Wednesday 30 November 2011

Thiệt, Giả - Tốt, Xấu


THIỆT- GỈA, TỐT - XẤU

Sống là phải tiếp xúc, giao thiệp, giao tiếp hằng ngày với người nầy người kia, việc nầy việc nọ, và trong giao tiếp, chúng ta bắt buộc phải có những nhận định, những nhận xét, những phán đoán, vân vân, nhưng mà việc nhận định, nhận xét, phán đoán, dù là ngưòi, dù là việc; nhận định, phán đoán thật giả, đúng sai, hay dở, tốt xấu, vân vân, thường rất khó khăn, thường khi là bất khả, nhiều khi là không thể, bởi rất nhiều lý do, rất nhiều nguyên nhân lớn nhỏ, xa gần, cụ thể, mơ hồ, vân vân.

Mỗi cá nhân, mỗi con người chúng ta đều sở hữu, sở đắc rất nhiều thứ, nhiều loại, nhiều vật, hữu hình và vô hình, thể chất và tình cảm, tư tưởng và tư duy, vân vân, nhưng xét hết tất cả những thứ mà chúng ta có thể sở hữu, sở đắc, thì gần như không có bất cứ một thứ gì, hữu hình hay vô hình là chắc thật, là chắc chắn, mà tất cả mọi thứ, tất cả mọi cái, tất cả mọi điều, tất cả mọi việc, đều có thể là không thật, đều có thể là giả, đều có thể là hư ảo, đều có thể là hư không, vân vân.

Thí dụ gần gũi nhất và cụ thể nhất là cái thân xác bằng xương thịt của mình, trước mắt rõ ràng là thật, là có, là hiện thực, là hiện hữu, vân vân; thân thể của chúng ta rõ ràng là có gần như là tất cả mọi thứ cơ quan, bộ phận: mắt mũi, tay chân, đầu mình, xương cốt, thịt da, vân vân. Nhưng mà, cái khởi thủy, cái bắt đầu của một thân xác con người, thì lại có thể không là cái gì cả, có thể chỉ là một sự kết hợp của hai sinh vật vô cùng nhỏ bé, vô cùng mong manh, sự kết hợp của một con tinh trùng của một người đàn ông, một sinh vật vô cùng nhỏ bé, và một cái trứng của một người đàn bà, một tế bào cũng vô cùng nhỏ bé.

Một cách khoa học và chính xác hơn, thì đó là một sự phối hợp của 2 mẫu vật chất rất nhỏ của hai mẫu tế bào cực nhỏ bé DNA, một mẫu tế bào di truyền DNA của một con tinh trùng của một ngưòi đàn ông, và một mẫu tế bào cực nhỏ bé DNA của cái trứng của một người đàn bà. Nói cách khác, cái thân xác mà chúng ta thấy rõ ràng là đầy đủ mọi cơ quan, bộ phận: mắt, mũi, tay, chân, đầu, mình, thịt, xương, máu huyết, vân vân, nhưng mà, khởi thủy nó chỉ là hai mẫu vật chất DNA vô cùng nhỏ bé gần như là không thể nào thấy được.

Vậy thì sự thật cái thể xác của chúng ta là cái gì ở lúc bắt đầu hình thành, sự thật thì nó chỉ là một đơn vị tế bào vô cùng nhỏ bé, vô cùng mong manh, gần như là cát bụi, gần như là hư không, danh từ khoa học gọi là một đơn vị tế bào gốc, hay là hai đơn vị tế bào di truyền DNA. Về phương diện Tâm linh, một cách văn chương, chúng ta có thể gọi đó là hai dấu chấm của hai linh hồn trần gian, hoặc là hai dấu chân của hai linh hồn vạn vật; hay gọi theo tính cách khoa học và tâm linh phối hợp, chúng ta có thể gọi là: một kết hợp của hai tế bào linh hồn nguyên thuỷ, hay là: một phối hợp của hai bộ não linh hồn sáng tạo của Thượng Thiên ở nơi chốn trần gian.

Có một hình ảnh vật chất cho ta một hình dung về mối tương quan giữa hạt nhân nguyên thủy với vạn vật, đó hình ảnh của một cái cây cổ thụ, cành lá xum xuê, nhưng nguyên thủy, khởi thủy nó chỉ là một cái hạt mầm vô cùng nhỏ bé. Nhưng nếu không có cái hạt mầm nguyên thủy vô cùng nhỏ bé thì nó sẽ không có thân thể, cành lá, gì cả, tất cả những cái thân thể cành lá xum xuê của nó đều là những vật thể mà cái hạt mầm nhỏ bé của nó đã vay mượn của thiên nhiên, trời đất để tạo thành mà thôi.

