tâm linh của từng cá nhân, cho từng người hành Đạo, hành Thiền. Những cuộc hành trình Thiền Định luôn luôn là những cuộc hành trình đơn độc một mình, những cuộc hành trình không có người đồng hành, ngay cả các vị Tôn Sư cũng không cùng đồng hành với chúng ta, các vị Tôn Sư chỉ làm nhiệm vụ của những người chỉ đường, hành Thiền cũng như hành Đạo là công việc của từng cá nhân, không ai hành Thiền dùm chúng ta, cũng không ai hành Đạo dùm cho chúng ta.

c/. Năng Lượng Vũ Trụ:
Tuy nhiên, trong ngành Nhân Điện, người Học Viên luôn luôn nhận được sự trợ lực tâm linh bằng những năng lượng tâm linh của Thầy Đáng, người sáng lập và lãnh đạo ngành Nhân Điện, năng lượng tâm linh nầy danh từ khoa học gọi là “Năng Lượng Vũ Trụ”, danh từ được dùng để gọi tên ngành học thuật mới mẽ nầy, cộng thêm nữa là những Bài Giảng trực tiếp của Thầy Đáng trong những lớp học Nhân Điện Cao Cấp, dưới những hình thức hỏi đáp gọi là những SEMINARS. Trong những lớp Seminars nầy Thầy Đáng giảng giải về nhiều vấn đề, gần như mọi vấn đề, mọi đề tài, mọi vấn nạn của con người, xã hội, nhân sinh, vân vân, trong đó tất yếu có các vấn đề quan yếu của sức khoẻ con người là các vấn đề thuộc các lãnh vực Tâm Lý, Tâm Linh.

“Năng Lượng Vũ Trụ” là một danh từ khoa học thuần tuý để chỉ về một loại vật chất gần như vô hình của vũ trụ nhưng đã được khoa học hiện đại thừa nhận sự hiện hữu của nó trong không gian vũ trụ bao la, vô cùng vô tận, bao gồm cả cái vũ trụ nhỏ bé địa cầu sinh sống của chúng ta. Năng lượng vũ trụ xuyên suốt mọi loại hình thể vật chất, luân lưu và năng động, chuyển dịch và biến hoá không ngừng nghỉ với những vận tốc chuyển động nhanh hơn ánh sáng; Năng lượng vũ trụ có nhiều tính chất rất kỳ diệu mà hiện nay con người còn hiểu biết rất ít, một khi con người hiểu biết được nhiều hơn về NLVT, và biết ứng dụng những tính chất kỳ diệu của NLVT thì con người sẽ được hưởng dụng muôn ngàn lợi ích lớn lao.

Một trong những tính chất kỳ diệu đặc biệt của Năng Lượng Vũ Trụ là tính chất tâm linh siêu hình chi phối sự sống con người và vạn vật mà ngành Nhân Điện đã và đang ra công gắng sức nghiên cứu học hỏi, thực hiện thực hành cho những ứng dụng nhân sinh, trong đó có sự sống và sức khoẻ con người. Năng Lượng Vũ Trụ hãy còn xa lạ với nhiều người nhưng những thành tựu của Nhân Điện trong thời gian qua, những ứng dụng có kết quả trong việc chăm sóc sức khoẻ con người, động vật, thực vật, nông lâm ngư nghiệp, vân vân, là những bằng chứng và là những khích lệ trong việc nghiên cứu và học hỏi nhằm những mục đích tốt đẹp và cao cả là phục vụ nhân loại, nhân sinh, cây cỏ, thiên nhiên, muôn loài vạn vật.

d/. Tâm Linh:
Khi nói Minh Triết Giác Ngộ hay Trí Huệ là những năng lực của Tâm Linh, không phải là những trí năng của Thể Xác, chúng ta đang nói về những phạm vi siêu hình của Tâm Linh mà những trí năng và những nền văn minh khoa học của con người còn chưa nghiên cứu nhiều và còn chưa hiểu biết rõ. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta không có quyền đề cập đến, không phải vì vậy mà chúng ta không có quyền nghiên cứu học hỏi, quyền tư duy và quyền phát biểu về những quan điểm, quan niệm của chúng ta về những lãnh vực tâm linh siêu hình nầy, bởi vì những quyền căn bản của con người đã được Liên Hiệp Quốc công nhận, như chúng ta đã nhiều lần nêu ra, và bởi vì những lợi ích sức khoẻ cũng như những lợi ích về kiến thức của nhân loại trong thời đại mới.

