Wednesday, 30 November 2011

Oan tình Công Chúa Mỵ Châu


OAN TÌNH CÔNG CHÚA MỴ CHÂU

  • Bài của Thái Nam trân

Đọc sử Việt Nam, ai cũng từng biết đến án oan của Nguyễn Trãi, một bậc nhân tài và kỳ tài của Việt Nam: một bậc đại trí, đại hiền, một đại nho chân chính, một văn nhân thi sĩ, một nhà giáo dục, đạo đức, một nhà mưu lược quân sự lỗi lạc, một bậc đại khai quốc công thần nhà Lê, vân vân, nhưng tất cả công lao, tài trí, đức độ của Nguyễn Trãi, chỉ vì, và chỉ cần một cái án oan tình là nàng vợ lẽ của ông, tên là Nguyễn Thị Lộ đã can tội giết Vua, mà cả nhà Nguyễn Trãi đều bị xử tử, tru di tam tộc.

Nguyễn Trải bị oan, nhưng mấy chục năm sau, ông cũng đã được vua Lê Thánh Tôn minh oan, phục án, truy phong tước vị cho con cháu ông, tuy rằng tất cả những việc minh oan muộn màng nầy đều không thể đền bù, cứu vãn, không thể đền bù được những nỗi bi thương, chết chóc, không thể cứu vãn được những oan tình nghiệt ngã của gia tộc, thân nhân, Nguyễn Trãi. Nhưng mà, dù sao thì linh hồn Nguyễn Trải  cũng được phần nào an ủi, những linh hồn oan khuất của gia đình Nguyễn Trãi cũng được an ủi, có thể siêu thăng, siêu thoát …

Không phải chỉ có chuyện oan tình Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, mà lịch sử Việt Nam còn biết bao nhiêu nỗi oan tình khác nữa, còn có biết bao điều oan trái, biết bao chuyện oan khiên, vân vân, của rất nhiều người, biết bao nhiêu nhân vật lịch sử, những người cũng đã bị những hàm oan, thống khổ, bi ai, vân vân.

Đáng thương, đáng tiếc, đáng buồn…là đã qua mấy ngàn năm lịch sử , nhưng mà họ vẫn còn bị những hàm oan, thống khổ, bi thương …., những hàm oan bởi qúa khứ, bởi con người, những thống khổ bởi xã hội, phong tục, tập quán, những bi thương bởi kiến thức, nhãn quan, thành kiến, người đời ….

Một trong những người đã bị hàm oan, thống khổ,  bi thương, hận oán,  oan tình, ngộ nhận, vu khống, vu cáo, tưởng tượng, bịa đặt, ngây ngô, ngớ ngẩn, vân vân, của người đời, đã hơn hai nghìn năm, đã qúa dài lâu năm tháng thời gian, nhưng cứ vẫn phải ngậm ngùi, khổ đau.., tôi muốn nói đến nàng Công Chúa Mỵ Châu, con gái của Vua Thục Phán An Dương Vương. Câu chuyện Công Chúa Mỵ Châu đã được nhiều sách sử kể, tình tiết các câu chuyện kể về Công Chúa Mỵ Châu đều khác nhau, nhưng nội dung đều gần giống như nhau, gần giống ở những đặc điểm là gần như câu chuyện nào cũng có nhiều tình tiết phi lý, hoặc rất phi lý, hoang đường, hoặc rất hoang đường, nhiều tình tiết phi lý, hoang đường đến những mức không thể tưởng tượng được, đến độ không thể chấp nhận được.

Câu chuyện Mỵ Châu nào được kể dài nhất lại chính là câu chuyện Mỵ Châu có nhiều tình tiết phi lý nhất, hoang đường nhất, hoang tưởng nhất; trái lại, câu chuyện Mỵ Châu nào kể ngắn nhất lại là câu chuyện kể ít tình tiết phi lý nhất, ít hoang đường nhất, ít hoang tưởng nhất…; cho nên tôi chỉ muốn chọn kể ở đây câu chuyện kể về nàng công chúa Mỵ Châu tương đối ngắn nhất, tương đối gọn nhất.

Câu chuyện nàng Công Chúa Mỵ Châu có thể coi là đã được được kể ngắn nhất, gọn nhất, ít tình tiết phi lý nhất, ít tính chất hoang đường, hoang tưởng nhất, khả dĩ nghe được nhất, có thể chấp nhận nhất, có lẽ là câu chuyện kể một cách khá tóm lược, khá gọn gàng, và được gọi là “Kinh Mỵ Châu” của Nam Thiên, một nhà văn chuyên viết sử và bình luận sử, tác giả cuốn sách biên khảo sử “Kinh Việt”.