Nói một cách khác thì tất cả thân thể, cành lá của một cái cây, cho dù là một cái cây cổ thụ đi nữa, thì nó cũng chỉ là những cái giả tạo mà thôi, những cái không thật sự là của nó, mà suy luận cho tới tận cùng thì ngay cả cái hạt mầm nhỏ bé của nó cũng là cái giả tạo mà thôi, một thứ sản phẩm vô cùng nhỏ bé của một thân cây cành trái xum xuê. Nói như vậy, có nghĩa là không có cái vật chất nào là chắc thật, là chắc chắn cả, mà sự thật là mọi thứ vật chất trần gian nầy đều là những biến dạng, những biến hình, những biến hóa của một thứ năng lượng chung của vũ trụ gọi là Năng lượng Vũ Trụ, nghĩa là mọi thứ vật chất nguyên thủy đều là Năng Lượng, đếu là một, câu nói “vạn vật đồng nhất thể” là vậy.

Sau cùng, khi chúng ta chết đi, khi thân xác chúng ta chết, dù là thân xác chúng ta có chôn xuống lòng đất, hay là đem thiêu đốt thành tro bụi, vấn đề chỉ là thời gian, vấn đề chỉ là sớm hơn một chút, hay là muộn hơn một chút, rồi thân thể chúng ta, tất cả những cơ quan bộ phận mắt mũi, tay chân, xương cốt, thịt da… , tất cả đều sẽ phải trở về cát bụi, trở về với hư không, trở về với cái nguyên thủy khởi đầu, khởi thủy của nó, trả lại những dấu chấm của linh hồn, trả lại những dấu chân của linh hồn, trả lại những tế bào của linh hồn, trả lại những não bộ của linh hồn cho vạn vật.

Nghĩa là, sau cùng của đời sống con người, chúng ta cũng phải trả lại tất cả mọi thứ mà chúng ta đã vay mượn cho đời sống của chúng ta, cho sự sống của chúng ta, chúng ta phải trả lại những thứ chúng ta đã vay mượn cho nguyên chủ của nó, cho nguồn gốc của nó, cho vũ trụ, cho hư vô, cho hư không, cho Thượng Đế, Thượng Thiên, vân vân, như câu nói của nhà Phật: “cát bụi lại trở về với cát bụi, hư không lại trở về với hư không, hư vô sẽ trở về với hư vô”.

Nói một cách khác thì chết chỉ là một hành trình trở về nơi chốn nguyên thủy của thân xác, bản thể của thân xác là những Năng lượng vũ Trụ, câu “sống gửi thác về” cũng chỉ có ý nghĩa như vậy, không có nghĩa gì khác như nhiều điều suy luận xa với của chúng ta, chúng ta đến từ hư không và chúng ta cũng trở về với hư không, khi chết thì thân xác chúng ta tan rả và linh hồn chúng ta cũng sẽ tan rả, đó là ý nghĩa của sự siêu thóat, không có nghĩa gì khác.

Điều vô cùng kỳ diệu, vô cùng lạ kỳ, là cũng vào cái lúc, cái giây, cái phút, gọi là chúng ta trả lại hết, trả lại tất cả xác thân của chúng ta, trả lại cả linh hồn của chúng ta, cho vũ trụ, cho hư vô, hư không, vân vân, thì đồng thời cũng là lúc chúng ta lại có được hết tất cả, tất cả mọi thứ, tất cả mọi cái, tất cả mọi vật, vân vân, là bởi vì chúng ta đã hòa nhập, hòa đồng với vũ trụ, với vạn vật, với thiên nhiên, vân vân, chúng ta không còn là một cái gì riêng biệt, riêng tư, riêng rẽ, vân vân, nhưng đồng thời chúng ta cũng là tất cả mọi cái, tất cả mọi thứ, tất cả mọi nơi, những nơi trong vũ trụ, và cả những nơi ngòai vũ trụ, chúng ta không còn là nhỏ bé, không còn là cô độc, mà chúng ta đã trở thành rộng lớn, đã trở thành bao la, đã trở thành vô tận, đã trở thành vô cùng.

Như vậy thì ngay cái thân xác rõ ràng, cụ thể của chính ta, nó cũng không thật sự có, không thật sự là hiện hữu như ta vẫn nghĩ, nó không thật sự là của ta, nó cũng không thật sự tồn tại, hay nói cách một khác, thì cái thực của chính thân xác xương thịt máu huyết của chúng ta, sâu xa, căn nguyên và cuối cùng cũng chỉ là những cái hư ảo, những cái không thật, những cái không ngừng biến đổi, những cái không ngừng biến hóa, không ngừng đổi thay, đổi thay trong từng hơi thở, trong từng cử động, trong từng suy nghĩ, trong từng suy tư, trong từng giây phút, trong từng thời gian, trong từng không gian, vân vân.