Tâm Linh là những ý niệm và lãnh vực siêu hình đã có từ rất nhiều ngàn năm, nhưng vì là những vật thể, những năng lượng vô hình cho nên cho đến nay nó vẫn còn nhiều bí ẩn; văn minh vật chất càng phát triển thì những nghiên cứu về tâm linh siêu hình càng ít đi; tuy nhiên tâm linh không bao giờ biến mất khỏi trần gian, và tâm linh sẽ luôn luôn là vấn đề cần phải quan tâm của con người, và sau cùng thì con người, không có một ai không phải đối diện với các vấn đề tâm linh siêu hình, những người tin và cả những người không tin sự hiện hữu của những năng lượng tâm linh siêu hình.

Vì thế, cho nên, thay vì chạy trốn các vấn đề tâm linh siêu hình, chúng ta nên nghiên cứu học hỏi các vấn đề tâm linh siêu hình để tìm kiếm và áp dụng những lợi ích của nó cho sức khoẻ cũng như cho nhiều lợi ích thiết thực khác của con người; thực tế, không chỉ có sức khoẻ con người mà gần như là bất cứ lãnh vực nào của đời sống con người cũng gắn liền với những yếu tố tâm linh siêu hình, chỉ là vấn đề chúng ta có nhận thấy hay không nhận thấy, chúng ta công nhận hay không công nhận, chúng ta nghiên cứu hay không nghiên cứu, chúng ta học hỏi hay không học hỏi.

Nhân Điện không ép buộc hay thuyết phục ai, bất kỳ ai, tin hay nghe những quan niệm tâm linh của ngành Nhân Điện, tuy nhiên Nhân Điện có thể trình bày, thậm chí có thể hướng dẫn cho những ai thành tâm, nghiêm chỉnh muốn nghiên cứu, học hỏi, hay muốn có những trải nghiệm về tâm linh, bao gồm những tính chất lẫn những năng lực của tâm linh siêu hình. Hầu hết những Học Viên Nhân Điện chân chính đều có được những trải nghiệm tâm linh siêu hình, ngay sau khi được Thầy Đáng khai mở Luân Xa 100% thì người Học Viên Nhân Điện đã có thể có những trải nghiệm tâm linh siêu hình, những cảm nhận về những năng lượng tâm linh vô hình ở quanh mình, khả năng tiếp xúc và cả những năng lực hoá giải những năng lượng tâm linh siêu hình nầy.

Nói một cách cụ thể, rõ ràng hơn, Học viên Nhân Điện khi có được những năng lực tâm linh thì có thể cảm nhận được sự hiện diện của những linh hồn con người, linh hồn cây cỏ, linh hồn muôn loài vạn vật, những linh hồn xấu tốt, hiện diện gần xa, tuỳ theo năng lực tâm linh của Học Viên, có thể tiếp xúc với những linh hồn đó và có thể tác động lên những linh hồn đó. Sự hiện diện của một linh hồn xấu, hoặc một linh hồn không thích hợp trên một thân xác nào đó sẽ gây ra những tình trạng bệnh hoạn thể xác hay tâm thần, sự can thiệp của năng lực tâm linh người Học Viên Nhân Điện có khả năng chữa lành bệnh tật cho người nầy trong chớp mắt, đó là những kinh nghiệm thực tế nhiều Học Viên Nhân Điện đã từng trải. Tuy vậy, chúng ta cũng không bao giờ dùng những kinh nghiệm tâm linh nầy để chứng thực bất cứ điều gì với bất cứ ai, chúng ta chỉ có thể trao đổi những kinh nghiệm tâm linh nầy với những ai đã từng trải qua những kinh nghiệm tâm linh, hoặc những ai tha thiết, chân thành muốn nghiên cứu, học hỏi.