 “Vào cuối thời Hùng, có Triệu Đà đem quân xâm lấn nước ta, vì vậy An Dương Vương xây thành để phòng thủ, nhưng thành cứ sập đổ mãi; sau nhờ Thần Kim Qui tới giúp, mới xây được Loa Thành, Thần Kim Qui còn để lại một cái móng làm lãy nỏ, bắn một phát là giết cả vạn người. Thấy vậy, Triệu Đà cho con là Trọng Thuỷ kết hôn với công chúa Mỵ Châu; trong thời gian ở tại Loa Thành, Trọng Thủy được Mỵ Châu cho coi chiếc nõ thần, và chàng đã tráo cái lãy nỏ. Lấy được lãy nỏ thần, Trọng Thủy liền về nước, và cùng với Triệu Đà, đem quân đánh Loa Thành; khi biết Nõ Thần hết linh nghiệm, An Dương Vương đem Mỵ Châu lên ngựa chạy trốn. Dọc đường, Mỵ Châu nhổ lông ngỗng nơi chiếc áo đang mặc để làm dấu cho Trọng Thủy, thấy thế, An Dương vương rút gươm chém Mỵ Châu, máu nàng chảy xuống biển hóa thành ngọc trai. Trọng Thủy chiếm được Loa Thành, nhưng thương nhớ vợ, nên nhảy xuống giếng mà chết, từ đó, lấy nước giếng ấy mà rửa ngọc, thì ngọc trai thành sáng đẹp hơn.”

Câu Chuyện Mỵ Châu- Trọng Thủy nầy đã lưu truyền hơn hai ngàn năm, và chắc chắn là sẽ còn được tiếp tục lưu truyền, vì nó đã được ghi chép vào rất nhiều sách sử Việt Nam, mỗi sách chép nhiều tình tiết khác nhau, nhưng tất cả đều tập trung ở tình tiết tội lỗi của nàng Công Chúa Mỵ Châu, và gần như sách sử nào cũng kết tội nàng nặng nề, mặc dù là nàng đã bị chính cha nàng xử tội, chính cha nàng, vua Thục Phán An Dương Vương đã tự tay chém đầu nàng, tự tay chém đầu đứa con gái thân yêu duy nhất của mình, vì cho rằng Mỵ Châu đã phản bội cha, phản bội Triều đình, phản bội đất nước!

Chúng ta, những người đời sau, hai ngàn năm hơn sau cái chết của Mỵ Châu, chúng ta may mắn được sống  vào một thời đại văn minh, trên một đất nước văn minh, đất nước có một nền văn hoá, giáo dục tiến bộ bậc nhất trên thế giới, một nền học vấn cởi mở, khai phóng, nhân bản, công lý, công bình, vân vân, bậc nhất trên thế giới, thiết tưởng chúng ta cũng cần nên có những cái nhìn mới, để tìm ra những yếu tố mới, nhân tố mới, trên những trang sử cũ của Việt Nam mấy nghìn năm xưa.

Vì ánh sáng, văn minh, sự thật, lẽ phải, công lý, công bình, đạo đức, lương tâm …, chúng ta bắt buộc phải loại trừ những yếu tố, sự kiện phi lý, sự việc giả tạo, hoang đường, truyền thuyết, truyền kỳ, vân vân, trong câu chuyện Trọng Thủy- Mỵ Châu, trước khi chúng ta có thể bàn luận, phẩm bình, phê phán, những tội trạng, tội tình Công Chúa Mỵ Châu.

Yếu tố, hoang đường, huyễn hoặc, thêu dệt, giả tạo quan trọng nhất là chuyện Thần Kim Qui xuất hiện giúp Vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Không riêng chuyện Loa Thành, mà gần như chuyện truyền thuyết, cổ tích nào của thời đại Hùng Vương cũng đầy rẫy những tính chất hoang đường, từ chuyện Lạc Long Quân kết duyên với Bà Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở trăm con, đến những câu chuyện Công Chúa Tiên Dung và Chữ Đồng Tử, truyện tích Trầu Cau, tới chuyện Sơn Tinh -Thủy Tinh, vân vân.