Thân thể chúng ta biến đổi không ngừng trong mọi qúa trình của đời sống chúng ta, không phải chỉ có lúc khởi đầu, khi mới sinh ra, hay lúc thân xác chết đi, mà từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, không có lúc nào thân thể chúng ta không biến đổi, không biến hóa, cho nên chúng ta cũng có thể nói là không có khi nào chúng ta có được một thân xác thực sự của chính chúng ta. Thân xác của chúng ta hiện tại không phải là thân xác của chúng ta một giờ trước, một phút trước, thậm chí là một giây trứơc; với tương lai cũng vậy, thân xác chúng ta hiện tại, hiện giờ không phải là thân xác chúng ta ngày mai, ngày mốt, ngày kia, vân vân.

Đó là chúng ta chỉ mới nói về thể chất, vật chất, về những cái cụ thể, những cái hữu hình của thân thể chúng ta; còn những phần khác của thân thể chúng ta, những phần vô hình, vô ảnh, vô tướng, vô thanh như: tư tưởng, tình cảm, tri thức, kiến thức, ý niệm, quan điểm, vân vân; tất cả những cái không phải là vật chất, thì nó càng không thực, nó càng luôn luôn không ngừng biến chuyển, biến thiên, biến hóa, vân vân.

Nghiã là, không có cái hữu hình hay vô hình nào, không có cái hữu tướng hay vô tướng nào là thực cả, là nguyên hình, là nguyên trạng cả, mà tất cả mọi cái, mọi thứ đều chỉ có những giá trị tương đối, những giá trị tạm thời, những giá trị giả tạo mà thôi. Nhưng bi kịch của xã hội, của con người là chúng ta luôn luôn bám víu vào những cái giả tạo, những cái tương đối, những cái tạm thời, tạm bợ, mong manh, hư ảo, mơ hồ, vô định, vô căn nầy, để chúng ta phê phán, chúng ta nhận định, chúng ta nhận xét, chúng ta phê bình, vân vân, để chúng ta tranh chấp, tranh cải, chúng ta xung đột, chúng ta hận thù, vân vân.

Nghiên cứu con người sâu xa hơn, chúng ta thấy là mỗi thân xác, mỗi cá nhân, mỗi con người chúng ta còn có một phần thực sự vô hình, gọi là vô hình là bởi vì chẳng những con người không nhìn thấy, mà khoa học, máy móc cũng không nhìn thấy, phần vô hình của thể xác con người, mà nhân loại hiện tại, vẫn còn hiểu biết rất ít, rất hạn chế, hiện tại khoa học chưa nhìn nhận, và không chịu nhìn nhận, không muốn nhìn nhận, đó là phần linh hồn con người, và phần tâm linh con người.

Đối với những phần thực chất, thực thể của con người, như thịt xương, máu huyết, mô cơ, tế bào, thần kinh, vân vân, thực ra chúng ta, nhân loại, con người, khoa học, vân vân, dù là đã tự nhận, tự hào là đã rất tiến bộ, rất tài giỏi, rất tiếnhóa, rất văn minh, vân vân, sự thực là chúng ta, nhân lọai, con người vẫn còn hiểu biết rất hạn chế, hãy còn hiểu biết chưa đầy đủ, và sẽ không bao giờ có thể hiểu biết hết, không bao giờ có thể hiểu biết được đầy đủ, tường tận, rõ ràng, vân vân.

Cho nên, phần linh hồn và tâm linh con người, phần vô ảnh, vô hình, vô tướng, vô âm, vân vân, của thân thể chúng ta, thì chúng ta lại càng rất khó hiểu biết, gần như là chúng ta không hiểu biết gì cả. Chúng ta không thể biết được linh hồn người nầy ra sao, linh hồn người kia thế nào, và những sự thay đổi của linh hồn của họ thì lại càng là những điều hoàn toàn bí mật, vô cùng bí ẩn đối với khoa học, đối với con người, đối với chúng ta, bây giờ và mãi mãi.

Tâm linh, danh từ chúng ta tạm dùng để chỉ những linh hồn phò trợ cho mỗi cá nhân con người, thì lại càng là những gì thuộc về những lãnh vực, những thế giới vô hình, siêu hình đầy xa lạ, huyền bí, đầy bí ẩn, rất mông lung, rất mơ hồ, vân vân, đối với con người, đối với khoa học, đối với chúng ta. Có thể nói là cho đến nay, cho đến thời điểm nầy, con người vẫn còn gần như là hoàn toàn mù mờ, rất xa lạ đối với thế giới tâm linh, thế giới vô hình, thế giới của những năng lượng vũ trụ vô hình, vô ảnh, vô thanh, vân vân, những gì chúng ta nghe nói về thế giới tâm linh siêu hình hãy còn qúa ít, hãy còn thiếu sót, hãy còn rất mơ hồ.