Nhân Điện không chấp nhận bất cứ một hình thức mê tín dị đoan nào, tức là không chấp nhận bất cứ một niềm tin vô minh nào, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, vị Đại Thiền Sư Phật Giáo Tây Tạng đã nói rằng “Niềm tin Thần Thánh, Tâm Linh phải bám chặt rễ trên những phần đất của trí tuệ”, Nhân Điện còn muốn bổ túc thêm là “ Niềm tin Thần Thánh Tâm Linh cũng cần phải có những tàng lá sum xuê của những cảm nhận thân xác và những chứng nghiệm thực thể”. Nhân Điện có niềm tin Tâm Linh, sự hiện diện và hoạt động của những năng lượng tâm linh siêu hình, nôm na là những linh hồn, có nhiều loại linh hồn khác nhau, tính chất khác nhau, năng lực khác, năng lượng khác nhau, di chuyển, sinh hoạt trong nhiều thế giới tâm linh khác nhau, một số linh hồn có năng lực giao tiếp với thế giới hữu hình của con người, và ngược lại một số con người có những năng lực tâm linh giao tiếp với những linh hồn trong nhiều thế giới tâm linh khác nhau.

Như vậy Tâm Linh nói chung, Linh Hồn nói riêng là những đối tượng và những lãnh vực siêu hình nhân loại đã biết đến từ nhiều ngàn năm trước đây, nhưng bây giờ và mãi mãi là những lãnh vực luôn luôn còn nhiều bí ẩn mà nhân loại còn phải nghiên cứu, học hỏi rất nhiều để có những ứng dụng hữu ích trong đời sống nhân sinh, trong đó có những công việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của con người. Hiện nay Nhân Điện chưa đi sâu vào việc nghiên cứu học hỏi về những tính chất, năng lực, đời sống của các Linh Hồn, nhưng Nhân Điện đã có những ứng dụng cảm nhận linh hồn, các dạng, các loại Linh Hồn, đặc biệt là sự hiện của Các Linh Hồn mà ngành Nhân Điện vẫn gọi là “Những Linh Hồn Bất Diệt Bất Tử”. Nhân Điện cũng đã học hỏi về những Linh Hồn Tế Bào, Linh Hồn Thần kinh, những linh hồn ảnh hưởng trực tiếp đến thân xác và sức khoẻ của con người, nhiều Học Viên Nhân Điện cũng đã có những cơ duyên tiếp xúc với những Linh Hồn Cao Cả, của nhiều chư vị Thần Thánh để học hỏi tâm linh, để Minh Triết, Giác Ngộ.

e/. Tình Thương:
Một đối tượng vô cùng quan trọng và đồng thời cũng là một mục tiêu vô cùng to lớn để nghiên cứu, học hỏi, thực hiện thực hành của ngành Nhân Điện là Tình Thương, một trong ba thành phần tên gọi của ngành Nhân Điện “Nhân Loại Giác Ngộ Tình Thương”. Nếu Minh Triết Giác Ngộ là một năng lực thuộc lãnh vực tâm linh siêu hình thì Tình Thương là những rung động,  cảm xúc, và năng lực của tình cảm, tâm lý; Minh Triết Giác Ngộ thường được gắn liền với Trí Não, Bộ Óc của Con Người, còn Tình Thương thì thường được biểu thị bởi Con Tim, bởi vì người ta thường quan niệm Tình Thương phát xuất từ trái tim và do Con Tim chi phối, thực tế không ai biết rõ vị trí, tính chất, nguồn gốc, vv, của Tình Thương.