Tất cả chỉ là những câu chuyện có tính cách điển tích, không phải là những câu chuyện thật; chuyện dã sử không phải là chuyện lịch sử, chuyện huyền sử lại càng không phải là chuyện lịch sử, nghiã là không phải là những chuyện thật, chúng ta không thể nhầm lẫn, không thể đồng hoá hai thứ chuyện sử đầy những khác biệt về tính chất, và mục đích nầy. Nếu chúng ta cứ bàn luận những chuyện dã sử, huyền sử, huyền thoại… trên những căn bản, chứng cứ là những chuyện thật, thì thiệt là những nhầm lẫn tai hại, thì sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm, phiếm diện, hồ đồ….

Chuyện Thục Phán An Dương Vương xây thành Cổ Loa có thể là chuyện thật, người ta vừa tìm được những dấu tích của Thành Cổ Loa ở một vị trí gần Hà Nội, nhưng nó không phải là một kinh thành to tát, lớn lao, nó chỉ là một ngôi thành xưa cổ mấy nghìn năm,  ngôi thành rất nhỏ bé, được xây dựng rất đơn sơ, bằng những vật liệu rất thô sơ như đất đá, không có tầm vóc gì đáng kể như tên gọi và truyền thuyế .

Dù chỉ là một kinh thành rất nhỏ bé, rất thô sơ, nhưng chúng ta hoàn toàn không phủ nhận tính cách vĩ đại của nó so với khả năng, trình độ văn minh của những bộ tộc Âu Việt, Lạc Việt thời bấy giờ, đó là thời đại mà văn minh chúng ta còn thô sơ, còn qúa thô sơ , còn chưa xây dựng được những căn nhà đàng hoàng để ở, thì cho dù chỉ là một cái thành trì nhỏ bé, thô sơ, để ở hay là để chống giặc, chúng ta cũng có thể coi đó đã là một công trình kiến trúc đáng kể của tiền nhân ta, không thể đòi hỏi những gì hơn thế nữa.

Chính vì nó không đơn thuần là một công trình nhỏ bé đối với con người thời đại An Dương Vương, cho nên chúng ta mới có câu chuyện truyền thuyết, truyền kỳ về vị Thần Kim Qui đã xuất hiện để giúp vua Thục Phán xây dựng thành Cổ Loa. Chúng ta không biết được ai là tác giả câu chuyện Thần Kim Qui, nhưng chúng ta có thể đoán biết được chủ ý của câu chuyện, và ngụ ý của người đặt chuyện, chủ ý lớn nhất của tác giả là để nói lên cái khó khăn của việc xây dựng thành Cổ Loa Thành, có thể là không hề khó đối với chúng ta, nhưng vô cùng khó đối với con người thời đại An Dương Vương, công việc xây dựng nầy đòi hỏi những tài năng, khả năng của một vị thần thánh nào đó, mới có thể thực hiệnđược, con người không thực hiện được vào thời buổi đó, trong hoàn cảnh đó.

Người ta cần một vị Thần Tiên để giúp vua xây dựng thành Cổ Loa, đây là thời đại chúng ta có rất nhiều vị Thần Tiên, đây là thời đại chúng ta còn thờ những vật Tổ, chúng ta đã chọn hai Vật Tổ linh thiêng nhất, hùng mạnh nhất là Rồng để tượng trưng cho ông Tổ Lạc Long Quân, chúng ta đã dùng vật Tổ xinh đẹp nhất là Phượng để chỉ Bà Tổ Âu Cơ, Rồng Phượng là hai Vật Tổ thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

Trong số bốn con vật được coi là linh thiêng nhất trong các loài động vật Long Lân Qui Phụng, chúng ta đã có hai con vật được tôn làm Vật Tổ là Rồng và Phụng, hai con vật được gọi là linh thiêng thiêng nhất, hai con vật linh thiêng còn lại là con Lân và con Rùa, Tổ Tiên chúng ta đã dùng con Rùa để tạo ra nhân vật Thần Kim Qui, giúp vua Thục Phán An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

Thần Kim Qui không thật, Thần Kim Qui chỉ có một vai trò biểu tượng cho một công trình kiến trúc của Vua Thục An Dương Vương, nhà vua rất cần những quan niệm hình tượng Thần Thánh nầy để cũng cố thành trì của mình, củng cố quyền lực của mình, củng cố chính quyền của mình, một chính quyền xâm lược chớ không phải là một chính quyền dân tộc. Chính quyền dân tộc là chính quyền Hùng Vương, chớ không phải là chính quyền Thục Phán, không phải là chính quyền An Dương Vương; chính quyền Hùng Vương là chính quyền của dân tộc Lạc Việt, còn chính quyền Thục Phán là chính quyền Âu Việt, một chính quyền thôn tính Lạc Việt, tiêu diệt Hùng Vương.