Cho nên, công việc nhận xét, phê bình, phê phán, vân vân, một con người, bất kể là người nào, bất kể là ai, tổng quát gồm có: thể chất, tinh thần, tư tưởng, tình cảm, linh hồn, tâm linh, vân vân, trên nguyên tắc và trên thực tế, tất cả đều là những điều bất khả, những điều không thể thực hiện. Thực tế, những nhận định, những nhận xét, những phê bình, những phê phán, vân vân, của chúng ta về người khác, về người nầy, về người kia, về việc nầy, về việc nọ, về chuyện nầy, về chuyện kia, vân vân, thường thường là sai lầm, thường thường là không trung thực, thường thường là không chính xác, thường thường là không đầy đủ, thường thường là khiếm khuyết, thường thường là: phiếm diện, một chiều, võ đoán, qúa khích, cực đoan, nông nổi, hồ đồ, vân vân.

Nhận xét nầy rất cần thiết và rất quan trọng cho đời sống của chúng ta, cho mỗi cá nhân chúng ta, cho mỗi con người chúng ta, cho cộng đồng, cho xã hội, cho quốc gia, cho dân tộc, cho nhân loại, vân vân; bởi vì nó sẽ giúp chúng ta tránh khỏi những tư tưởng, những quan niệm, những thái độ, những cử chỉ, những hành vi, những hành động, vân vân, chủ quan, quá khích, cực đoan, nông nổi, độc đoán, vân vân; nó sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều phán đoán nông nổi, sai lầm, hạn hẹp, thiển kiến, vân vân; nó sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều nhận định nông cạn, hẹp hòi, thành kiến, định kiến, vân vân.

Khi chúng ta ý thức được rằng ngay cả cái bản thân, cái bản thể của chính chúng ta, mà chúng ta còn luôn luôn không hiểu biết được nó đầy đủ, rõ ràng, chính xác, vân vân, và hơn thế, nó, thân thể của chúng ta, lại còn thay đổi, luôn luôn thay đổi, không ngừng đổi thay, không bao giờ chúng ta có cùng một con người ở hai thời điểm khác nhau, ở hai không gian khác nhau, ở hai hoàn cảnh khác nhau; cho nên chúng ta sẽ phải có những thái độ thật chính chắn, nghiêm chỉnh, thận trọng, vân vân; phải có thái độ muôn ngàn lần thận trọng hơn, khi chúng ta nhận xét, khi chúng ta nhận định, khi chúng ta phê phán, vân vân, về bất cứ cá nhân nào, về bất cứ con người nào.

 Bởi vì, chúng ta không biết được gì rõ ràng, đầy đủ, chính xác, về chính bản thân mình, thì dĩ nhiên, thì tất yếu, tất nhiên là chúng ta không thể biết được rõ ràng, đầy đủ, chính xác, về cá nhân khác, về người khác, thì làm sao chúng ta có thể phê phán họ, thì làm sao chúng ta có thể phê bình họ, thì làm sao chúng ta có thể nhận xét họ, phê phán họ, mà chúng ta không sợ là mình nông nổi, thiếu sót, sai lầm!?.

Chúng ta sẽ thấy rằng những bài học phê phán con người, phê phán sự việc, phê phán sự vật, vân vân, của chúng ta, đều là những bài học vô cùng khó khăn, đều gần như là bất khả thực thi, đều gần như là không thể thực hiện; thì làm sao chúng ta dám phê phán, làm sao chúng ta dám phê bình, vân vân, khi chúng ta biết rằng, những cái chúng ta thấy, những cái chúng ta nghe, những cái chúng ta biết, vân vân, tất cả có thể đều không phải là những cái thực, tất cả đều có thể là những cái giả, tất cả đều có thể là những cái không chính xác, những cái không trung thực, những điều không chứng cớ, vân vân.

Cái giả thì không cần phải nói tới, không cần phải bàn cải, còn cái thực thì luôn luôn biến đổi, và không ngừng biến đổi, cho nên chúng ta gần như không bao giờ biết được cái thực, chúng ta gần như là không bao giờ có thể biết được cái mà chúng ta vẫn gọi là “chân lý”, bởi vì chân lý gần như chỉ là một cái bóng, hoặc là nó ẩn mình, hoặc là nó chạy trốn, hoặc là nó mơ hồ, hoặc là nó mong manh, hoặc là nó biến đổi...

Cho nên, gần như là chúng ta không bao giờ có thể nắm bắt được chân lý, và chúng ta càng không bao giờ có thể nắm bắt được chân lý đích thật, lý do bởi vì cái gọi là “chân lý đích thực” là cái chân lý gần như là không bao giờ có, lý do là bởi vì cái gọi là “chân lý đích thực” thì luôn luôn thay đổi, luôn luôn tương đối, luôn luôn biến dạng, luôn luôn biến thể, luôn luôn biến hình…; chúng ta cũng có thể nói một cách khác là: “cái gì không thay đổi thì cái đó không phải là chân lý”, nó cũng giống như là hình ảnh của những đám mây trên bầu trời, nó luôn biến đổi, nó không bao giờ có một hình dạng nhất định, cố định nào cả.