Tình Thương ở đây chỉ là một từ ngữ đại biểu cho những phạm vi nghiên cứu học hỏi thực hiện thực hành về những vấn đề tâm lý, tình cảm của con người, đặc biệt là những loại tâm lý tình cảm tốt đẹp như tình yêu thương, nhân ái, bác ái, từ bi, lòng tốt, sự tử tế, sự giúp đỡ, vân vân. Tình thương cho đến nay và có thể mãi mãi là những năng lực vô cùng bí ẩn của con người, chúng ta có thể nhận thấy tình thương và thậm chí chúng ta có thể sở hữu tình thương, nhưng nó luôn luôn có những điều bí ẩn với tất cả mọi người, chúng ta không biết rõ Tình Thương, nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận biết những tác động và lợi ích của Tình Thương trên nhiều lãnh vực, mà đặc biệt trong đề tài nầy là lãnh vực Sức Khoẻ Con Người.

f/. Tâm – Sinh - Lý Hợp Nhất:
Khoa Học chứng minh rõ ràng mối tương quan mật thiết của của Tâm Lý và Sinh Lý, gọi tắt là “Tương quan Tâm Sinh Lý”, hệ luận của mối tương quan nầy là một Thể Xác khoẻ mạnh đòi hỏi phải có một Tâm Lý lành mạnh, nói một cách khác là chúng ta luôn luôn có một “Tâm-Sinh-Lý hợp nhất”. Từ những hệ luận nầy chúng ta thấy tầm quan trọng của Tình Thương, của những tâm lý tích cực bác ái, từ bi nó sẽ tác động lên sức khoẻ thể xác con người, khoa học chứng minh dễ dàng những tác động hổ tương nầy, tình yêu nam nữ biểu hiện rất rõ mối tương quan nầy, tình yêu càng nẩy nở thì thể xác càng biến đổi tốt; tình mẫu tử càng có nhiều bằng chứng hơn nữa, người mẹ càng thương con thì khối lượng sữa của người mẹ tiết ra càng nhiều, phẩm chất sữa càng tốt, và ngược lại nếu tình thương con của người mẹ giảm đi thì lượng sữa của người tiết ra cũng giảm đi về số lượng và kém đi về chất lượng.

Nếu như những Tâm Lý tích cực mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người, thì ngược lại những tâm lý tiêu cực sẽ mang lại nhiều sự tai hại cho sức khoẻ, khoa học cũng chứng minh những mối tương quan mật thiết nầy rất dễ dàng, người thường cũng có thể nghiệm xét thấy được không mấy khó khăn. Một con người mang những tâm lý tiêu cực như buồn phiền, oán hờn, ghen tuông, ganh tị, hận thù, vân vân thì không thể nào tránh khỏi bệnh tật ốm đau.

Không có thứ thuốc men nào có thể chữa trị khỏi được những chứng bịnh có những nguyên nhân tâm lý tiêu cực, nếu có thì chỉ là những kết quả giới hạn và tạm thời, một khi nguyên nhân bệnh vẫn còn thì bệnh vẫn còn; khi tức giận thì chúng ta không thể ăn uống, khi lo lắng thì chúng ta không thể ngủ nghê; không ăn ngon, không ngủ ngon thì làm sao mà chúng ta không bịnh hoạn được, muốn chữa trị những chứng bịnh nầy phải giải trừ những nguyên nhân tâm lý chớ không phải là dùng thuốc men.

Tâm lý không phải là những bài học suông, nhận định một tâm lý tốt xấu, tiêu cực hay tích cực thì không khó, nhưng muốn thay đổi một tâm lý thì có thể nói là cực kỳ khó khăn, có người cho dù là có nhận ra những lầm lỗi của mình, nhưng lại không thể nào thay đổi được tâm lý của mình. Tâm lý tạo thành bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, phong tục, tập quán, cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá, vân vân là những nguyên nhân tác động lên tâm lý của con người, tất cả những nguyên nhân nầy thường bám rễ rất sâu rất chặt lên mỗi con người không dễ gì vất bỏ hay thay đổi được, những khó khăn nầy tạo nên những căn bệnh trầm kha của con người, muốn thay đổi nó cần phải có những lực rất lớn, rất mạnh, rất hữu hiệu mà nhân loại luôn luôn khao khát, mong mõi.