Sau khi đánh bại Hùng Vương, thôn tính Văn Lang, Lạc Việt xong,  Thục Phán đã sáp nhập hai phần đất Âu Việt và  Lạc Việt thành một đất nước mới là đất nước Âu Lạc. An Dương Vương là vua của Âu Lạc, không phải vua của Văn Lang, đối với Văn Lang và Lạc Việt thì Thục Phán An Dương Vương là một kẻ ngoại lai, xâm lăng, thôn tính, Thục Phán cũng thuộc  dòng tộc Việt, nhưng là dòng Âu Việt, họ Thục, khác biệt hẵn dòng Lạc Việt, họ Hồng Bàng.

Thục Phán chỉ là một kẻ xâm lược, không hơn kém, đối với Văn Lang, Lạc Việt, cho nên dù không có cuộc nổi dậy nào của dân chúng Lạc Việt để chống Thục Phán, thì chắc chắn người Văn Lang, Lạc Việt, hầu hết đều là con dân ruột thịt của Hùng Vương, Hồng Bàng, cũng không thể nào ủng hộ Thục Phán, không thể nào tán thành sự cai trị của An Dương Vương, một kẻ đã đánh bại và cướp nước của Họ Hồng Bàng, đã đánh đổ Triều Đại Hùng Vương, Triều đại vương quyền Lạc Việt đã ngự trị suốt nghìn năm trên đất nước sông Hồng.

Không phải đợi cho tới khi Triệu Đà mang quân sang đánh, Thục Phán An Dương Vương mới lo xây thành Cổ Loa, như câu chuyện trên đây, lý do đơn giản là vì sẽ không thể nào xây dựng kịp. Bằng chứng cụ thể, rõ ràng lắm, gần như chuyện nào về Thục Phán cũng kể là thành Cổ Loa xây dựng khó khăn, bao nhiêu lần xây thành thất bại, xây xong thành lại đổ, cho nên không thể có chuyện đợi cho tới khi Triệu Đà đem quân sang đánh, Thục Phán mới cho xây thành Cổ Loa.

Chắc chắn Thục Phán đã phải vội vã cho xây thành Cổ Loa, ngay khi vừa đánh bại Hùng Vương, chiếm được nước Văn Lang, Lạc Việt, ngay sau khi vừa mới xáp nhập và thống nhất Âu Việt và Lạc Việt thành nước Âu - Lạc, lên ngôi vua An Dương vương, chỉ vì Thục Phán lo sợ sự chống đối, phản kháng của dân chúng Lạc Việt, chớ chưa phải là lo sợ cuộc xâm lăng của Triệu Đà vì lúc đó chưa có sự xuất hiện của Triệu Đà trên điạ bàn Âu Lạc.

Nếu như câu chuyện Thần Kim Qui đã là không có thật, là không phải thật, là giả thuyết, là truyền thuyết, là tưởng tượng, là thần thánh, là huyền sử, là hoang đường, vân vân, thì câu chuyện chiếc “Móng Rùa” của Thần Kim Qui để lại cho Thục Phán làm lẩy Nõ Thần cũng là không có, là không thật, là giả tưởng, là giả tạo, vân vân. Không có, không thể có và không hề có chiếc móng rùa nào có khả năng, quyền năng, quyền lực làm nên một chiếc lẫy nõ thần tiên, có khả năng bắn mỗi phát chết hàng ngàn, hàng vạn quân địch như những câu chuyện truyền thuyết về Thần Kim Qui, tất cả chỉ là những câu chuyện truyền thuyết, hoang đường, thêu dệt, tưởng tượng, giả trá ….

Nếu qủa thật có một chiếc móng Rùa Thần Tiên vô địch giúp vua Thục thắng giặc như vậy, thì Thục Phán không thể để cho chiếc móng Rùa nầy bị Trọng Thủy ăn cắp, chiếc móng Rùa Thần chắc chắn không lớn, móng Rùa Thần uy lực và qúi báu như vậy, chắc hẵn nhà Vua phải đeo cột trên mình, trên cổ suốt ngày đêm, một phút cũng phút không rời, thì mới hợp lý, gìn giữ nó như một lá bùa hộ mệnh, như những tập tục, tín ngưỡng, văn hoá của những đồng bào Thượng, những dân tộc cao nguyên, những sắc tộc miền Núi Việt Nam ngày nay.