Chúng ta hôm nay đã hoàn toàn không phải là chúng ta hôm qua, và càng không phải là chúng ta ngày mai, tương lai; thời gian khác, không gian khác, hoàn cảnh khác, trường hợp khác, sự kiện khác, sự việc khác, vân vân, thì tất cả đều đổi khác, và không ngừng đổi khác. Hiện tại, hôm nay thì không có còn cái gì còn nguyên trạng, nguyên vẹn, nguyên thể, nguyên hình, vân vân, của ngày hôm qua, của qúa khứ, còn tương lai thì luôn luôn là những cái mới, những việc mới, những điều mới, vân vân, từng phút, từng giây đều có những sự đổi mới, những cái đổi mới: sự vật, sự việc, con người, tư tưởng, tâm linh, vân vân.

Nhưng bi kịch của con người, của nhân lọai, của chúng ta là: tư tưởng, tư duy, ý tưởng, quan niệm, hiểu biết, vân vân, của chúng ta thì lại vẫn thường hằng đóng kín, thường hằng đóng băng, thường hằng quán tính, cố định, thường hằng không thay đổi; hoặc là những thay đổi cũa chúng ta đã không theo kịp với những nhịp điệu biến đổi của sự việc, của sự vật, của thời gian, của không gian, vân vân. Mà hậu qủa, là chúng ta có thể trở thành những kẽ lỡ tàu, những người lạc hậu, những người lạc bước, những kẻ lầm đường, những kẻ bơ vơ, những người lạc lối, những kẻ thất bại, những người lầm lẫn, vân vân.

Nói rõ hơn, có khi rõ ràng là đã lớn, nhưng chúng ta cứ thấy mình hãy còn là một đứa bé con, có khi rõ ràng là mình đã già, nhưng chúng ta cứ thấy mình vẫn còn là người trẻ, hay nói một cách khác là chúng ta cứ suy nghĩ, cứ hành động, cứ xử sự, vân vân, như là những đứa bé con mặc dù là mình đã già, mặc dù là mình đã lớn. Đó là những sự nhầm lẫn thường tình của con người, nhưng cũng là những sự nhầm lẫn thường xuyên của mỗi người chúng ta.

Chúng ta đã nhìn mình một cách nhầm lẫn như vậy, và chúng ta cũng đã nhìn người khác một cách nhầm lẫn như vậy, chúng ta không thấy những đổi thay của mình, và dĩ nhiên là chúng ta không hề nhìn thấy những đổi thay của người khác, chúng ta không thấy được những sự khác biệt của chính mình, cho nên chúng ta cũng không thấy được những khác biệt của người khác, trong những thời gian khác nhau, trong những không gian khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau, trong những trường hợp khác nhau, vân vân.

Vì thế, cho nên, chúng ta đã thường hay thất bại, chúng ta đã thường hay sai lầm, chúng ta đã thường hay ngớ ngẩn, lạc hậu, lỗi thời, vân vân; nhưng điều bi thảm của chúng ta là, thường thường chúng ta lại không nhìn thấy những lầm lỗi của mình, chúng ta không thấy lầm lỗi của mình chỗ nào, chúng ta không biết lầm lỗi của mình ở đâu, và tai hại nhất là chúng ta nhất định cho rằng mình đúng, rằng mình không có lầm lỗi gì hết, không có lầm lỗi bao giờ, chỉ có người khác mới là lầm lẫn, chỉ có người khác là lầm lỗi, chỉ có người khác là sai lầm mà thôi!.

Nói rõ hơn, khi chúng ta phê phán một cá nhân, khi chúng ta phê bình một con người, thường là chúng ta căn cứ vào những gì chúng ta đã biết về người đó, những gì chúng ta đã nghe về người đó, những gì chúng ta đã thấy về người đó, vân vân, nhưng mà chúng ta lại không biết rằng những điều chúng ta biết về người đó, đã nghe về người đó, đã thấy về người đó, vân vân, dù là trước kia hay là bây giờ, tất cả đều có thể là không đúng với sự thật, hoặc là đều có thể là không đầy đủ sự thật, đều có thể là không chính xác, không rõ ràng, vân vân.

Nhưng, chúng ta vẫn thường chủ quan là chúng ta đã biết rõ ràng, đã  biết chính xác, đã biết đầy đủ, vân vân,  về họ rồi, và chúng ta vội vàng phê phán họ, chúng ta vội vàng đánh giá họ, chúng ta vội vàng phê bình họ, chúng ta vội vàng kết luận, vội vàng kết án. Và kết qủa là, dĩ nhiên chúng ta phê phán, phê bình, nhận định, đánh giá họ hoặc là sai lầm, hoặc là không chính xác, hoặc là không đúng, vân vân; nhưng điều bi thảm là chúng ta lại luôn luôn chủ quan, chúng ta luôn luôn khẳng định những nhận xét, những nhận định, những phê phán của mình là đúng.