Nhân Điện đáp ứng được rất nhiều nhu cầu tâm lý, tâm linh của con người, một kết hợp những tâm lý tích cực tình thương, nhân ái, từ bi, phần lý thuyết học được từ những bài giảng của Thầy Đáng trong những lớp học Nhân Điện, phần thực hành là những công tác thiện nguyện để giúp đỡ cho bất cứ ai trong tinh thần tình thương bác ái, từ bi, truyền điện cho người, cho vật, cho cây cỏ, bông hoa, vân vân. Với những đỉnh điểm tâm linh Học Viên học được từ những dòng điện của Thầy Đáng, từ những thực tập nhận điện tâm linh qua những công thức của Nhân Điện, qua những thực tập thiền định nhập định, Học viên có những cơ may đạt được những đỉnh điểm của tâm linh là minh triết giác ngộ, những năng lực tâm linh cao cấp nầy sẽ mang đến muôn ngàn lợi ích cho cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia.

Cụ thể, khi kết hợp được hai yếu tố Tình Thương và Giác ngộ, chúng ta có thể giải trừ được rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những bệnh tật ốm đau của thể xác, quan trọng là chúng ta có thể loại trừ được nhiều bệnh tật ốm đau trên những phương diện tinh tế là tình cảm, tinh thần. Nói cách khác là chúng ta có thể giải trừ những nỗi khổ đau của con người, đây mới là những mục tiêu quan trọng, không chỉ của ngành Nhân Điện mà còn là những ước vọng chung của cả nhân loại, còn quan trọng hơn cả việc trị liệu những chứng bịnh của thể xác. Có những chứng bịnh, chúng ta không điều trị được, có những chứng tật, chúng ta không chữa trị khỏi, nhưng chúng ta vẫn có thể tránh được khổ đau, chúng ta vẫn có thể có những hạnh phúc, niềm vui…, khi chúng ta có được Nhân Ái, Tình Thương, Minh Triết, Giác Ngộ….

g/. TRIẾT HỌC ĐÔNG PHƯƠNG:
Con người là sinh vật thượng đẳng so với muôn loài vạn vật ở trần gian, thượng đẳng do những ưu điểm về tư tưởng, tình cảm và đặc biệt nhất là những ưu điểm về mặt tâm linh, những ưu điểm các loài sinh vật khác không có, hoặc chỉ có ở những mức độ, dạng hình thô sơ. Con người có những điểm giống nhau và đồng thời cũng có những điểm khác nhau, quan trọng là những cái tốt giống nhau, mà những cái xấu cũng giống nhau, cái hay cũng giống nhau mà cái dở cũng giống nhau. Con người nói chung đều thích muốn những cái tốt, cái hay, đều không muốn những cái xấu, cái dở. Đó là những cái căn bản, những nền tảng của Đạo Đức con người, cái làm nên những tiến bộ văn minh, những ưu thế, ưu điểm của nhân loại ở trần gian.

Những cái tốt, cái hay con người luôn luôn mong mõi, tìm kiếm có thể tượng trưng bằng ánh sáng là: niềm vui, hạnh phúc, sức khoẻ, tình thương, hoà bình, vân vân, thực tế luôn luôn là những điều rất khó tìm kiếm, có tìm kiếm được thì nó cũng rất dễ dàng biến dạng, biến hình, rất khó tồn tại, bền vững. Những cái xấu, cái dở con người luôn luôn ước muốn loại trừ có thể tượng trưng bằng những bóng tối là: đau khổ, buồn phiền, lo lắng, sợ hải, bất an, bệnh hoạn, ốm đau, tật nguyền, nghèo khó, quan trọng nhất là cái chết, không ai muốn chết, nhưng mà không có một ai tránh khỏi cái chết, không ai muốn khổ đau nhưng thực tế hầu như con người nào cũng có những nỗi khổ đau, nguyên nhân nầy, nguyên nhân khác, thời gian nầy, thời gian khác, nơi chốn nầy, nơi chốn khác.