Nhà vua phải luôn đeo chiếc mongo Ruà Thần trên mình, để khi nào cần thiết thì nhà Vua sẽ lấy ra dùng, chỉ cần gắn chiếc móng Rùa Thần Kim Qui vào bất cứ chiếc nõ đơn sơ, bình thường nào, nó cũng sẽ lập tức trở thành chiếc nõ Thần. Cái qúi, cái linh, cái Thần kỳ, thần lực …không ở chiếc nõ, chiếc cung, chiếc tên nào cả, mà là ở chiếc lãy nõ bằng cái móng Rùa Thần Kim Qui, không phải là chiếc nõ có khả năng chống địch, mà là cái thần lực trong chiếc “móng nõ” của Thần Kim Qui.

Như vậy, không ai có thể đánh cắp được chiếc móng Rùa Thần, không việc gì Thục Phán phải gắn chiếc móng Rùa Thần vào một chiếc nõ, rồi đem cất một nơi, không có một nơi nào cất giữ an toàn cho chiếc nõ Thần nầy cả. Chính là Thục Phán đã tạo ra cơ hội cho Trọng Thủy ăn cắp, rồi lại đi đổ thừa cho con gái phản bội mình; những tình tiết nầy qủa thật là đầy sơ hở, rất lỏng lẻo, rất hàm hồ, không hợp tình, không hợp lý, không chấp nhận được.

Tóm lại là, Thục Phán không hề có chiếc móng Rùa Thần Kim Qui nào cả, nghiã là sự thực cũng không hề có chiếc nõ Thần nào của Thục Phán có khả năng, có thần lực bắn ra một phát giết chết hàng vạn con người như những câu chuyện kể về nàng Mỵ Châu. Thục Phán không hề có chiếc nõ thần giết hại được nhiều người, nhưng mà yếu tố vũ khí của Thục Phán là cung tên thì có thể có, là tất nhiên có, không cần phải thắc mắc, không cần phải nghi ngờ.

Bởi vì, Thục Phán là tộc trưởng của bộ tộc Âu Việt, bộ tộc miền sơn cước, cưỡi ngựa, và săn bắn chim chóc, thú rừng, cho nên chuyện xử dụng cung tên là chuyện tất yếu, tất nhiên, chuyện không có gì lạ. Tài nghệ cung tên của không riêng một mình Thục Phán, mà là của cả đạo quân cung nõ của Thục Phán là có thật, tất nhiên thật, hơn thế chúng ta còn có thể nói là họ rất tài giỏi, rất thiện nghệ, rất thiện chiến nữa, so với Hùng Vương, một ông vua cha truyền con nối hàng ngàn năm trên một đất nước yên ổn thái bình, lại chuyên sống bằng nghề ngư săn bắt cá, không có những vũ khí cung tên của bộ lạc săn bắn Âu Việt, đất nước Văn Lang sống bình yên trong cả hàng ngàn năm không có cuộc chiến tranh nào cả, cho nên tất yếu, tất nhiên là không có khả năng chinh chiến, không có vũ khí cung tên gì cả.

Nói thời đại Hùng Vương ngàn năm không có giặc thì không hẵn đúng, truyền thuyết có câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương chống giặc Ân, là quân đội của nhà Hạ, nhà Thương gì đó bên Tàu, nhưng cuộc chiến nầy lại không cần đến quân dân Lạc Việt chống cự, chỉ cần một đứa bé lên ba là Phù Đổng Thiên Vương, dùng một chiếc roi sắt, một con ngựa sắt là đã đủ đánh tan quân giặc. Cho nên nói là có chiến tranh vào đời Hùng Vương thứ sáu, nhưng mà rốt cuộc thì vua, quan, thần dân gì của đất nước Văn Lang cũng đều không có kinh nghiệm chiến tranh, không có tài năng chinh chiến, kinh nghiệm trận mạc, hiểu biết quân sự.

Phù Đổng Thiên Vương là câu chuyện hoàn toàn giả tạo, giả tưởng, nhưng không hề có ai có thắc mắc chút gì về những tính chất giả tạo, giả tưởng nầy của câu chuyện Thần Phù Đổng, lý do là bởi vì ai cũng biết đây là một câu chuyện Thần Thoại, mà đã gọi là Thần Thoại thì không ai còn phải đòi hỏi tính chất thật của câu chuyện nữa, người ta chỉ còn đi tìm những ý nghiã và những lợi ích của câu chuyện mà thôi.