Chỉ mới là những hiểu biết của chúng ta, những đánh giá của chúng ta, những phê phán, những phê bình, những nhận định, nhận xét, vân vân, của chúng ta về một cá nhân, một con người nào đó thôi, mà còn có thể đầy rẩy những thiếu sót, đầy rẩy những sai lầm như vậy, rất tương đối như thế, rất hạn chế như vậy, thì những gì chúng ta hiểu biết, chúng ta đánh giá, chúng ta phê bình, chúng ta phê phán, vân vân, những sự việc, những sự kiện rộng lớn về: kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, quân sự, vân vân, tất yếu là còn bị hạn chế nhiều hơn nữa, tất nhiên là còn bị giới hạn nhiều hơn nữa, còn thiếu sót nhiều hơn, còn sai lầm, sai lạc nhiều hơn nữa.

Những gì chúng ta hiểu biết được về những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, vân vân, thường thường là thông qua những tin tức, những thông tin từ báo chí, sách vở, truyền thanh, truyền hình, internet, vân vân, nhưng mà tất cả những phương tiện truyền thông nầy đều không hề chắc chắn là chính xác, không hề chắc chắn là trung thực, không hề chắc chắn là rõ ràng, không hề chắc chắn là đầy đủ, vân vân.

Cho dù là chúng ta có cả hình ảnh, chúng ta có cả âm thanh, chúng ta có cả con người, chúng ta có cả nhân chứng, vật chứng, nhưng mà trên thực tế thì rất nhiều sự việc, sự kiện, có thể vẫn không đúng sự thực, hoặc là chưa đầy đủ sự thực, thậm chí có thể là đầy rẩy những thiếu sót, những sai sót, những sai lầm, vân vân.

Hoặc là chúng ta chỉ mới có được một phần của sự thực, hoặc chỉ mới là một góc cạnh nào đó của sự thực, hoặc là chúng ta chưa đủ dữ kiện, hoặc là chưa đủ sự kiện, vân vân, và những sự thiếu sót hoặc những điều sai lầm nầy, vô tình hay cố ý đều sẽ rất dễ dàng đưa dẫn chúng ta đến những phê phán, những nhận định, những phê bình, vân vân, thiếu sót, phiếm diện, sai lầm, không chính xác, không trung thực, vân vân.

Rất tiếc, đây lại là những điều chúng ta đã rất thường phạm phải, nếu không muốn nói là chúng ta luôn luôn phạm phải, chúng ta thường chỉ mới thấy được, hoặc là một mặt của vấn đề, hoặc là một phần của vấn đề, một khía cạnh nào đó của vấn đề, chớ chúng ta không thấy, hoặc chưa thấy, chưa biết, hoặc là chưa hiểu biết được toàn bộ vấn đề, nhưng chúng ta lại luôn luôn có những nhận xét, những nhận định rất cả quyết, rất khẳng định, rất chủ quan, vân vân, về toàn bộ sự việc, về toàn bộ vấn đề.

Một thí dụ cụ thể là những phê phán, nhận định về cuộc chiến tranh Việt Nam, cho đến bây giờ, cuộc chiếm tranh VN chấm dứt đã hơn 30 năm qua, nhưng vẫn chưa có một hiểu biết, một phê phán, một nhận định nào, của bất cứ ai, về cuộc chiến tranh nầy là đầy đủ, là trung thực, là công bình, là chính xác, vân vân. Bây giờ đã như vậy, sau nầy cũng vậy, chúng ta sẽ không bao giờ có được những nhận xét, những phê phán, những nhận định đúng đắn, đầy đủ, trung thực, về bất cứ một quốc gia nào, một dân tộc nào, một văn hoá nào, một văn minh nào, một lịch sử nào, vân vân, ngay cả một lịch sử Việt Nam, gần cận chúng ta nhất, lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam gần đây nhất, giai đoạn lịch sử gần đây nhất: giai đọan lịch sử Việt Nam 1954- 1975.

Với cuộc chiến Việt Nam cũng như nhiều cuộc chiến khác trên thế giới, qúa khứ, hiện tại hay tương lai, vân vân, chúng ta luôn luôn có những hiểu biết rất hạn chế, về rất nhiều sự việc xảy ra quanh ta, từ việc nhỏ đến việc lớn, từ việc gần tới việc xa, từ việc chung tới việc riêng, vân vân. Việc càng lớn, thì những hiểu biết, những nhận định của chúng ta càng thêm hạn chế, càng thêm thiếu sót, càng thêm nông cạn, càng thêm mơ hồ, vân vân; nhưng, điều bi thảm là, chúng ta cứ bình nhiên nhận định, chúng ta cứ thản nhiên phê phán, chúng ta cứ tự nhiên phê bình, vân vân, và chúng ta cứ cả quyết tính xác thực, tính chính xác của những nhận định, những phê phán nông nổi, thiếu sót, phiếm diện, hời hợt, vân vân, của chúng ta.