Những lớp học Nhân Điện cao cấp do Thầy Đáng giảng dạy có tên gọi là “Triết Học Đông Phương”, bởi vì Triết Học Đông Phương là những Kho Tàng châu báu Tâm Lý Tâm Linh của nhân loại, nơi đây chúng ta có thể tìm thấy muôn điều lợi ích cho con người, những tư tưởng, quan niệm, những triết lý cao siêu, những minh triết giác ngộ của rất nhiều bậc hiền giả, triết nhân, của những vị chân tu đạo hạnh, của nhiều vị Bồ Tát, Đạo, Phật, vv. Những báu vật tư tưởng, tâm linh trong kho tàng Triết Học Đông Phương là những ánh sáng, những bông hoa hạnh phúc, những niềm vui, sức khoẻ, những tâm thái an bình, vân vân, mà nhân loại luôn luôn mong mõi, tìm kiếm; là những chiếc đũa thần tiên có thể giúp đỡ con người thoát khỏi những bóng tối âm u của những đau khổ, hận thù, lo lắng, buồn phiền, hờn giận, ganh ghét, tị hiềm, lo lắng, sợ hải, vân vân.

Triết Học vốn là một môn ngành học thuật rất cao cấp của nhân loại, xưa nay vốn gần như là độc quyền của các nhà tu học cao thâm, ít người học hỏi được cho nên kết quả là đa số nhân loại không được học hỏi những chân lý, những đạo đức, phẩm hạnh cao siêu để có được những niềm vui, an lạc, hạnh phúc, để giải trừ những sân hận, khổ đau, những điều còn quan trọng hơn sức khoẻ con người, những nguyên nhân chính yếu và sâu xa của những bệnh hoạn, ốm đau. Thầy Đáng và những lớp học “Triết Học Đông Phương” với những phương thức mới nhất của ngành Nhân Điện có thể mang lại những ánh sáng của Hạnh Phúc, niềm vui, giải trừ những nỗi lo lắng, sợ hải, buồn phiền, đau khổ cho nhiều người.

Để phù hợp với những thực trạng và nhu cầu giảng dạy cho cùng lúc hàng ngàn Học Viên thuộc đủ mọi thành phần xã hội, tuổi tác, kiến thức, trình độ, tâm lý, tâm linh, vân vân, ngoài phần giải đáp có tính cách gợi ý và hướng dẫn tâm linh, những câu hỏi về những đề tài chủ yếu của Triết Học là: “ sinh tử bệnh lão, hạnh phúc - khổ đau, từ bi - bác ái, giác ngộ - minh triết, Thượng Đế - con người, Thiên Đàng – Địa ngục, Ác Quỷ - Thiên Thần, vân vân”, mỗi ngày Thầy Đáng truyền những dòng điện Tâm Linh đến tất cả Học Viên và cho Học Viên những công thức thực tập Thiền Định Nhập Định, những công thức thu nhận Ánh Sáng Hào Quang Thượng Đế để mỗi Học Viên tự mình thực hiện thực hành những phương thức tu học đặc biệt của ngành Nhân Điện, thực hiện những mục tiêu chính yếu của ngành Nhân Điện là “ cứu mình, giúp người”, con đường ngắn nhất, nhanh nhất để học hỏi tâm linh, Triết Học Đông Phương.

Tóm lại: Triết Học Đông Phương cho ta những năng lực của trí tuệ và tâm linh để chúng ta có được những trí tuệ minh triết, những tâm linh giác ngộ, Triết Học Đông Phương cũng cho chúng ta những năng lực của tâm hồn để chúng ta có được tình thương, nhân ái, từ bi. Một kết hợp chặt chẽ và bền bĩ những yếu tố trí tuệ minh triết, tâm linh giác ngộ, tâm hồn từ bi với những năng lực của Thượng Thiên, Ánh Sáng Hào Quang Thượng Đế, dòng điện Tâm Linh, chúng ta mới giải quyết được những vấn nạn nan đề muôn thưở của con người, những mong muốn hạnh phúc bình an của cõi giới Thiên Đàng, những Thiên Đàng Thiên Quốc trong lòng người, chúng ta mới thoát khỏi những tâm trí sợ hải, buồn phiền, khổ đau của những cõi giới Địa Ngục, những cõi giới không có không gian, những cõi giới của những tấm lòng độc ác, cõi giới của những Tâm Hồn vô cảm, u minh.