Ý nghiã của câu chuyện Thần Phù Đổng Thiên Vương thì thật là tuyệt vời, và lợi ích của câu chuyện thì thiệt là lớn lao, tuyệt vời cho đến nỗi đọc xong câu chuyện Thần Phù Đổng, tôi đã cảm xúc viết nên bài thơ lịch sử “Thần Phù Đổng Thiên Vương”:

-Xin Sứ Giả về triều tâu Thánh Thượng:
Cứ an lòng, không hãi sợ quân Ân
Giặc xâm lấn, Thần sẽ đem tài sức,
Ra phò Vua, giúp nước, cứu an dân

Giặc xâm lấn: Nước Nam nầy sẽ đánh
Cháu con Hồng: không để giặc cuồng ngông
Xin Thánh Thượng: ban cho Thần ngựa sắt
Xin ban roi: Thần khẩn cấp lên đường

Cầm roi sắt: vươn vai, Thần bỗng lớn
Thần vung roi: ngựa sắt hí vang trời
Thần thúc ngựa: ngựa Thần xông lướt trận
Thần ra oai: Binh tướng giặc… tơi bời

Nghe chuyện kể: Thiên Vương Thần Phù Đổng
Mới lên ba: mà đã …lớn… anh hùng
Ta bỗng thấy: mênh mông…lòng… bỗng rộng
Nghe xôn xao: non nước…dậy trong lòng

Nghìn năm trước, Thiên Vương Thần Phù Đổng
Mới lên ba: mà đã …sớm… lên đường
Ta bỗng thấy: mênh mông…lòng… bỗng lớn
Nghe xôn xao: trời đất…mộng quê hương…

Thế nên chuyện vua Hùng Vương thất trận trước Thục Phán là chuyện tất yếu, tất nhiên, không phải chuyện lạ, không có gì đáng ngạc nhiên, không phải chuyện bất ngờ. Kinh nghiệm lịch sử chiến tranh mấy ngàn năm của dân tộc Trung Hoa cũng từng minh chứng rõ ràng chuyện thắng bại tất yếu giữa hai lực lượng nông dân và lực lượng săn bắn, du mục.

Kết qủa là những dân tộc sống trên lưng ngựa, xử dụng cung tên như Mông Cổ, Mãn Thanh, vân vân, cho dù là họ ít người, dân số và quân số đều nhỏ bé, nhưng họ lại luôn luôn hùng mạnh về quân sự, rất thiện chiến, và luôn luôn chiến thắng chiến tranh với người Trung Hoa, tuy dân Trung Hoa đông đảo, nhưng phần đông người Trung Hoa chỉ thích chuộng văn chương, thơ phú, trọng văn khinh võ.

Kết qủa là họ, người Trung Hoa sống với nghề nông, làm ruộng, nuôi tằm, dệt vải… không có sức mạnh quân sự, không chống cự được cường địch, không bảo vệ được giang san khi nguy biến, kết qủa là họ từng bị những dân tộc thiểu số Miền Bắc như Mông Cổ, Mãn Thanh thôn tính, đô hộ, thống trị, vân vân, mỗi Triều Đại đô hộ trung Hoa của ngoại bang thiểu số Nguyên Mông, Mãn… dài tới mấy trăm năm!

Thục Phán có đội quân cung nõ, là vũ khí lợi hại so với Hùng Vương, một ông vua của những người nông dân An Tiêm, Tiết Liêu, vân vân, không có võ nghệ, không có vũ khí, không quen chinh chiến, vân vân, cho nên Thục Phán có thể thắng Hùng Vương rất dễ dàng; nhưng khi đem so sánh Thục Phán với Triệu Đà, thì lại là chuyện khác, thì không thắm gì cả, không thể so bì, không thể đương cự, không phương đối địch, không thể đối kháng.

Triệu Đà, tuy không phải là một ông Vua Bắc Phương, nhưn so ra thì về phương diện chiến tranh, quân sự, quân binh nào của Triệu Đà cũng hơn hẵn Thục Phán, Triệu Đà là Thái Thú Nam Việt của Triều đình Tần Thủy Hoàng, lãnh phần trấn nhậm vùng đất Nam Việt là Quãng Đông, Quãng Tây Trung Quốc ngày nay, chức vụ Thái Thú Nam Việt của Triệu Đà tương đương với chức vụ Tổng Đốc Lưỡng Quãng của Trung Hoa sau nầy, một chức vụ rất lớn, binh quyền rất to, lực lượng rất mạnh, binh lực rất đông, là phần đất rất rộng lớn và đông dân hơn gấp mấy lần đất nước Âu Lạc nhỏ bé, dân cư rất ít, lực lượng rất yếu của Thục Phán.