Không chỉ có chiến tranh, mà gần như trong bất cứ lãnh vực nào của xã hội, của đời sống con người, của văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, kinh tế, tài chánh, khoa học, kỹ thuật, triết học, tâm lý, tâm linh, vân vân, chúng ta cũng có chung những tính chất, chung những vấn đề nhầm lẫn nầy, có chung những nhận định, những phê phán nông nông nổi, nông cạn, hời hợt, phiếm diện, vân vân, có khi còn là những sai lầm nầy.

Điều nguy hại là những nhận định, những phê phán nông nổi, sai lầm nầy có thể dễ dàng dẫn dắt chúng ta tới những điều tai hại, nguy hiểm, sai lầm khác, có khi là những xung đột, có khi là những hận thù, có khi là những tranh chấp, những chém giết, những chiến tranh, những xương máu ngập tràn, những chiến trận, những tử vong, vân vân. Cuộc chiến tranh thế giới vừa qua, cuộc chiến tranh khủng bố hiện nay, những cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới, ở quốc gia nầy, quốc gia nọ, hiện tại, hàng ngày, khắp nơi, vân vân, là những thí dụ cụ thể về những hậu qủa tai hại mà con người phải gánh chịu vì những nhận định, những phê phán nông cạn, sai lầm của chính con người, của chính chúng ta.

Những khủng hoảng của thế giới hiện nay, những tranh chấp, chiến tranh, thù hận của nhân loại hiện giờ, không thể nào giải quyết được bằng vũ khí, bằng bom đạn, chiến tranh, vân vân; mà phải, và chỉ có thể giải quyết được bằng những bài học triết học và tâm linh, để hoá giải những tranh chấp, những thành kiến, những nghi kỵ, những hận thù, vân vân, do những u minh, những mê muội, những sai trái, những sai lầm, vân vân, của nhận thức, của tư duy, của tri thức, vân vân.

Bao lâu con người còn những xung đột về: tư tưởng, nhận xét, quan niệm, quan điểm, phê phán, phê bình, vân vân, thì nhân loại vẫn còn có chiến tranh, vẫn còn có tranh chấp, vẫn còn có hận thù, vẫn còn có bom đạn, vẫn còn có chém giết, máu xương, vân vân. Phần lớn nguyên nhân chúng ta xung đột tư tưởng là vì chúng ta không chấp nhận tư tưởng của người khác, chúng ta chỉ chấp nhận tư tưởng của chính mình và những tư tưởng giống mình mà thôi; chúng ta không chấp nhận những tư tưởng khác biệt của người khác, chúng ta không chấp nhận những tư tưởng khác biệt với tư tưỏng của chúng ta, bất kể đó là tư tưởng của ai.

Muốn tránh những xung đột, những tranh chấp, những hận thù, vân vân, thì chúng ta phải chấp nhận những tư tưởng khác biệt của người khác, chúng ta phải chấp nhận cái thực thể khác biệt tư tưởng của thế giới con người, chấp nhận cái xã hội hiện thực “9 người, 10 ý” của chúng ta; nhưng mà, rất đáng tiếc là chúng ta lại không thể thực hiện được những điều rất quan trọng, rất ích lợi, và rất là cần thiết nầy: chấp nhận thực trạng con người có những tư tưởng, quan niệm khác biệt nhau, và chấp nhận những quyền hạn khác biệt tư tưởng của con người.

Những xung đột về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá, vân vân, của nhân loại, ở mọi chốn, mọi nơi trên toàn thế giới, trong hiều ngàn năm qua vẫn còn đó, không giảm đi, mà còn có thể ngày một trở nên trầm trọng hơn, nhiều dị biệt hơn, nhiều nguy hiểm hơn, nhiều tranh chấp hơn, nhiều xung đột hơn, nhiều xâu xé hơn, nhiều hận thù hơn, nhiều xương máu hơn, vân vân.

Điều bi thảm của nhân loại là chúng ta không hề có cơ hội, cơ may để san bằng những dị biệt nghiêm trọng nầy, chúng ta không hề có một giải pháp nào để dung hoà những sự khác biệt nầy. Không chỉ có những khác biệt, bất đồng, bất thuận, bất hoà, vân vân, giữa những con người khác biệt tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, mà ngay cả những xã hội, cộng đồng, dân tộc, quốc gia, vân vân, có cùng chung một tín ngưỡng, cùng chung một tôn giáo cũng vẫn còn có những khác biệt, có những tranh chấp, hận thù, có khi còn sâu sắc, ác liệt, hơn cả những người khác biệt tôn giáo, tín ngưỡng.