Bao nhiêu lâu và ở nơi nào con người còn có những lo lắng, khổ đau là nơi đó chúng ta còn cần tới Triết Học, bao nhiêu lâu và bất cứ nơi nào con người còn có những mong ước hạnh phúc, bình an là chúng ta còn cần tới Triết Học. Đức Phật nói “khi nào thế gian không còn ai khổ ải thì Đức Phật mới về cõi Niết Bàn”, chúng ta có thể nói: “ Còn hiểu biết, còn suy tư, còn mong ước, còn lo lắng, còn sợ hải, còn cảm xúc, vân vân thì chúng ta còn cần đến Triết Học, không có Triết Học cuộc sống nhân sinh không thể thăng tiến, thăng hoa, con người không thể minh triết, giác ngộ”

·        NHÂN ĐIỆN & QUAN ĐIỂM SỨC KHOẺ TOÀN DIỆN của WHO:
Y Khoa Thực Dụng đã có những thành quả to lớn và cụ thể cho nên ngành học nầy đã và đang chiếm lĩnh những vị trí ưu đẳng trên nhiều quốc gia, xã hội, không ai có thể chối bỏ những lợi ích và ưu điểm của các ngành y học thực dụng Tây Phương, tuy nhiên ngay chính Hippocrates, vị Tổ Sư của ngành Y khoa thực dụng cũng đã cảnh giác những khuyết điểm của ngành học nầy, lưu ý về những nhu cầu chữa trị toàn diện, đòi hỏi sự thực hiện mối liên kết không thể tách rời của thể xác và tinh thần; Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO cũng công nhận những ý niệm y tế cởi mở và đòi hỏi một sức khoẻ toàn vẹn của con người, một sức khoẻ bao gồm nhiều phương diện: thể xác, tư tưởng, tình cảm, tâm linh, vv.

Để có thể thực hiện một nền y tế nhân bản, nhân đạo và cởi mở nhằm phục vụ lợi ích của nhân loại, đáp ứng được quan niệm sức khoẻ toàn diện của con người, chúng ta cần có sự đóng góp của nhiều cá nhân, nhiều tổ chức, y tế và phi y tế, kể cả những tổ chức, môn ngành học thuật có vẻ không liên quan đế y tế y khoa như các ngành thần học, xã hội học, kinh tế học, vân vân, kể cả sự góp mặt của các tôn giáo, và như vậy chúng ta cũng có thể kể thêm sự đóng góp của ngành Nhân Điện.

Ngành Nhân Điện của Giáo Sư Tiến Sĩ Lương Minh Đáng với những nội dung, tính chất, mục đích, mục tiêu dù chỉ mới được trình bày một cách rất đại cương và rất khái quát trên đây cũng đã đủ để chúng ta có những nhận định không nhầm lẫn là ngành học nầy đáp ứng nhiều nhu cầu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, cơ quan y tế bất vụ lợi của tổ chức Liên Hiệp Quốc với những quan điểm tiến bộ và cởi mở về y tế, quan điểm sức khoẻ toàn diện: thể xác, tinh thần, tâm lý, tâm linh.

Nếu minh triết chúng ta sẽ thấy được nhiều phạm trù cần được bổ sung cho nền y tế hiện nay, chúng ta sẽ thấy thuốc men tuy là rất cần thiết cho việc trị liệu bệnh tật ốm đau, nhưng trong rất nhiều trường hợp chúng ta thấy rõ là nếu chỉ có thuốc men thì chúng ta không thể nào giải quyết những khó khăn, bế tắt trong việc bảo vệ sức khoẻ con người; Chúng ta không thể nào cung cấp thuốc men, cho tất cả mọi người ốm đau, trên toàn thế giới, mặt khác có nhiều chứng bịnh, hiện nay không thể điều trị được bằng những phương tiện thuốc men, và chúng ta cũng thừa biết là “Phòng bịnh hơn trị bịnh”.