Triệu Đà lại là một viên tướng rất tài ba, đởm lược, mưu trí…, của Tần Thủy Hoàng, không phải là một người tầm thường, Triệu Đà là một người có mộng làm Vua của cả nước Trung Hoa, một người có mộng làm Hoàng Đế như Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng, chớ không chỉ có làm vua một đất nước Âu Lạc nhỏ bé của Thục Phán. Triệu Đà từng tự hào mình là người có tài trí không thua Tần Thủy Hoàng, chỉ thua Tần Thủy Hoàng ở chỗ xuất thân không phải là Hoàng Tộc, cho nên khó thực hiện được mộng Hoàng Đế như Tần Thủy Hoàng.

Thế nên, khi Triệu Đà mang quân đánh Âu Lạc, thì Thục Phán tất phải thua, không có gì lạ, không có gì đáng ngạc nhiên, Thục Phán không có phương cách gì chống cự, không cần Trọng Thủy giả vờ làm rễ Thục Phán, không cần chuyện Trọng Thủy lường gạt, hay dụ dỗ Mỵ Châu, để đánh cắp nõ thần gì cả. Thục Phán không có, và không thể có sự hậu thuẫn nào của dân Lạc Việt, như chúng ta đã nhận định, phân tích và nói rõ ở phần trên, Thục Phán chỉ là kẻ cướp nước Văn Lang, thì làm sao dân Văn Lang có thể ủng hộ Thục Phán, cho nên Thục Phán chỉ chống giặc có một mình, với đội quân sơn cước cung nõ của ông ta mà thôi, một cuộc chiến đấu rất đơn độc, rất cô đơn trước một kẻ thù lớn mạnh hơn nhiều.

Không có cách gì để một toán quân cung nõ ô hợp của Thục Phán có thể đương đầu trước sức tiến công vũ bão của một đạo quân binh tinh nhuệ, hùng hậu, thiện chiến và đã được huấn luyện thuần thục của Triệu Đà, một đạo quân đã từng chinh chiến khắp Trung Hoa, đã từng là một thành phần quân sự chủ lực của Tần Thủy Hoàng, đã từng đi chinh chiến gồm thâu lục quốc, để xây dựng đế quốc Đại Tần.

Viên tướng tiên phong của Triệu Đà lại là chính con trai trưởng của Triệu Đà, Đại Tướng Quân Triệu Trọng Thủy, đây là một viên đại tướng quân dũng lược, tài ba, can trường…, Trọng Thủy không phải là một chàng thư sinh mặt trắng đi làm gián điệp bằng mưu chước gián điệp Nam Nhân Kế, như những câu chuyện truyền thuyết hoang đường, tưởng tượng Trọng Thủy- Mỵ Châu, chúng ta đã từng nghe.

Thực tế, có thể là Triệu Trọng Thủy đã chiến thắng vua Thục An Dương Vương rất nhanh chóng, rất dễ dàng, cho dù là Thục Phán An Dương Vương có Loa Thành cố thủ, có đạo quân cung nõ đương cự; thực ra thì những cung nõ tầm thường của đạo quân Thục Phán không có thắm thía gì để đối địch với một đạo quân bá chủ, cực kỳ hùng mạnh, oai dũng của nhà Tần. Chúng ta có những chứng cứ hoàn toàn xác thực để nói lên những điều trình bày nầy, những bằng chứng qua sách vở, tài liệu đã đành, mà chúng ta cũng có thể tận mắt chứng kiến, tận mặt nhìn thấy những áo giáp, đao khiên, cung kiếm, vân vân, của những dũng sĩ của quân Tần hiện còn những hiện vật, những tượng hình binh sĩ nhà Tần, còn y như thật ở thành phố cố đô nhà tần là Tây An, Trung Quốc.