Tranh chấp, xung đột, chém giết, hận thù, vân vân, là những bi kịch của con người và xã hội chúng ta, qúa khứ, hiện tại, và tương lai; đã, đang và sẽ tiếp diễn mọi lúc, mọi nơi, trên toàn thế giới; hoà đồng tư tưởng, hoà hợp quan điểm, sống chung hoà bình, bác ái, từ bi, vân vân, là những từ ngữ rất đẹp, những điều lý tưởng, những nguyên tắc căn bản của sự sống chung hoà bình của nhân loại, trên thực tế là những điều có tính cách không tưởng, không có, những điều không thể thực hiện được, không thể có, không bao giờ có.

Trên thực tế, chúng ta thấy là, từ cá nhân đến gia đình, từ cộng đồng đến xã hội, từ quốc gia đến thế giới, vân vân, gần như là ở đâu, gần như là lúc nào, chúng ta cũng sẽ phải đối diện thường trực, thường xuyên với những tranh chấp, những xung đột, những bất ổn, những bất hoà, những bất đồng, những dị biệt, những ân oán, những hận thù, những xâu xé, những chiến tranh, vân vân, đây là một nhận xét rất đáng buồn, nhưng là một nhận xét rất trung thực, rất thực tế.

Chúng ta đã, nhân lọai, con ngừơi, thế giới, đang và sẽ đứng trước muôn ngàn trở ngại, khó khăn, thử thách, vân vân, của những sự khác biệt tư tưởng, tư duy, những tranh chấp, hận thù, chiến tranh, vân vân; nhưng cũng chính vì vậy, mà chúng ta, con người, tạo vật linh thiêng nhất của vũ trụ, sinh vật thượng đẳng do Thượng Đế sinh tạo nơi chốn trần gian, chúng ta có một số nhiệm vụ thiêng liêng và cần thiết phải làm cho hạnh phúc và bình an của nhân loại.

Với những bài học Triết Học và Tâm Linh, những bài học từ Thượng Thiên, chúng ta có thể sẽ dần dần trở nên những con người mới, chúng ta không dám nói là những con người thánh thiện, cái nầy rất khó, gần như là bất khả, nhưng mà chúng ta có thể trở nên những con người mỗi ngày một minh triết hơn, mỗi ngày một giác ngộ hơn, những con người có tiến hoá tâm linh, những con người cần thiết cho xã hội hiện tại, lợi ích cho thế giới, nhân loại tương lai.

Đó là phương thức duy nhất để chúng ta có thể xây dựng và kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn, một thế giới an bình hơn, một xã hội có ít con người qúa khích, cực đoan hơn, nhưng lại có nhiều con người hiểu biết hơn, minh triết hơn, một thế giới có ít con người mê muội hơn, nhưng lại có nhiều con người giác ngộ hơn, một xã hội và thế giới có ít con người hận thù hơn, ít con người tàn bạo hơn, nhưng lại có nhiều con người bác ái hơn, từ tâm hơn, từ bi hơn, bác ái hơn, vân vân.

Không thể có một xã hội tốt, nếu chúng ta không có nhiều con người tốt, nếu chúng ta không có nhiều những con người tử tế, những con người từ bi, những con người nhân ái, những con người minh triết, những con người giác ngộ, vân vân. Không thể có một thế giới an bình, nếu chúng ta có quá nhiều những con người mê muội, những con người qúa khích, những con người cực đoan, những con người tàn bạo, những con người tham lam, những con người độc ác, những con người hận thù, vân vân.

Làm sao để có một xã hội tốt đẹp hơn, một thế giới an bình hơn là một trách nhiệm lớn, một trách nhiệm quan trọng, một trách nhiệm chung của nhân loại, của con người, của tập thể, của tất cả chúng ta; những công việc đòi hỏi sự chung vai góp sức, chung lòng của rất nhiều người, của tất cả mọi người, không có một cá nhân, một thiểu số, một con người nào, có thể làm được một cách riêng rẽ, đơn độc, một mình.

Nhưng mà đòi hỏi một xã hội có nhiều con người tốt, một cộng đồng có nhiều con người thiện, một sự chung sức, chung lòng của nhiều con người thánh thiện tốt lành, thì lại là những đòi hỏi vô cùng khó khăn. Cho nên, có lẽ điều duy nhất chúng ta có thể làm, và phải làm ngay tức thì, là mỗi cá nhân đành lặng lẽ cố gắng làm được những gì có thể coi là tốt đẹp, những gì có thể nghĩ là thiện lương, mà mình có thể làm, nếu không thể làm được những điều ích lợi cho ai, cho người nầy, người khác, thì ít nhất là mình cũng có thể làm được những điều lợi ích cho chính mình, cho thân tâm của chính mình, cho an lạc của chính mình.

Thái Tấn Truyền

No comments:

Post a Comment