Phòng bịnh không chỉ đơn thuần là áp dụng những phương pháp vệ sinh, những phương thức sơ đẳng mọi người đều đã biết đến; chúng ta cần đến những phương thức phòng bịnh rộng lớn hơn, toàn diện hơn, sự hợp tác của rất nhiều học thuật khác nhau như kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, kể cả các ngành thần học, tâm linh, vân vân. Kinh tế phát triển, xã hội tiến hoá, giáo dục đầy đủ là những yếu tố vô cùng tích cực và cụ thể để mang lại sức khoẻ cho con người, những dân tộc càng ngu dốt, đói nghèo thì sức khoẻ của họ càng suy kém, cho nên không thể nói đến việc chăm sóc sức khoẻ cho con người mà không quan tâm đến những khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, vân vân.

Chiến tranh, nghèo đói, thiên tai, hoả hoạn, giông bão, lụt lội, động đất, vân vân là những vấn nạn nghiêm trọng khác của con người, đối phó với những vấn nạn nầy cũng là những phương thức phòng bịnh hữu hiệu, những chăm sóc sức khoẻ và cả mạng sống của con người. Nhân Điện là ngành học duy nhất quan tâm đến tất cả những vấn nạn kể trên, NLVT, Minh Triết Giác Ngộ, Nhân Ái, Từ Bi, là những phương tiện của ngành học Nhân Điện đã đang và sẽ giúp đỡ mọi mặt cho nhân loại đối phó với tất cả những vấn nạn nan giải và bất tận của con người: chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật, ốm đau, thù hận, khổ đau...

Chỉ cần một đóng góp cho một phương diện nào đó của sức khoẻ con người cũng đủ nói lên giá trị và sự cần thiết của một môn ngành học thuật, một môn ngành học thuật cho dù chỉ trị liệu được một chứng bịnh duy nhất thôi cũng rất xứng đáng để nhân loại ghi nhận và tri ân, một phương pháp trị bịnh cho dù chỉ cứu được một mạng người duy nhất thì cũng đủ để chúng ta ngưỡng mộ và trân trọng; Nhân Điện là một ngành học thuật có nhiều đóng góp trên nhiều phương diện tinh thần, thể xác, tâm lý, tâm linh, vân vân, cho nên, Nhân Điện rất xứng đáng để được nhiều người hoặc là lưu ý, quan tâm, hoặc là nghiên cứu, hoặc là tìm hiểu.

Vì những lợi ích cho Sức Khoẻ Con Người nói riêng, những lợi ích nhiều mặt: thể xác, tinh thần, tình cảm, tư tưởng, tâm linh, vân vân, của Nhân Loại, những lợi ích của Cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia, vân vân, Nhân Điện phải có được những quyền hạn tự do giảng dạy hay truyền bá rộng rải ngành học của mình trên mọi quốc gia, trên toàn thế giới như bất cứ một môn ngành học thuật tâm lý, tâm linh nào khác theo đúng những nguyên tắc nhân quyền của cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc: “quyền tự do và bình đẳng trong phẩm cách và quyền hạn của con người, quyền tự do tư tưỡng, tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, quyền tự do biểu lộ tôn giáo hoặc tín ngưỡng, quyền truyền dạy, thực hành, thờ phượng và làm lễ, dù là riêng biệt cá nhân, hoặc trong cộng đồng với những người khác tại những địa điểm công cộng, hoặc tại những địa điểm tư nhân.” (Điều khoản 18 của Bản Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc)

May/ 2006
Dr. Thái Tấn Truyền
M.D. (T.M.), Ph.D.

No comments:

Post a Comment