Chúng ta cũng có thể tới coi những hình ảnh quân binh tướng sĩ nhà Tần nầy ở nhà triễn lãm của Thành Phố Melbourne, hiện đang có cuộc cuộc triễn lãm về Vạn Lý Trường Thành, một công trình kiến trúc quân sự có tính cách một đại kỳ quan thế giới, để chúng ta có thể so sánh với công trình xây dựng quá sức nhỏ bé, qúa sức thô sơ của thành Cổ Loa, mà tầm vóc thì không bằng được một cái vọng gác nho nhỏ của Vạn Lý Trường Thành của nhà Tần.

Cổ Loa Thành của Thục Phán, như chúng ta đã biết rất rõ qua những di tích ngày nay vừa mới được khám phá, khai quật ở Hà Nội, thực tế chỉ là một cái thành trì quá nhỏ bé, qúa thô sơ, như vậy thì làm sao Thục Phán có thể ngăn chặn nổi một chiến trận hung hậu của binh Tần, làm sao có thể tranh phong với một đại địch hùng binh tinh nhuệ của Tướng Quân Tiên Phong Triệu Trọng Thuỷ, và Đại Tướng Quân Triệu Đà.

Kết qủa dĩ nhiên là Thục Phán phải thua, và dĩ nhiên là Thục Phán không có đường nào chạy trốn, nếu cố thủ trong một thành trì nhỏ xíu, thì khi thành bị phá, tất nhiên là tánh mạng không thể còn, Thục Phán An Dương Vương tất nhiên là phải chết, vợ con gì cũng phải chết theo thôi, không thể tránh khỏi. Còn nói chuyện chạy, thì phải tính chuyện chạy từ trước, chớ còn lo cố thủ trong cái thành nhỏ xíu, chờ cho tới khi thành đã mất rồi, thì còn chạy đường nào, làm sao chạy cho kịp; không thể chạy và không thể chạy kịp, không thể nào chạy thoát; chắc chắn là những viên đại tướng quân dày dạn kinh nghiệm chiến trường như Triệu Trọng Thủy, Triệu Đà, tất không chừa đường chạy cho Thục Phán An Dương Vương.

Theo những nguyên tắc căn bản của quân sự, một vị đại tướng quân một khi đã hoạch định kế hoạch công thành, thì tất nhiên là đã phải tiên liệu tất cả mọi con đường tiến thoái của kẻ địch, không dễ gì để cho kẻ địch dễ dàng trốn chạy. Vua Quang Trung khi trù tính kế hoạch đánh quân Thanh thì Vua đã tiên liệu trước đường rút lui của giặc, cho nên Ngài đã sai hai đạo quân, thủy bộ hai đường, mỗi đạo dưói quyền chỉ huy của một Đại Đô Đốc để đánh quân giặc trên đường tháo chạy khỏi thành Thăng Long, những trận đánh Ngọc Hồi, Hà Hồi cũng vậy, Quang Trung đã tiên liệu tất cả mọi việc, Ngài đã không để cho một tên quân địch nào có thể chạy trốn để về báo tin cho đại quân của họ đang đóng ở Thăng Long.

Trong truyện Tam Quốc Chí cũng vậy, Quân Sư Khổng Minh khi bày trận Xích Bích để đánh Tào Tháo, ông đã tiên liệu, không phải một mà là tất cả mọi con đường Tào Tháo sẽ phải rút chạy khi thua trận, Khổng Minh đã cắt đặt quân binh để chận bắt Tào Tháo; Quan Công tình nguyện chận bắt Tào Tháo ở ngã Huê Dung Đạo, qủa nhiên là Tào Tháo đã chạy qua đây, qủa nhiên Quan Công đã thừa sức lực để bắt sống hay giết chết Tào Tháo ở Huê Dung Đạo, nhưng mà chỉ vì Quan Công muốn trả ơn tình cũ của Tào Tháo đối với mình ngày xưa, cho nên Quan Công đã tha Tào, cho nên Tào Tháo mới có thể thoát thân.

Đã bảo rằng Thục Phán trốn chạy, trong khi giặc đang đuổi riết bên mình, vậy mà câu chuyện nào cũng kể là nhà vua An Dương Vương, không biết lúc đó đã gìa đến cỡ nào rồi, một mình một ngựa sợ là ông chạy còn không nổi nữa, mà còn chở theo cô con gái của mình trên lưng ngựa, thì chuyện nầy thực quá là tiểu thuyết kiếm hiệp, qủa thực là thứ văn chương lãng mạn của những phim chưỡng, phim truyện diễm tình dã sử của Trung Hoa, chớ đâu còn là lịch sử xác thực.

(Xem tiếp phần 2)

No comments:

Post a Comment